Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” tôi được coi là người cô độc nhất thế gian. C...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” tôi được coi là người cô độc nhất thế gian. Cũng đúng thôi bởi vài năm nay tôi chỉ sống quanh quẩn trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc của tôi là làm công tác khí tượng. Cái đỉnh núi này cao 2600m. Quanh năm tôi chỉ làm bạn với mây mù và tiết trời lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người giữa chốn mênh mông lạnh lẽo này. Đúng là ông trời không phụ lòng ai đã cho tôi có cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ. Để lại nhiều cảm xúc chất chứa trong lòng.

Để có được cuộc gặp gỡ này một phần cũng là nhờ bác lái xe. Bởi bác đã giới thiệu tôi cho mọi người biết về tôi. Tôi gặp được bác lái xe trong một lần đẩy cây chắn ngang xe của bác. Nghĩ lại chuyện đó tôi càng cảm thấy xấu hổ hơn. Chỉ vì ước nguyện mong muốn gặp người của mình mà đã ngáng đường xe bác đi. Ấy vậy mà bạn vẫn thông cảm và hiểu cho tôi không hề trách mắng tôi nửa lời. Từ đó bác rất hay lên thăm tôi thi thoảng mua sách hay những thứ tôi cần.

Như thường lệ, nhìn thấy bóng xe của bác từ phía xa xa tôi đều rất vui và nhanh chân chạy tới. Biếu bác củ tam thất nhỏ vừa mới đào lên để bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái mới ốm dậy. Bác lái xe giới thiệu nhanh với tôi về ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ. Bác gợi ý cho tôi dẫn khách lên thăm nhà – chính nơi tôi đang làm việc.

Bởi sống một mình nên tôi thường trồng thêm hoa như hoa dơn; hoa thược dược hay hoa hồng phấn… Mỗi loài hoa có những sắc xanh đỏ riêng xen kẽ nhau rực rỡ. Tuy không trồng nhiều nhưng tần đó cũng đủ làm nức lòng các khách nơi xa khi đến đây. Cô kỹ sư trẻ tuổi xinh đẹp kia cũng là một trong số đó. Khi nhìn thấy vườn hoa tôi trồng cô ấy đã ô lên một tiếng thích thú. Cô ấy chính là cô gái đến từ Hà Nội đầu tiên tới thăm thôi. Chính vì thế mà không có lý do nào tôi lại không tặng cho cô ấy một bó hoa tươi cả.

Để không lỡ dở cuộc hành trình của mình. Bác lái xe chỉ có thể cho tôi gặp gỡ những người bạn mới quen trong vòng 30 phút. Vì vậy mà tôi cần tranh thủ và trân trọng từng phút giây quý giá này. Tôi chỉ xin hai người họ 5 phút để nói về câu chuyện của mình. Thời gian 20 phút còn lại tôi muốn được họ kể về câu chuyện dưới xuôi. Tôi muốn biết tình hình dưới đó bây giờ ra sao về kinh tế, con người thay đổi như thế nào?

Tôi bắt đầu kể cho họ nghe về công việc mình đang làm. Công việc đó gắn liền với chiếc máy nằm ở ngoài vườn kia. Hàng ngày tôi đo gió, đo mưa, đo nắng và tính mây tính chấn động. Dự báo được thời tiết xảy ra hàng ngày để phục vụ bà con lao động sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi lại vừa giới thiệu từng loại máy cho bác. Nào là máy đo mưa, khi mưa xong thì đổ nước mưa thu được ra cốc phân li rồi đo. Tiếp theo là máy nhật quang kí, máy này dùng để đo được mức độ nắng mưa dựa trên khả năng thiêu đốt giấy. Tiếp đó là các loại máy đo gió, đo mây,… đây là các loại máy móc phục vụ công việc hàng ngày của tôi. Tôi sử dụng chúng trong quá trình lấy số liệu. Báo về bằng bộ đàm chuyên dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và mười một giờ sáng.

Công việc cũng khá đơn giản không mấy khó khăn. Chỉ cần nắm chắc được các kiến thức khoa học là được. Vào những hôm thời tiết khắc nghiệt, gió thổi vù vù lạnh thấu xương. Phải chạy ra vườn lúc một giờ sáng thì thật khó có thể diễn tả được. Khi xong việc quay trở lại giường ngủ thì không tài nào ngủ nổi được nữa.

Bỗng nhiên giọng tôi nghẹn lại khi nói đến đây. Cảm giác như có thứ gì đó đè nén nghẹn ngào khó tả. Khi tôi ngẩng đầu lên cô kỹ sư trẻ vẫn đang chăm chú nhìn lắng nghe câu chuyện của tôi. Ông họa sĩ dục tôi: “Anh kể tiếp đi”. Tôi không kể nữa mà lảng sang chuyện khác. Bởi tôi sẽ không kìm được cảm xúc nếu kể tiếp. Tôi vui vẻ nói: “Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó.”

