Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu văn có sử dụng biện pháp chêm xen là:
- Đây là những chất rắn có tính chất – như màu sắc, hình dạng hoặc từ tính – có thể thay đổi một cách độc lập để thích ứng với các kích thích như ánh sáng, nhiệt độ, áp lực hoặc độ ẩm.
- Nhìn chung, chức năng của chúng chia làm sáu loại – thay đổi màu sắc, cảm nhận, di chuyển, sưởi ấm/làm mát, tự khắc phục và thay đổi trạng thái (đóng băng hay tan chảy).
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ chêm xen.
- Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.
- Thực hành viết câu có sử dụng phép chêm xen dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.
Lời giải chi tiết:
- Đọc Dưới bóng hoàng lan (của nhà văn Thạch Lam), ta thấy lòng bình yên đến lạ!
- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của nước ta – giống Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
- Thạch Lam (1910 – 1942), được mệnh danh là một con người thấu hiểu, bao dung, bình dị, sâu sắc trên từng trang viết.
- Đọc Dưới bóng hoàng lan (của nhà văn Thạch Lam), ta thấy lòng bình yên đến lạ!
- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của nước ta – giống Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
- Thạch Lam (1910 – 1942), được mệnh danh là một con người thấu hiểu, bao dung, bình dị, sâu sắc trên từng trang viết.
Tố Hữu, lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ đã nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong những năm kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc – mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng, nơi có những người dân hồn hậu và chất phác. Bài thơ đã để lại nhiều tình cảm về thiên nhiên và con người các tỉnh miền núi phía Bắc trong lòng người đọc. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.
Tác dụng của biện pháp chêm xen: bổ sung thêm thông tin về tác giả và mảnh đất Việt Bắc.
Tình nghĩa thầy trò là một thứ tình cảm hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô đã dám hi sinh một cuộc sống sung để theo đuổi việc "đưa đò" cho "người khách" đến được bến bờ tương lai đi xây dựng đất nước. Thầy cô luôn không cần biết rằng liệu những "người khách" ấy có nhớ đến mình hay không. Thầy cô như những người cha người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Thầy cô như những ngọn hải đăng soi sáng cho biết bao thế hệ học sinh giữa biển khơi tri thức. Thầy cô những người cha người mẹ thứ hai đã cống hiến thầm lặng để chúng ta nên người. Ôi! Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô trách phạt là một con dao cứa vào tim. Đau xót biết chừng nào! Ẩn sau mỗi nụ cười khi thấy chúng em đạt thành tích xuất sắc là niềm hạnh phúc khôn cùng. Thầy cô luôn là người dõi theo chúng ta từ phía sau mà chẳng mong chờ chúng ta ngoái đầu nhìn lại. sinh nên người. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương, kính mến thầy cô giáo. Và hơn hết, ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò của thầy cô.
- Phép tu từ: phép chêm xen trong đoạn văn: những người cha người mẹ thứ hai
- Tác dụng: nhấn mạnh công lao to lớn của thầy cô.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.
- Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép chêm xen.
- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép chêm xen ở mỗi phần.
Lời giải chi tiết:
a) Phép chêm xen: bên ngoài trời nắng gắt.
Tác dụng: bổ sung thông tin, giải thích cho lý do tại sao nhân vật Thanh lại lau mồ hôi trên trán.
b) Phép chêm xen: ngày nào.
Tác dụng: Bổ sung thông tin về thời gian trong kí ức của nhân vật.
c) Phép chêm xen: người luôn ngờ vực về nhân thân của ông.
Tác dụng: giải thích lý do tại sao thanh tra Gia – ve lại luôn rình mò, theo dõi người khác.
a) Phép chêm xen: bên ngoài trời nắng gắt.
Tác dụng: bổ sung thông tin, giải thích cho lý do tại sao nhân vật Thanh lại lau mồ hôi trên trán.
b) Phép chêm xen: ngày nào.
Tác dụng: Bổ sung thông tin về thời gian trong kí ức của nhân vật.
c) Phép chêm xen: người luôn ngờ vực về nhân thân của ông.
Tác dụng: giải thích lý do tại sao thanh tra Gia – ve lại luôn rình mò, theo dõi người khác.
a.
- Phép tu từ: phép chêm xen, phần đặt trong ngoặc đơn: Anh vô tình anh chẳng biết điều/ Tôi đã đến với anh rồi đấy.
- Tác dụng: thể hiện một cách kín đáo tế nhị lời nói thầm kín của cô gái đối với chàng trai “hương thơm, chùm hoa” là cách bộc lộ tình yêu của cô gái.
b.
- Phép tu từ: phép chêm xen trong câu: cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
- Tác dụng: nhấn mạnh sự “đáng sợ” của tình trạng cô độc.
a. Nội tâm nhân vật đã được biện pháp chêm xen nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của người con gái một cách kín đáo khi người con trai đã vô tình không nhận ra tình cảm của người con gái khiến cho cô gái ấy phải nhờ hương thơm để đến gần hơn.
b. Bổ sung thông tin cần thiết của Chí Phèo khi nghĩ đến cảnh mai sau của hắn, và nhấn mạnh sự cô đơn còn đáng sợ hơn đói rét và đau ốm. Bởi sự cô đơn cứ bám lấy hắn cả đời, không ai bầu bạn, không ai chia sẻ,....
a)
- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...
- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ:
“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.
b)
- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
a.
- Biện pháp tu từ chêm xen:
"- Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy"
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
- Tác dụng: Xác nhận thông tin về số lượng nam sinh trong lớp học đồng thời thể hiện sự hoài niệm về những niềm vui thời đi học.
b.
- Biện pháp tu từ chêm xen:
cái thứ thuốc dẻo quánh, màu vàng xỉn mà tôi đã thấy dạo trước
- Tác dụng: Bổ sung thêm thông tin cho cục a ngùy.
c.
- Biện pháp tu từ chêm xen:
mặc dù thực ra là có gì đâu một tình cờ như thế, một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mơ hồ gần như không có thật mà năm tháng cuộc đời cứ mãi chồng chất lên muốn xóa nhòa
- Tác dụng: Bổ sung thêm thông tin về tình cảm của nhân vật "tôi" dành cho Giang và bộc lộ cảm xúc của bản thân với Giang.
Câu văn sử dụng biện pháp chêm xen: Đây là những chất rắn có tính chất – như màu sắc, hình dạng hoặc từ tính - có thể thay đổi một cách độc lập để thích ứng với các kích thích như ánh sáng, nhiệt độ, áp lực hoặc độ ẩm.