Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số:
A.Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B.Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
C.Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
D.Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.
Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng:
A.giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.
B.vĩ tuyến 5 độ đến chí tuyến Bắc (Nam).
C.vĩ tuyến 5 độ Bắc đến vòng cực Bắc.
D.chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 40 độ Nam.
“Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?
A.Môi trường xích đạo ẩm.
B.Môi trường nhiệt đới gió mùa.
C.Môi trường nhiệt đới.
D.Môi trường ôn đới.
Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là:
A.nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.
B.đất ngập úng, glây hóa
C.đất bị nhiễm phèn nặng.
D.dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.
Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết:
A.Các độ tuổi của dân số.
B.Số lượng nam và nữ.
C.Số người sinh, tử của một năm.
D.Số người dưới tuổi lao động.
Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:
A.xa van, cây bụi lá cứng.
B.rừng lá kim.
C.rừng rậm xanh quanh năm.
D.rừng lá rộng.
Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất?
A.Nam Á, Đông Nam Á
B.Nam Á, Đông Á
C.Tây Nam Á, Nam Á.
D.Bắc Á, Tây Phi.
Dấu hiệu nhiệt độ nào sau đây là đặc điểm của môi trường đới nóng?
A.Có nhiều tháng nhiệt độ dưới 0 độ C
B.Có 1 lần nhiệt độ lên cao, càng lên vĩ độ cao nhiệt độ dưới 0 độ C càng kéo dài nhiều tháng
C.Có 2 lần nhiệt độ lên cao, nhiệt độ cao quanh năm
D.Có 1 lần nhiệt độ lên cao
Mật độ dân số là gì?
A.Số dân sinh sống ở một nơi
B.số diện tích trung bình của người dân
C.Dân số của một địa phương
D.Số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ
Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là:
A.châu Âu.
B.châu Á.
C.châu Mĩ.
D.châu Phi.
Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?
A.động đất, sóng thần.
B.bão, lốc.
C.hạn hán, lũ lụt.
D.núi lửa.
Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển?
A.Rừng rậm nhiệt đới
B.Rừng rậm xanh quanh năm
C.Rừng thưa và xa van
D.Rừng ngập mặn
Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?
A.đồng bằng.
B.các trục giao thông lớn.
C.ven biển, các con sông lớn.
D.hoang mạc, miền núi, hải đảo.
Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới?
A.Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.
B.Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C.Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
D.Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.
Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?
A.Công nghiệp và dịch vụ.
B.Nông – lâm – ngư – nghiệp.
C.Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.
D.Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.
Các kiểu môi trường ở đới ôn hòa là?
A.Ôn đới hải dương, Ôn đới lục địa, Địa trung hải.
B.Xích đạo ẩm, Nhiệt đới, Nhiệt đới gió mùa, Hoang mạc nhiệt đới.
C.Ôn đới hải dương, Ôn đới lục địa, Địa trung hải, Hoang mạc ôn đới, Cận nhiệt đới gío mùa và cận nhiệt đới ẩm.
D.Cực và cận cực, hoang mạc lạnh
Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là:
A.Da vàng, tóc đen.
B.Da vàng, tóc vàng.
C.Da đen, tóc đen.
D.Da trắng, tóc xoăn.
Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:
A.nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.
B.do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
C.chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.
D.địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.
Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào?
A.Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
B.Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.
C.Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.
D.Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.
Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là:
A.Nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.
B.Từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 40 độ Bắc.
C.Từ vĩ tuyến 40 độ N - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc.
D.Từ xích đạo đến vĩ tuyến 20 độ Bắc - Nam.
C
C