Vì cũng sống một mình nên căn nhà của tôi cũng khá đơn sơ. Một chiếc giường nhỏ, một chiếc bàn học và một giá sách cạnh đó. Có lẽ như thế cũng đủ cho những người sống một mình như tôi. Tôi rót nước và mời ông cùng cô kỹ sư trẻ tuổi. Nhưng cô ấy đang mải mê với chồng sách của tôi nên tôi chỉ lẳng lặng để nhẹ cốc nước ở phía trước mặt. Uống ngụm chè mà tôi pha, ông họa sĩ thích thú nói: “ Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?”

Nghe ông nói vậy tôi sững sờ, tôi đoán là do bác tài xế đã nói với họ trước đó. Tôi vội vàng khua tay thanh minh: “Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”

Nói thế thôi chứ cũng đôi khi tôi nghĩ mình là cô đơn. Suy cho cùng khi ngẫm lại tôi lại thấy tôi không hề cô đơn tí nào cả. Tôi còn có công việc mà vả lại công việc đó của tôi cũng gắn liền với nhiều anh em đông chí dưới kia. Còn nói về việc thèm người thì tôi công nhận. Nhiều lúc như vậy tôi lại nói với lòng mình rằng: “Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.”

Tôi quay sang cô kỹ sư và nói vui: Và cô thấy đấy, tôi còn có cả sách làm bạn nữa cơ mà. Bỗng nhiên ông họa sĩ hỏi tôi: “Quê anh ở đâu?”. Tôi không ngần ngại mà nói kể cho ông nghe. Tôi quê ở Lào Cai và tôi có một người cha tuyệt vời lắm. Hai bố con chúng tôi đều viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả bố tôi đã thắng tôi 1-0. Trong dịp tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi làm tại Sa Pa. Tiếc là hôm đó tôi lại không có ở đấy. Thế nhưng các chú ấy đã cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói rằng nhờ có tôi góp một phần công lao phát hiện ra đám mây nhỏ ngày ấy. Không quân ta đã hạ được nhiều phản lực của Mĩ ở trên cầu Hàm Rồng. Cảm xúc lúc ấy dường như vỡ òa vì hạnh phúc. Chú ấy nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc: “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói vậy thôi chứ tôi còn cần học hỏi nhiều từ bố tôi lắm.

Bất giác tôi quay sang thấy ông họa sĩ đang hí hoáy với cuốn sổ trên gối. Thì ra là bác đang vẽ tôi, nhưng tôi thấy mình chưa thực sự xứng đáng. Dù vậy nhưng tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ không dám đứng lên một cách vô lễ. Chứa đựng trong những nét phác họa nhanh của bác là tâm huyết và tình cảm bên trong.

Tôi biết còn có rất nhiều người xứng đáng hơn tôi. Tôi nhanh nhảu nói: “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi”

Đó đều là những con người cống hiến hết mình và hi sinh thầm lặng giữa chốn lạnh lẽo hoang vu này. Tất cả đều dựng xây nên quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy được nét đượm buồn đầy ưu tư trên khuôn mặt của ông họa sĩ già. Bởi tôi không giỏi đoán được những suy nghĩ của người con gái. Vì vậy tôi cũng không biết cô kỹ sư trẻ đang nghĩ gì nữa. Có thể là đang suy nghĩ về chuyện tôi kể hoặc cảm xúc trong những trang sách. Cũng có thể là những chuyện đã qua. Tuy tôi không thể đoán được. Nhưng chắc rằng trong cô ấy đang dạt dào cảm xúc khó tả. Có lẽ là muốn lưu lại chút gì tại nơi này nên cô đã kẹp chiếc khăn tay vào cuốn sách cho tôi. Thế nhưng vì phép lịch sự, vì suy nghĩ bồng bột trong chốc lát. Tôi gào lên: “ô, cô còn quên khăn mùi xoa đây này”. Sau đó cuộn chiếc khăn lại và trả cô. Cô ngượng ngùng nhận lại chiếc khăn rồi ngoảnh mặt quay đi.

Tôi đúng là một thằng con trai vô tâm phải không các bạn? Chính vì sự vô tâm ấy mà tôi đã không hiểu ý của người con gái ấy. Cho đến bây giờ khi nhận ra rồi thì chuyện đó đã trở thành quá khứ. Ba mươi phút trôi qua thật nhanh, đã đến lúc tôi phải tiễn hai vị khách đặc biệt này rồi. Ông họa sĩ già ôm chặt vai tôi lắc mạnh và nói đầy hứa hẹn: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?”. Còn cô kỹ sư trẻ nắm tay tôi và nói câu nhẹ nhàng: “Chào anh”. Có một tình cảm nghẹn ngào ẩn chứa trong đó. Có lẽ cả tôi và cô ấy đều trào dâng lên một cảm xúc tột cùng nào đó. Tôi vội vàng xách túi trứng dúi vào tay ông họa sĩ và nói: “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé”. Tôi rất sợ cái cảm giác chia ly, sợ phải nói lời chào tạm biệt và sợ phải rời xa cái được gọi là “hơi người”. Tôi chạy vào nhà và nhìn mãi hình bóng cái xe cho đến khi khuất hẳn.

