Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Khi ếch đã ra ngoài giếng, anh ta vẫn tính cũ cứ cho mình là nhất xem trời bằng vung. Đến 1 ngày, có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp nó. Nhưng rồi hồn nó bay lên thiên đàng, xem có chỗ cho nó đứng nữa không may ra có nhưng thật bất hạnh cho nó ai cũng nói nó không xứng đáng để đứng trên đó, liền hất hủi con ếch bé nhỏ đi ếch định đi thẳng xuống địa ngục nhưng may ra mới tiếp đât 1 vị thần cầm chân nó nhấc lên và để nó đứng thẳng và nói : " Ta cho con 1 cơ hội sống con có muốn không. " Không chần chừ ếch đáp "Có " Vị thần nói thêm :" Nhưng con hứa với ta không được xem mọi thứ là 1 thứ nhỏ bé Trái Đất này rộng lớn kể cả vị thần như ta đây còn không thể biết hết thế sao con có thể biết hết được" Thế chần chừ 1 lúc ếch đáp :" Dạ con cảm tạ ngài con hứa sẽ không bao giờ có tính chế giễu mọi thứ xung quanh con nữa ạ". Vị thần giơ chiếc đữa thần lên và nói nhẩm gì đó rồi nó trở lại thành 1 con ếch bé nhỏ hồi nào nhưng nó không có tính coi trời bằng vung nữa sau đó nó đi chu du khắp nơi. Đến giờ cũng không ai biết tin tức gì về nó nữa.
# Chúc bạn học tốt #
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.
Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!
Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.
Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
Câu 2 : Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp ?- Thứ nhất ếch ra ngoài giếng, rời khỏi nơi quen thuộc nhưng nó vẫn giữ thói kiêu căng.- Thứ hai, ếch không chú ý gì đến xung quanh, chỉ nhâng nháo nhìn trời.Việc rời khỏi cái giếng quen thuộc là nguyên nhân khách quan. Nhưng nếu ếch không kiêu ngạo, chịu khó quan sát xung quanh thì không thể bị trâu giẫm bẹp. Vậy ếch chết vì nguyên nhân khách và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chính.
Câu 3 : Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì ? Ý nghĩa của bài học ?- Bài học đầu tiên là môi trường sống nhỏ bé tù túng, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết thế giới xung quanh.- Bài học thứ hai là sống lâu ở môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp.- Bài học thứ ba là từ hiểu biết hạn hẹp, dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.- Bài học thứ tư là khi thay đổi môi trường sống, người ta phải thận trọng, khiên tốn tìm hiểu để thích nghi.- Bài học thứ năm là kiêu ngạo, chủ quan bao giờ cũng phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.Ý nghĩa các bài học là sự khuyên bảo, nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp, mọi nơi cần cảnh giác với sự nông cạn, hạn hẹp và chủ quan.
Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:
- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung
- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn
- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan
→ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi
Một con ếch đã sống lâu ngày trong một cái giếng.Nó cứ nghĩ mình là chúa tể , còn bầu trời chỉ là cái vung.Đến khi trời mưa to, nước dâng lên tràn bờ,đưa ếch ra khỏi giếng , đi nghênh ngang khắp nơi , không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu giẫm bẹp.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".
- Ếch thay đổi môi trường sống: một cơn mưa to, làm nước giếng dềnh lên đưa ếch ra ngoài.
- Ra khỏi giếng, nhưng nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh nên ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp.