K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3

Hành trình đi tìm đường cứu nước và quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc:
1. Hành trình đi tìm đường cứu nước:

- 1911: Ra đi tìm đường cứu nước.
- 1919: Gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Versailles.
- 1920: Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
- 1924: Tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản.
- 1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- 1930: Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
- Thành lập các tổ chức cộng sản.
- Góp phần thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng thống nhất.
Vai trò của Hồ Chí Minh trong những năm 1941 - 1945, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1969):
1. 1941 - 1945:

- Thành lập Mặt trận Việt Minh.
- Lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
2. 1945 - 1954:

- Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám.
- Lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ.
3. 1954 - 1969:

- Lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Thống nhất đất nước.
Vai trò của Hồ Chí Minh:

- Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
- Anh hùng giải phóng dân tộc.
- Danh nhân văn hóa thế giới.

13 tháng 5 2018

1) Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ?

Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…
Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…
Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

2) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930 :

a. Từ năm 1911 đến 1918 :

– Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp.
– Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…
– Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
– Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.

b. Từ năm 1919 đến 1923 :
– Ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai (Verseille) để chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
– Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
– Tháng 12/1920, tại đại hội của đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo cách mạng vô sản Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
– Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. – Năm 1922, ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria)..
c. Từ năm 1923 đến 1924 :
– Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản viết nhiều cho báo Sự Thật (Paravda) và Tạp chí Thư tín quốc tế.
– Năm 1924, Người dự và đọc tham luận tại đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Sau đó, Người từ Liên Xô về Quảng Châu để trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

d. Từ năm 1924 đến 1930 :
– Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
– Tháng 6/1925 : Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
– Ngày 9/7/1925, Người và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á đông.
– Ngày 6/1 đến ngày 3/2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản cộng sản, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của đảng Cộng sản Việt Nam… Tác dụng của những hoạt động trên đối với cách mạng Việt Nam :
* Về chính trị : Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta nư viết bài cho báo “Nhân đạo”, “đời sống công nhân” và “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những tư tưởng mà người truyền bá sẽ là nền tảng tư tưởng của đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là:
Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa.
Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. đó chính là mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa.
Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin. * Về tổ chức :
– Khi về tới Quảng Châu (Trung Quốc), người đã tập hợp một số thanh niên Việt Nam yêu nước thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong đó có hạt nhân là Cộng sản đoàn.
Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. 3) Những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc :
Tìm được con đường cứu nước đúng đắn : Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Cùng đảng Cộng sản đông Dương lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
Cùng đảng Cộng sản đông Dương lãnh đạo đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chế độ mới trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
Cùng đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) thắng lợi.
Cùng đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc…
3) CỐng hiến của NGuyễn Ái Quốc
+ Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam : đó là con đường Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
+ Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn như đã nêu trên, nên mới dẫn tới việc thành lập đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.

25 tháng 1 2016

1) Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ? 

Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…

Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…

Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. 

Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

2) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930 :

a. Từ năm 1911 đến 1918 :


- Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp.

- Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…

- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga => Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.

- Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.

15 tháng 6 2018

Đáp án C
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao (chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ). cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược (cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh)

30 tháng 12 2019

Đáp án A

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm kháng chiến toàn dân. 

Xác định mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp của Cách mạng tháng 8, là đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập thống nhất cho dân tộc.

– Xuất phát từ tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện. Cuộc kháng chiến chống TDP là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.

+ Kháng chiến toàn dân là huy động toàn dân đánh giăc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay, thực hiện khẩu hiệu: “toàn dân kháng chiên” thực hiện kháng chiến ở khắp nơi thực hiện: “mỗi người dân là một chiến sĩ “, “mỗi đường phố là một pháo đài”, “mỗi khu phố là một trận địa”.

=> Phải kháng chiến toàn dân là vì so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, nếu chỉ dựa vào lực lượng quân đội chủ lực thì sẽ không thể nào thắng nổi giặc. Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thông: “cả nước chung sức, đánh giặc của dân tộc” thể hiện tư tưởng chiến tranh nhân dân trong tư tưởng quân sự của HCM.

Đoạn viết trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chỉ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm của cuộc chiến tranh nhân dân.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.Giai cấp nông dân ngày càng bần...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

 

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

C. Nông dân, địa chủ phong kiến. 

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

3
13 tháng 2 2018

Đáp án B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới

17 tháng 11 2021
Em học lớp 5ạ

Tham Khảo

 

Việt Nam Cộng hòa (viết tắt VNCH; tiếng Anh: Republic of Vietnam; tiếng Pháp: République du Viêt Nam, viết tắt RVN) là một cựu quốc gia tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975.

Trong các tài liệu nước ngoài hoặc quốc tế, chính phủ này còn được gọi là South Vietnam (Nam Việt Nam) để chỉ vị trí địa lý kể từ khi Hiệp định Genève được ký kết và Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa bác bỏ việc thực hiện tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vào năm 1956 theo Hiệp định Genève với lý do họ không ký hiệp định này. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đối chọi với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập năm 1969 do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lãnh đạo.

Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa bắt nguồn từ Chiến tranh Đông Dương. Sau Thế chiến II, phong trào Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Cuối năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Việt Nam. Năm 1949, bằng một hiệp định với thực dân Pháp, một nhóm chính trị gia chống Cộng đã thành lập Quốc gia Việt Nam với Bảo Đại là Quốc trưởng. Sau khi Pháp thất bại và rút quân về nước năm 1954, Hoa Kỳ thế chỗ Pháp, tiếp tục hậu thuẫn chế độ Quốc gia Việt Nam nhằm ngăn chặn việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản toàn bộ đất nước. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại vào năm 1955 sau một cuộc trưng cầu dân ý được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, với Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên.[1] Chính phủ này lập tức được Hoa Kỳ công nhận và lần lượt có quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.[2][3] Sau những hỗn loạn nội bộ ngày càng gia tăng, Ngô Đình Diệm bị ám sát trong cuộc đảo chính năm 1963 do tướng Dương Văn Minh cầm đầu và được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau đó, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng liên tục sụp đổ do các cuộc đảo chính lẫn nhau. Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967–1975 sau cuộc tuyển cử tổng thống.

Sự khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam diễn ra vào năm 1959 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (mà Mỹ gọi là Việt Cộng) được thành lập với viện trợ, trang bị từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô, các nước trong Hiệp ước Warsaw, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Cuộc chiến Việt Nam leo thang về quy mô khi các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trực tiếp tham chiến vào năm 1965, tiếp theo là các đơn vị bộ binh Hoa Kỳ để bổ sung cho đội ngũ cố vấn quân sự hướng dẫn những lực lượng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một chiến dịch ném bom thường xuyên ở miền Bắc Việt Nam đã được các phi đội không quân Hoa Kỳ thực hiện từ các tàu sân bay của Hoa Kỳ từ năm 1966 và 1967. Chiến tranh Việt Nam đã đạt đến đỉnh điểm trong sự kiện Tết Mậu Thân tháng 2 năm 1968, khi có hơn 600.000 lính Mỹ và đồng minh (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan) cùng 600.000 lính Việt Nam Cộng hòa tham chiến ở miền Nam Việt Nam, cùng với hải quân và không quân Hoa Kỳ bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Sau một thời gian đình chiến với Hiệp định Paris ký tháng 1 năm 1973, chiến tranh Việt Nam tiếp tục cho đến khi quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến vào Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, tiếp sau đó là việc thống nhất hai miền đất nước vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 lập ra nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2 tháng 12 2018

Đáp án B

- Đáp án A loại vì cách mạng tháng Tám không có đấu tranh ngoại giao.

- Đáp án B lựa chọn vì trong cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đều có lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang.

- Đáp án C loại vì chiến trường chính và vùng sau lưng địch chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có nội dung này.

- Đáp án D loại vì lực lượng vũ trang ba thứ quân chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có lực lượng vũ trang 3 thứ quân.

Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1941 đến năm 1945, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

– Xác định đường lối và phương pháp cách mạng: Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941), giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đồng thời đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang.
– Sáng lập Mặt trận Việt Minh với các hội “cứu quốc”, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; tập hợp và rèn luyện lực lượng chính trị quần chúng.
– Xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng: Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa, chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
– Cùng với Trung ương Đảng đánh giá chính xác thời cơ, chớp đúng thời cơ, kiên quyết phát động và lãnh đạo toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2 – 9 – 1945).

2 tháng 2 2016
  • Sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại, đến ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau đó, Người tổ chức và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941 để hòan thành chủ trương chuyền hướng chỉ đạo chiến lược đã được đề ra trong Hội nghị Trung ương tháng 11/1959, đó là:

- Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc.

- Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Như vậy, tại mỗi nước Đông Dương phải thành lập mặt trận thống nhất của nước mình để lãnh đạo cách mạng. Do đó, tại Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.

- Đề ra chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa khi thời cơ thuận lợi; đặt nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là trung tâm.

  • Hoạt động chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:

- Sáng lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941), một hình thức mặt trận có quy mô và tổ chức rộng khắp cả nước do Người đứng đầu, là một trung tâm đòan kết đấu tranh chống Pháp – Nhật để giành độc lập.

- Ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944), là đội quân chính qui cách mạng đầu tiên.

- Tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng, ban đầu là căn cứ Cao Bằng, đến tháng 6/1945 thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc. Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

- Năm 1942 và 1945 Người đi Trung Quốc liên hệ để tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng đồng minh chống phát xít.

- Sáng suốt dự đóan thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến, Người cùng với Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa tòan quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát động tổng khởi nghĩa trong cả nứơc.

- Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Người cùng với Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị tòan quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang), Hội nghị thông qua kế hoạch lãnh đạo tòan dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

- Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Người cùng với Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân cũng ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Người làm chủ tịch.

- Ngày 28/8/1945 theo đề nghị của Người, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người đứng đầu. Người soạn thảo và công bố Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).

3 tháng 2 2016

* Tóm tắt : 

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12/10, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

- Tháng 3/1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Lào ngày càng phát triển.

- Hiệp đinh Giơnevơ ( 1954) , Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

* Mối quan hệ :

- Ngày 11/3/1951, liên minh Việt - Miên - Lào thành lập, biểu hiện tinh thần đoàn kết của ba nước đông dương trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.

- Từ ngày 8/4/1953 đến ngày 18/5/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phongxalif.

- Trong chiến dịch Đông - Xuân 1953 -1954, liên quân Việt - Lào mở nhiều chiến dịch tấn công địch để làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava. Cụ thể : 

  +  Đầu tháng 12/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xênô.

  + Cuối tháng 1/1954,  liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Thượng Lào giải phóng Phongxali, uy hiếp Luông Phabawng.

- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do bị án ngữ con đường Tây Bắc và một số vùng đất ở Lào đã được giải phóng nen khi bị tấn công, địch không thể mở đường rút quân sang Lào, làm cho địch rơi vào thế bị động.

- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ Việt Nam , buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ ( 1954) công nhận chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, trong đó có Lào

 

26 tháng 6 2017

ĐÁP ÁN C