Đó là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng giá lạnh. Tôi đoán rằng trong con mắt của ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ hay những người khác nữa. Họ sẽ tự hỏi rằng tại sao tôi lại phải chịu khổ sở đến như vậy? Sao tôi lại bỏ phí tuổi trẻ của mình để ở đây? Tuổi trẻ nên được bay bổng khám phá trải nghiệm sao tôi lại chọn sống ở đây với cuộc sống cô đơn? Tôi không hề cảm thấy buồn trái lại còn rất vui. Bởi vì tôi đã đóng góp một phần công sức nhỏ của mình cho quên hương đất nước này. Cống hiến tuổi trẻ của mình cho non sông Tổ quốc để cho đất nước quốc gia ngày một đi lên và phát triển. Hy vọng thế hệ sau này cũng sẽ có những con người như tôi hay như ông kỹ sư. Hay đồng chí nghiên cứu sét – những con người Lặng lẽ Sa Pa.

0
Tôi - kẻ được mệnh danh là cô độc nhất thế gian. Gọi như thế có lẽ cũng phải thôi vì đã mấy năm trời tôi sống quanh quẩn làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét; quanh năm làm bạn với mây mù và thiên nhiên lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người ấm đượm giữa cái chốn mênh mông bát ngát này. Thế là trời chẳng phụ tôi đã cho tôi có một cuộc gặp gỡ...
Đọc tiếp

Tôi - kẻ được mệnh danh là cô độc nhất thế gian. Gọi như thế có lẽ cũng phải thôi vì đã mấy năm trời tôi sống quanh quẩn làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét; quanh năm làm bạn với mây mù và thiên nhiên lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người ấm đượm giữa cái chốn mênh mông bát ngát này. Thế là trời chẳng phụ tôi đã cho tôi có một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ đong đầy những dư vị tình cảm.

Nói đến cuộc gặp gỡ đặc biệt này tôi há phải cảm ơn bác lái xe già nhiều lắm vì bác đã giới thiệu tôi với mọi người. Nhắc đến bác lái xe già cơ duyên tôi may mắn được gặp bác qua một lần đẩy cây chắn ngang xe bác. Nghĩ lại thấy ngại và đáng xấu hổ vì ước muốn nhỏ nhen được gặp người của mình mà làm chắn đoạn đường bác đi. Thế mà bác lại chẳng trách tôi lại thông cảm và hiểu cho tôi. Từ đó về sau bác hay lên thăm tôi khi thì mua sách khi lại mua cho tôi những thứ tôi cần.

Hôm nay cũng như thường lệ; nhác thấy chiếc xe của bác phía xa xa, tôi rạng rỡ chạy tới dúi vào tay bác củ tam thất nhỏ vừa đào được, gửi bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái vừa mới ốm dậy. Tôi hồ hới khoe với bác mà chẳng để ý bác còn dẫn thêm hai người khách. Bác giới thiệu nhanh với tôi rằng đó là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp. Theo lời gợi ý của bác, tôi có lời mời khách lên thăm nhà và cũng chính là nơi tôi làm việc.

Ở đây cuộc sống cô độc tôi có trồng thêm vài cây hoa: hoa dơn; hoa thược dược; hoa hồng phấn… Sắc xanh đỏ, tím đan xen rực rỡ. Không nhiều nhưng cũng đủ làm nức lòng khách nơi xa. Cô kĩ sư xinh đẹp cũng không nằm trong ngoại lệ, cô ô lên một tiếng đầy thích thú. Cô ấy là cô gái đầu tiên từ Hà Nội tới thăm nhà tôi vậy chả có lý do gì mà tôi không dành tặng cho cô ấy một bó hoa thật to.

Bác lái xe già chỉ cho tôi gặp “người” được ba mươi phút để bác không lỡ dở hành trình của mình. Vì thế tôi phải tranh thủ từng giây từng phút quý giá của cuộc đời. Tôi xin ông và cô năm phút để kể về câu chuyện của mình và hai mươi phút để được nghe về chuyện dưới xuôi. Tôi thực sự rất muốn biết dưới xuôi bây giờ tình hình kinh tế, con người như thế nào, có gì đổi mới.

