Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
2. Thân bài:
- Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con.
- Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng...
- Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai...
- Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông:
+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống, những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi lao theo những ham muốn xa vời.
+ Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng.
+ Cùng với sự thức tỉnh ấy thường là những ân hận xót xa.
+ Nhĩ chiêm nghiệm được quy luật phổ biến của đời người: “con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều chùng chình và vòng vèo của cuộc sống”
3. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Nhĩ và sự trân trọng những giá trị bền vững của cuộc sống.
- Điểm giống nhau:
+ Cả ông Hai trong "Làng" và khổ thơ cuối trong "Bếp lửa" đều thể hiện tình yêu, lòng trung thành với quê hương đất nước của mình.
+ Cả hai đều biết rằng quê hương là nơi sinh ra, lớn lên và có những ký ức, kỷ niệm đẹp với nó.
+ Cả hai đều cảm thấy đau buồn và nhớ nhung khi phải xa quê hương, nhớ về những người thân, bạn bè, những nơi quen thuộc đã từng trải qua.
- Điểm khác nhau:
+ Trong "Làng", ông Hai là một người già rất tự hào về cái làng yêu quý của mình nhớ buộc phải rời xa quê hương vì lệnh tản cư của Bác Hồ.
+ Trong "Bếp lửa", khổ thơ cuối được viết bởi một người lính trẻ, đang trong quân ngũ và xa người bà của mình. Nhưng dù trẻ tuổi, anh ta đã hiểu được tình yêu với quê hương và sẵn sàng hy sinh cho nó.
Nhận xét: Ngoài ra, cách thể hiện tình yêu quê hương của ông Hai và khổ thơ cuối bài "Bếp lửa" cũng có sự khác biệt. Trong "Làng", ông Hai thường nhắc đến những kỷ niệm, những nơi quen thuộc trong làng, còn khổ thơ cuối thể hiện tình yêu với quê hương bằng cách nhìn nhận sự đẹp đẽ của nó và sẵn sàng hy sinh cho nó.
“Cố hương” của Lỗ Tấn là một câu chuyện của nhân vật tôi kể về chuyến thăm quê hương sau hai mươi năm xa cách với những thay đổi bất ngờ.
Sau hai mươi mấy năm trở về quê hương, bây giờ nhân vật “tôi” mới có dịp trở lại quê hương mình để thăm. Lần về thăm này nhân vật cảm thấy xúc động, tâm trạng lẫn lộn xen nhau, vui có, buồn có, và những ước mơ xa xôi cũng có khiến cho nhân vật tôi vô cùng khó xử khi nghĩ đến cảnh gặp lại những người thân nơi quê nhà, nơi có người bạn thân thủa thơ ấu.
Trên đường về quê ngồi trên chiếc thuyền lòng của nhân vật tôi rộn lên biết bao nhiêu là cảm xúc mừng vui, xốn xang. Gần đến nơi thì “tôi nhìn thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa” lúc này lòng của nhân vật tôi bỗng buồn bởi quê hương chẳng thay đổi được diện mạo chút nào, vẫn xơ xác, tiêu điều và hiu quạnh biết bao nhưng trong lòng của nhân vật tôi lại thấy rất gần gũi,rất thân quen với cái thời thơ ấu của mình
Ở lại quê tận những chín ngày nhưng nhân vật tôi không đi thăm hết bà con được, tôi chỉ biết cùng mẹ và đứa cháu nhỏ buôn bán đồ đạc và thu dọn nhà cửa để cho thời gian có thể trôi nhanh đi, mặc dù trước đây nhân vật rất muốn về thăm quê hương nhưng khi tôi trở về thì bỗng nhân ra rằng mọi người xung quanh đã dọn đi hết, cảnh tượng hiu vắng lại hiện ra trước mắt. Hình ảnh người bạn thời thơ ấu lại hiện ra trước mắt đó chính là Nhuận Thổ, suốt mấy chục năn trôi qua nhưng tình bạn ấy, hình ảnh ấy vẫn đẹp đẽ và trong sáng biết bao nhiêu.
Đó là hình ảnh hai người bạn dễ tâm đầu ý hợp sống hồn nhiên vô tư thời ấy với nhiều những trò chơi. Hồi nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé có nước da ngăm đen, tay cầm đinh ba đang rình con tra để bảo vệ ruộng lúa, ruộng dưa vẫn còn in đậm trong trái tim của nhân vật tôi. Lúc này tôi bồn chồn và lo lắng trông ngóng người bạn của mình, người bạn đã từng kề vai sát cánh một thời đó là Nhuận Thổ. Khi Nhuận Thổ xuất hiện thì nhân vật tôi hết sức hụt hẫng bởi người bạn nhìn ông và chào có vẻ khúm núm “Bẩm ông!”, Nhuận Thổ đã khiến cho nhân vật tôi đau đớn có, xót xa có và bây giờ là một khoảng cách vô định, vô hình nào đó. Nhân vật muốn tâm sự, muốn nói với Nhuận Thổ bao điều nhưng mà cổ họng ông lại nghẹn đắng lại chỉ biết đứng im lặng nhìn bạn mình.