Tôi bắt đầu kể về công việc của mình. Công việc của tôi gắn liền với những chiếc máy nằm ngoài vườn kia. Nhiệm vụ của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, tính chấn động, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ cho bà con sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi vừa giới thiệu cho bác từng loại máy: nào là máy đo mưa; mưa xong thì đổ nước mưa ra cốc phân ly rồi đo; còn đây là máy nhật quang ký, chuyên dùng để đo mức độ nắng dựa trên khả năng thiêu đốt giấy rồi máy đo gió; đo mây… Tôi giới thiệu cho họ về những máy móc làm việc hàng ngày của tôi; tôi sử dụng chúng để nghiên cứu lấy số liệu rồi báo về bằng bộ đàm chuyên dụng vào khoảng thời gian cố định là bốn giờ; mười một giờ; bảy giờ tối và mười một giờ sáng. Nắm chắc kiến thức khoa học; công việc nói chung là đơn giản. Chỉ ngại mỗi hôm thời tiết khắc nghiệt; gió tuyết lạnh căm mà phải ra vườn lúc một giờ sáng thì cảm giác thật khó tả. Cái lặng im; gào thét lạnh lẽo của gió như giằng xé, nuốt trọn con người nhỏ bé. Lúc xong việc quay trở vào giường lại đau đáu trằn trọc không tài nào tiếp giấc được nữa.

Nói đến đây giọng tôi bỗng nghẹn lại, cảm như có cái gì đó đè nén, có cái gì nghẹn ngào đến khó tả. Tôi ngẩng lên thấy cô gái đang chăm chú lắng nghe, ông họa sĩ già lại dục tôi:

- Anh kể tiếp đi.

Tôi sợ rằng kể nữa mình sẽ chẳng kìm được cảm xúc nên lảng sang, tôi vui vẻ:

- Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó ạ.

Nhà tôi thì đơn sơ: có chiếc giường con; chiếc bàn học và một giá sách. Sống một mình thế có lẽ là đủ. Tôi rót nước mời ông, mời cô nhưng cô gái trẻ lại đang mải mê bên trang sách nên tôi chỉ lẳng lặng đặt nhẹ phía trước mặt. Uống chè tôi pha, ông họa sĩ tỏ ra thích thú, ông tiếp:

- Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?

Nghe đến đây tôi sững sờ, đoán biết là do bác lái xe kể, tôi vội thanh minh:

- Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Nói cho vui thế chứ cũng có lúc tôi đã từng nghĩ mình cô đơn nhưng ngẫm lại cho cùng tôi nào có cô đơn, tôi còn có công việc vả lại công việc của tôi còn gắn liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Còn nói về cái thèm người tôi không phủ nhận. Mỗi lúc như thế tôi lại nói với lòng mình rằng: Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.

Quay sang cô kĩ sư tôi nói:

- Và cô thấy đấy, tôi còn có sách làm bạn cơ mà.

Ông họa sĩ thắc mắc hỏi tôi:

- Quê anh ở đâu?

Tôi không ngần ngại chia sẻ:

- Quê cháu ở Lào Cai và tôi có một ông bố tuyệt lắm.

Tôi kể cho họ nghe chuyện hai bố con tôi cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bô tôi thắng cháu một – không. Dịp Tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi ở Sa Pa. Không có tôi ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ có tôi góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với tôi lúc đấy cảm xúc như vỡ òa, hạnh phúc vì cũng có lúc mình lại lập được chiến công to đến thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói thế chứ tôi vẫn còn thua bố nhiều lắm.

Bất giác quay sang tôi thấy ông họa sĩ đang hí hoáy vào cuốn sổ trên gối. Bác vẽ tôi nhưng mình còn chưa xứng đáng. Dù thể để không vô lễ tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ. Những nét phác họa nhanh nhưng chứa đựng đầy tâm huyết và tình cảm ở trong đó. Tôi cảm nhận là vậy.

Tôi biết có rất nhiều người xứng đáng hơn mình. Tôi nhanh nhảu:

- Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

Đó là những con người hi sinh thầm lặng, những con người cống hiến hết mình giữa cái chốn hoang vu, lạnh lẽo để dựng xây quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy một nét đượm buồn ,băn khoăn đầy ưu tư trên khuôn mặt ông họa sĩ.

Còn về cô kĩ sư nông nghiệp. Tôi không giỏi đoán được suy nghĩ con gái. Tôi không biết rằng cô đang nghĩ gì? Về câu chuyện tôi kể hay về những cảm xúc tình yêu trong cuốn sách? Hay phải chăng còn là những quyết định đã qua? Tôi không thể đoán được nhưng tôi chắc rằng trong cô đang dạt dào lên một ấn tượng hàm ơn khó tả. Và như muốn để lưu lại chút gì đó nơi đây cô cố tình kẹp lại chiếc khăn tay vào giữa cuốn sách gửi lại cho tôi.

Nhưng vì lịch sự, vì những suy nghĩ chốc lát tôi lại gào lên:

- Ô, cô còn quên khăn mùi soa đây này!

Rồi cuộn tròn lại trả cho cô. Cô gái ngượng ngùng nhận rồi ngoảnh mặt quay đi.

Tôi đúng là vô tâm, vô tâm nên mới không hiểu ý nhị của người con gái đáng yêu; tâm tình ấy. Mãi đến bây giờ nhận ra thì cũng đã chỉ còn là quá khứ.

Thời gian cũng đã hết tôi phải tiễn hai người khách đặc biệt ra về. Ông họa sĩ ôm chặt vai tôi lắc mạnh đầy hứa hẹn:

- Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Còn cô gái nắm lấy tay tôi buông câu nhẹ nhàng:

- Chào anh.

Một tình cảm nghẹn ngào như hàm chứa trong đó, cảm xúc dâng trào đến tột cùng trong tôi và có lẽ trong cả chính cô gái ấy.

Tôi xách vội túi trứng, dúi vào tay ông họa sĩ:

- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.”

Trung thực mà nói chưa đến giờ tôi trực nhưng tôi sợ sợ cái cảm giác chia ly ấy, sợ phải nói lời tạm biệt, sợ phải xa cái gọi là “hơi người”. Tôi chạy vào trong nhà và ngắm nhìn mãi cho đến khi bóng cái xe khuất hẳn phía đằng xa.

Đó là câu chuyện của tôi câu chuyện về chuyến gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng lạnh lẽo. Trong con mắt của ông họa sĩ già, của cô kĩ sư và của những người khác nữa, có lẽ đôi lúc họ sẽ tự hỏi tại sao tôi lại hành khổ mình đến thế? Tại sao tôi lại phí hoài tuổi trẻ đến thế? Tuổi trẻ để bay bổng còn tại sao tôi lại chọn cuộc sống cô đơn? Tôi không buồn mà trái lại tôi còn cảm thấy vui, cảm thấy hạnh phúc vì đã được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé cho quê hương, đất nước; được cống hiến nhiệt thành tuổi trẻ này cho non sông, núi rừng, để quốc gia ngày một đi lên, phát triển hưng thịnh và giàu đẹp. Hi vọng thế hệ sau này sẽ có những con người như tôi, như ông kĩ sư hay đồng chí nghiên cứu sét - Những con người Lặng lẽ Sa Pa.

0
Ký ức tuổi thơCuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập...
Đọc tiếp

Ký ức tuổi thơ

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

 

2
20 tháng 2 2022

hay đó mik, ủng hộ

15 tháng 8

giống tôi =))) best friend . 

[That's one thing I'm bad at, crazy, ''hahaha, nothing, nothing, nothing and nothing ''=))))]

 

[Je pensais que c'était un accident, le "passé" était toujours au-dessus de ma tête]=))) chỉ là một quá khứ=)))
*Mọi người ơi, tôi nên làm gì đây???8 năm trước, sau khi có kết quả của một cuộc thi quốc gia lớn, tôi đã rất vui vì mình đứng nhất đoàn, và người đứng thứ hai đoàn lại chính là một cậu con trai cùng huyện với tôi! Chỉ là cùng huyện thôi, không cùng xã, không cùng trường, cậu ấy ở thành phố, còn tôi ở nông thôn... Những năm sau, tôi và cậu ấy đều là đối thủ của nhau trong...
Đọc tiếp

*Mọi người ơi, tôi nên làm gì đây???

8 năm trước, sau khi có kết quả của một cuộc thi quốc gia lớn, tôi đã rất vui vì mình đứng nhất đoàn, và người đứng thứ hai đoàn lại chính là một cậu con trai cùng huyện với tôi! Chỉ là cùng huyện thôi, không cùng xã, không cùng trường, cậu ấy ở thành phố, còn tôi ở nông thôn... Những năm sau, tôi và cậu ấy đều là đối thủ của nhau trong cuộc thi đó, mặc dù vậy nhưng tôi vẫn chưa hề nói chuyện hay thậm chí là chưa nhìn thấy cậu ấy dù chỉ một lần... Bỗng một lần đang ôn thi để tham gia vào cuộc thi lớn đó, tôi chợt nghĩ đến cậu ấy, tim đập nhanh và loạn... tôi đã nhận ra rằng, mình đã thích cậu ta!!! Đến năm nay, khi tôi đang lớp 9, tôi mới tình cờ được 1 người bạn kết bạn trên *** (phần mềm có kèm nhắn tin), nhưng điều đáng ngạc nhiên là, cậu bạn trai đó lại học chug lớp với cậu ấy - người bạn 8 tôi biết 8 năm trước! Nhắn tin với cậu bạn đó mấy ngày, tôi quyết định tìm hiểu thông tin về người tôi đang thích thầm, sau 1 thời gian điều tra, tôi biết đc rằng, cậu ấy (người tôi thích thầm) đã thích cô gái khác!!! Tim tôi thót lại, bây giờ, tôi cảm thấy khá buồn và chẳng biết làm gì cả? Nếu có thể, lên cấp 3 chúng tôi sẽ cùng học trường nổi tiếng vs nhau, nhưng đến lúc đó tôi có nên thích cậu ấy nữa không? Tôi có nên theo đuổi cậu ấy không đây????