Tôi chỉ biết thương cho gia đình của Nhuận Thổ chứ không giúp được gì và sự an ủi của nhân vật tôi cũng đã phần nào vơi đi được nỗi buồn trong lòng của Nhuận Thổ.
Bây giờ trong đầu của nhân vật tôi không còn hình bóng của một cậu bé có nước da bánh mật, thông minh nhanh nhẹn, mà thay vào đó là cả một khuôn mặt già nua vì in hằn tuổi tác,in hằn nỗi vất vả và khó nhọc của cuộc sống đời thường.
Đối với nhân vật tôi bây giờ quê hương nào mà chẳng đẹp trong kí ức của mỗi người, và quê hương đối với nhân vật tôi cũng vậy nhưng giờ đây cái hoang tàn và xơ xác của chốn làng quê đã dập tắt bao kỉ niệm đẹp trong lòng của nhân vật tôi. Không những là người bạn Nhuận Thổ mà trong lòng người khác cũng cằn cỗi trong suy nghĩ. Phải chăng do cuộc sống quá vất vả và bon chen làm cho tất cả mọi người trở thành một con người hoàn toàn khác.
Giờ đây nhân vật tôi và mọi người như một bức hình có sự ngăn cách và nhân vật tôi chỉ biết ngậm mùi, khi biết tình bạn giữa cháu mình và con của Nhuận Thổ thì nhân vật tôi đã cầu mong cho tình bạn của chúng không có sự ngăn cách như mình và Nhuận Thổ.
Một lần về thăm quê hương đã nhen nhóm trong lòng nhân vật tôi bao nhiêu nỗi suy tư và phiền muộn đến day dứt nhưng quê hương trong lòng mỗi người có lẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong trái tim.
- Vẻ mặt, hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện có vẻ rất khác thường: “Anh cố thu nhặt chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài nào đó”.
→ Hành động nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
→ Thức tỉnh mọi người vượt qua những thứ “chùng chình” “vòng vèo” của cuộc đời để hướng tới những giá trị đích thực vốn gần gũi và bền vững.
Qua lời nói chuyện với đứa con, người cha thể hiện tình cảm, suy nghĩ với quê hương, dân tộc
- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gọi lên qua những hình ảnh đẹp:
+ Đan lờ: dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi
+ Cuộc sống hòa với niềm vui
+ Rừng núi quê hương thật mơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống
+ Người cha muốn cho đứa con biết quê hương là vùng quê giàu truyền thống văn hóa, nghĩa tình
+ Người cha tự hào nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt, về truyền thống cao đẹp của quê hương
+ Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: chăm chỉ, kiên cường, giản dị…
→ Người cha thể hiện tình yêu và niềm tự hào của mình với quê hương, người đồng mình
a.
Thân bài (từ "Nhà thơ đã viết về…" cho đến "…thành thực của Tế Hanh."): Trình bày những cảm nhận, phân tích về tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, thơ mộng của nhà thơ qua bức tranh dân chài ra khơi và cảnh trở về bến cùng những hình ảnh đặc sắc thể hiện nỗi nhớ, tình thương của tác giả.
Các luận điểm chính của phần Thân bài:
+ Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
+ Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.
+ Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.
+ Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.
+ Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.
Các luận điểm chính của phần Thân bài:
+ Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
+ Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.
+ Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.
+ Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.
+ Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.
Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.
● Trên đường về quê: Bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật “tôi” là niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương. Nhân vật Tôi cảm thấy ngạc nhiên, không tin là làng mình, mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Qua đó thể hiện tâm trạng hụt hẫng, thất vọng vì làng xóm tiêu điều, xơ xác
● Tâm trạng lúc rời xa quê: là sự đan xen cả nỗi buồn thấm thía, chua xót vì quê hương quá bi đát, thê lương và niềm mong mỏi sự đổi thay cho các thế hệ tương lai (qua hình ảnh cháu Hoàng và hồi ức về Nhuận Thổ hồi nhỏ). Cuối cùng là niềm hi vọng, lời kêu gọi và quyết tâm hành động để tìm một con đường mới cho xã hội Trung Hoa đương thời.