1
19 tháng 9 2023

ko nên

Đó là lời chia sẻ của thầy Phạm Vũ – Giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) về bài văn của học sinh Vũ Phương Thảo (lớp 10A1, THPT Định Hóa). Bài văn viết về người thầy Nguyễn Văn Tâm nay đã nghỉ hưu, trước là giáo viên dạy Toán trường THCS Chợ Chu, đã được thầy Phạm Vũ chấm 10 điểm.Lời nhận xét của thầy như sau: "Tư duy mạch lạc giúp bài văn có cấu tứ. Cảm xúc...
Đọc tiếp

Đó là lời chia sẻ của thầy Phạm Vũ – Giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) về bài văn của học sinh Vũ Phương Thảo (lớp 10A1, THPT Định Hóa). Bài văn viết về người thầy Nguyễn Văn Tâm nay đã nghỉ hưu, trước là giáo viên dạy Toán trường THCS Chợ Chu, đã được thầy Phạm Vũ chấm 10 điểm.

Lời nhận xét của thầy như sau: "Tư duy mạch lạc giúp bài văn có cấu tứ. Cảm xúc đẹp, mãnh liệt, chân thành. Dũng cảm, sáng tạo, phá cách trong việc tách câu và tạo từ, xây dựng giọng điệu. Rất có ý thức khi dùng thủ pháp để diễn đạt. Chú ý: Đôi khi hơi cầu kỳ, lên gân”.

Em Vũ Phương Thảo là học sinh lớp chuyên Toán, thuộc ban tự nhiên nhưng học rất tốt Ngữ văn. Em vừa giải A Cây bút tuổi hồng 2013-2014 của báo Thiếu niên Tiền phong. 

Thầy Phạm Vũ chia sẻ: “Chúng ta không thể chia lại những quân bài đã chia, và cũng thế, thầy không dám mong một sự thay đổi cho những điều không hay của chuyện dạy và học bây giờ. Nhưng thầy sẵn lòng gạt đi tất cả những điều đó, để dành hết niềm vui vào bài văn của em”.

Trên Facebook, bài văn của Phương Thảo được rất nhiều người viết trẻ, giáo viên, nhà văn khen ngợi. PGS.TS Ngô Văn Giá (trưởng khoa Viết văn – Báo chí, trường ĐH Văn hóa Hà Nội) nhận xét: “Thật xúc động. Bài văn vượt ra khỏi biên giới học đường để đến với tất cả. Có người trò nhân ái và tử tế như thế này, buộc những người thầy cũng phải sống tốt hơn lên”.

Dưới đây là bài văn của Vũ Phương Thảo viết về người thầy em kính yêu nhất:

Bai van diem 10 khien giao vien ne phuc hinh anh 1
Bài văn của cô học trò Phương Thảo.

 

Bài văn tả ông bố lười chỉ thích... nằm ườn

Bố nằm ườn chẳng làm gì, ăn xong chat Zalo với học sinh, không rửa bát... là những chi tiết khiến người đọc bật cười trong bài văn tả bố của một em nhỏ.

 

Độc giả có bài văn hay, phá cách muốn chia sẻ, xin gửi về địa chỉ email Toasoan@news.zing.vn. Thư xin ghi đầy đủ thông tin, điện thoại, địa chỉ liên hệ.

 

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Tháng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính".

Quyên Quyên

0
ai thấy cảm động thì trả lời"Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu...
Đọc tiếp

ai thấy cảm động thì trả lời

"Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. 

Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi. Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. 

Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. 

Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc. Mẹ dạy tôi rất nhiều điều "Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. 

Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy". 

Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? 

Bài văn tả mẹ đạt điểm 10 của nữ sinh Kiểu Vân. (Ảnh chụp màn hình)

Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy. 

Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. 

Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt "Mẹ không sao đâu con. 

Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi. 

Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. 

Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. 

Và điều tôi muốn nói với mẹ là "Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn". Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!".

3
17 tháng 1 2020

Huhu, Cảm động muốn khóc luôn ấy!

* bạn là người rất hiếu thảo ba mẹ bạn rất xứng đáng khi có bạn

* Nghĩ vậy ^_^

25 tháng 4 2020

cảm động quá

hu hu hu hu (<_>)

muốn khóc quá hu hu u

chúc  bạn học tốt

   Cuộc Đời Má Tôi - Chap Cuối Tôi đã tìm đến tôn giáo để tìm kiếm niềm tin và một chút hi vọng. Rồi với những lời lẽ cũ rích, mà trước kia đối với tôi hoàn toàn giả tạo và rẻ tiền, bây giờ tôi lại phải dùng. Tôi đã cầu nguyện: “Thưa ngài Thích Ca, thưa ngài Jesus và thưa tất cả các ngài có quyền năng định mệnh con người như sự truyền tụng của môn đồ các ngài, tôi...
Đọc tiếp

   Cuộc Đời Má Tôi - Chap Cuối

 

Tôi đã tìm đến tôn giáo để tìm kiếm niềm tin và một chút hi vọng. Rồi với những lời lẽ cũ rích, mà trước kia đối với tôi hoàn toàn giả tạo và rẻ tiền, bây giờ tôi lại phải dùng. Tôi đã cầu nguyện: “Thưa ngài Thích Ca, thưa ngài Jesus và thưa tất cả các ngài có quyền năng định mệnh con người như sự truyền tụng của môn đồ các ngài, tôi không biết rằng các ngài có thực sự hiện hữu và có phép màu nào chăng, nếu có như vậy, tôi cũng không biết lúc này các ngài hiện đồng thời đang nghe bao nhiêu lời cầu nguyện của môn đồ trên khắp thế gian, nhưng tôi rất hi vọng rằng lời tôi cũng may mắn đến tai các ngài. Tôi không biết mình có tội lỗi gì mà các ngài lại phạt tôi bằng cách hành hạ má tôi như vậy, nếu có thì cầu xin các ngài hãy trừng trị tôi bằng một cách nào khác. Còn nếu như vì tội lỗi của má tôi, tôi xin các ngài hãy xem lại những việc tốt của má tôi và của cả tôi đã làm được trong quãng đời vừa sống, tôi chỉ biết rằng từ khi tôi bắt đầu nhận thức được, tôi thấy má tôi chẳng hề làm điều gì ác cho bất cứ ai. Còn nếu như đó là “tội nghiệp” của má tôi từ tiền kiếp, tôi cũng chẳng biết nói gì hơn ngoài cầu xin các ngài, nếu như các ngài cho má tôi chỉ sống được đến hết ngày hôm nay, thì tôi xin đánh đổi cả quãng đời còn lại của mình trừ đi một ngày, để má sống với tôi thêm được một ngày, hay chỉ là một khoảnh khắc tôi cũng tình nguyện như vậy, tuy những lời này thật là giả tạo nhưng tôi mong rằng các ngài hãy nhìn thấu tim tôi, để thấy được nó xuất phát từ đáy lòng tôi. Tôi thành tâm cầu xin các ngài!”.

Nhưng rồi lời cầu nguyện cuối cùng cũng không được linh nghiệm. Giờ đây mỗi lần về thăm quê má vẫn luôn nhìn tôi đầy âu yếm, nhưng cái nhìn ấy khuất sau chuỗi những âm u và đã trở thành vĩnh hằng.

 

4
22 tháng 7 2018

Bạn thật tuyệt!!

22 tháng 7 2018

Bạn định hỏi mình cái gì thế !

  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi...
Đọc tiếp

  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3

Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi đi thăm các gia đình bà con nội ngoại để chuẩn bị cho một chuyến đi dài. Tôi đã tự hứa rằng nếu không có chuyện gì thì 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn thế, chừng nào tôi thành đạt, tôi sẽ trở về quê sống với má như những ngày trầm lặng đã qua, đó là ước mơ cuối cùng của cuộc đời tôi. Tôi rời quê trên một chiếc xe đò cũ, trong tôi biết bao kỉ niệm tràn về, khó tả…Những giọt nước mặn chát bất thần lăn trên đôi má khi xe qua đèo, những tưởng rằng sờn cảnh nghèo khổ tôi đã quên khóc như thế nào rồi chứ, sao hôm nay lạ vậy. Chiếc xe ì ạch, chậm chạp bò lên đỉnh đèo, hai bên toàn lâu sậy, chỉ còn vài tia sáng yếu ớt trên bầu trời đang đổ mưa phùn, trước cảnh vật như thế tôi không cầm được lòng mình nên đã vô tình làm rơi những giọt tâm trạng…

 

3
22 tháng 7 2018

Rất hay và miêu tả sâu sắc .

22 tháng 7 2018

hay lắm bn ạ

ra tiếp ik nhé

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)

a) So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở Đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?

1
17 tháng 8 2019

a.So với đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa thì đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng):

- Người kể là nhân vật “tôi”- bé Hồng- nhân vật chính trong truyện

- Ưu điểm của ngôi kể: Ngôi thứ nhất trực tiếp bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm của mình, do vậy có thể thể hiện được nhiều diễn biến tinh vi, phức tạp của nội tâm.

– Hạn chế: Cách kể này nhìn tất cả nhân vật, sự việc không được khách quan, nên đơn điệu

Mở bài:Tôi là một người làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Đây là nơi tôi đã sống và làm việc suốt bốn năm qua, nơi quanh năm chỉ có mây mù bao phủ. Tôi yêu công việc của mình, vì nó góp phần phục vụ cho sản xuất và chiến đấu của đất nước. Tôi cũng có những thú vui riêng của mình, như trồng hoa, đọc sách, nuôi gà... Nhưng tôi cũng cảm...
Đọc tiếp

Mở bài:

Tôi là một người làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Đây là nơi tôi đã sống và làm việc suốt bốn năm qua, nơi quanh năm chỉ có mây mù bao phủ. Tôi yêu công việc của mình, vì nó góp phần phục vụ cho sản xuất và chiến đấu của đất nước. Tôi cũng có những thú vui riêng của mình, như trồng hoa, đọc sách, nuôi gà... Nhưng tôi cũng cảm thấy cô đơn, vì tôi không có ai để chia sẻ, để tâm sự. Cho đến một ngày, tôi gặp được hai người bạn mới, một ông họa sĩ và một cô kỹ sư. Cuộc gặp gỡ đó đã làm thay đổi cuộc sống của tôi.

Thân bài:

Ngày đó, tôi đang làm việc ở trạm khí tượng, khi nghe tiếng còi xe vang lên. Tôi nhìn xuống đường, thấy một chiếc xe khách đang dừng lại. Tôi thấy bác lái xe, người quen biết của tôi, đang bước xuống xe. Tôi vội chạy xuống đón bác. Bác vui vẻ chào tôi, rồi giới thiệu tôi với hai người bạn của bác. Một là ông họa sĩ, người đã đi khắp nơi để tìm kiếm cái đẹp và truyền tải tấm lòng của người hoạ sĩ vào sáng tác của mình. Một là cô kỹ sư, người đang chuẩn bị lên vùng cao công tác, nhưng còn nhiều băn khoăn và lo lắng. Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được gặp hai người bạn như vậy. Tôi mời họ lên nhà chơi, uống trà và nói chuyện.

Trong nhà, tôi kể cho họ nghe về công việc của tôi, về những khó khăn và niềm vui của tôi. Tôi cũng cho họ xem những cuốn sách, những cây thuốc, những bông hoa và những quả trứng mà tôi đã trồng, nuôi và thu hoạch. Tôi thấy họ rất quan tâm và thán phục tôi. Họ cũng kể cho tôi nghe về cuộc sống và công việc của họ, về những ước mơ và khát vọng của họ. Tôi cảm nhận được sự tâm huyết và nhiệt huyết của họ. Tôi cũng thấy họ rất tôn trọng và thân thiện với tôi. Chúng tôi đã nói chuyện rất vui vẻ và hòa đồng.

Trong lúc đó, ông họa sĩ đã phác họa một bức chân dung của tôi. Tôi rất ngạc nhiên và xấu hổ, vì tôi không nghĩ mình xứng đáng được vẽ. Nhưng ông họa sĩ nói rằng tôi là một người có nét đẹp riêng, là một người có tinh thần trách nhiệm và yêu nước. Ông họa sĩ còn nói rằng tôi là nguồn cảm hứng cho ông. Tôi cảm kích và biết ơn ông họa sĩ. Tôi cũng giới thiệu cho ông họa sĩ về những người bạn của tôi ở Sa Pa, những người cũng làm việc ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng cũng có chung một mục tiêu là phục vụ cho đất nước. Tôi mong muốn ông họa sĩ sẽ có thể gặp và vẽ được họ.

Cô kỹ sư cũng đã nói chuyện với tôi về công việc của cô. Cô kỹ sư nói rằng cô đã được cử lên vùng cao để xây dựng một dự án thủy điện. Cô kỹ sư nói rằng cô rất muốn góp phần phát triển kinh tế và xã hội của vùng cao, nhưng cô cũng lo sợ về những khó khăn và nguy hiểm mà cô sẽ phải đối mặt. Cô kỹ sư hỏi tôi làm thế nào để vượt qua những cô đơn và gian khổ. Tôi đã khuyên cô kỹ sư rằng cô nên tin tưởng vào bản thân, vào đồng nghiệp, vào nhân dân và vào đảng. Tôi cũng nói rằng cô nên yêu quý và bảo vệ những gì cô đã làm được, như tôi đã yêu quý và bảo vệ những gì tôi đã làm được. Tôi thấy cô kỹ sư đã yên tâm và quyết tâm hơn.

Kết bài:

Sau ba mươi phút nói chuyện, đến lúc chia tay, tôi đã tặng cho họ một giỏ trứng để đi đường. Họ đã cảm ơn tôi rất nhiều và hứa sẽ gặp lại tôi. Tôi cũng đã cảm ơn họ rất nhiều và chúc họ thành công trong công việc. Tôi đã đưa họ xuống xe và vẫy tay chào họ. Tôi nhìn theo chiếc xe khách cho đến khi nó biến mất khỏi tầm mắt. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Tôi đã có hai người bạn mới, hai người bạn tốt. Họ đã mang đến cho tôi những điều mới mẻ và ý nghĩa. Họ đã làm cho tôi cảm thấy mình không cô đơn, mình không lẻ loi. Họ đã làm cho tôi cảm thấy mình là một phần của cuộc sống, của đất nước. Tôi đã có một cuộc gặp gỡ đáng nhớ, một cuộc gặp gỡ lặng lẽ ở Sa Pa.

 

0