K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chuyển động là nhanh dần vì kết quả thí nghiệm cho thấy độ dời tăng dần sau những khoảng thời gian bằng nhau, bằng 0,02s (quãng đường vật đi được tăng dần sau mỗi khoảng 0,02s lần lượt là 22; 26; 30; 34; 38; 42 mm)

Vận tốc trung bình của vật trong những khoảng thời gian Δt = 0,02s

Áp dụng công thức

giải bài tập lớp 10

Ta được:

giải bài tập lớp 10

vtbBC = 1,3 m/s; vtbCD = 1,5 m/s

vtbDE = 1,7 m/s; vtbEG = 1,9 m/s; vtbGH = 2,1 m/s.

~ hok tốt ~

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được?

2
15 tháng 3 2019

- Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người.

- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày…

24 tháng 3 2023

Câu 1

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đề cương báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm của lớp 10A1

1. Số lượng người tham gia

Tổng số 45 người trong đó:

+ Học sinh của lớp là 40 thành viên.

+ Giáo viên và đại biểu của lớp là 5 người.

2. Kết quả

- Buổi trải nghiệm diễn ra an toàn, đúng kế hoạch thực tế.

- Học sinh của lớp tham gia vui vẻ.

- Hăng say khám phá những điều lý thú, bổ ích, tích lũy được nhiều điều hay về truyền thống. lịch sử, tham quan và tìm hiểu rõ về các di tích, danh lam thắng cảnh.

- Bày tỏ lòng biết ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc.

3. Bài học kinh nghiệm

- Lớp cần tích cực nêu cao tinh thần đoàn kết.

- Cần hăng hái tham gia các hoạt động hơn.

- Mong muốn các bậc phụ huynh và GVCN tạo ra những chuyến đi ý nghĩa.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

1
20 tháng 11 2018

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

   + Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

   + Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

   + Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

24 tháng 3 2022

giải hộ mình câu văn,mình cần gấp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài nói chi tiết

     Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta.

     Tôi từng nghe một câu chuyện rất hay như thế này. Chuyện xưa kể rằng, có đôi bạn rất thân, từ nhỏ đã sống và học hành bên nhau. Tuy nhiên hai người có chút khác biệt là một người thì siêng năng học hành, còn một người thì không chú tâm đủ cho việc học. Nên trong kỳ thi kén chọn nhân tài của nhà vua, người học trò siêng năng đã đậu trạng nguyên. Còn người bạn kia không được gì đành ôm nỗi buồn mà về quê nhà. Tân trạng nguyên rất vui vì thành quả sau bao năm đèn sách đã thu hoạch được. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì người bạn chí cốt không đỗ đạt cùng mình. Với niềm hy vọng và lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc đáo để khích lệ và tạo động lực cho bạn là không nhận người kia là bạn nữa, xa lánh, coi thường và kể cả việc dùng những lời lẽ thậm tệ để mạt sát anh bạn kia nữa. Cách cư xử đó đã làm người bạn kia rất tức giận và tự nhủ : “ anh nghĩ anh được làm quan là ghê gớm hả? Tôi cũng sẽ làm quan cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm sau anh đã trong đợt thi trạng nguyên kế tiếp, anh đã ghi danh bảng vàng với danh hiệu Trạng nguyên cùng số điểm rất cao. Sau đó anh tìm cách gặp lại người bạn cũ năm nào đã phụ bạc mình để “trả đũa”. Nhưng rồi qua tiếp xúc, anh mới nhận ra tấm chân tình của người bạn giành cho anh. Thế là từ đó mối thâm tình của hai người lại càng sâu đậm hơn. Đây quả là một tình bạn đẹp mà ai trong chúng ta cũng muốn có. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tình bạn mà là nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thời gian không dài lắm đã biến một con người lười biếng, không có chí tiến thủ trở thành một trạng nguyên xuất chúng như vậy? Hay nói cách khác, câu chuyện trên đã phản ánh một vấn đề xã hội đó là tầm quan trọng của động cơ học tập.

     Tôi xin phép được khảo sát một số bạn. Động cơ học tập của bạn là gì?; “Theo bạn, động cơ học tập có quan trọng không?

     Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.

     Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.

     Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

     Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

     Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

     Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của mình được hoàn thiện hơn.

Trong các đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn?a) Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, những biểu hiện...
Đọc tiếp

Trong các đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn?

a) Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, những biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật. 

(Ca-ren Ca-xây)
b) Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống: “Dùng hình tượng là để lấy sự sống tác động vào sự sống, lấy sự sống sinh ra sự sống”. Nhưng đây là một sự sống đặc biệt, một sự sống bất diệt. Hình tượng văn học có giá trị, một khi ra đời, tham gia vào sinh hoạt xã hội như một con người thực. Người ta tâm sự với Kiều, thương Kiều, khóc Kiều và mê Kiều. Từ những nét mực, trang giấy bỗng hiện lên cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng. Chính cái “phép mầu” kì diệu ấy đã khiến Go-rơ-ki (Gorki) ngôi đọc truyện ngắn “Trái tim bình dị” của Phlô-be (Flaubert), cảm thấy như trong quyển sách có một thứ ảo thuật gì khó hiểu; và Go-rơ-ki đã mấy lần giơ tờ giấy ra trước ánh sáng, nhìn qua các dòng chữ để tìm xem có cái bí mật gì ở trong ấy không. 

(Nguyễn Duy Bình)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a. Các từ ngữ liên kết: nếu, có lẽ, thật ra

b. Các từ ngữ liên kết: Nhưng, Từ những nét mực

1. Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.2. Đây là những kẻ điên rồ, lạc lõng, phản kháng, đầy rắc rối, những cái chốt tròn trong những cái lỗ vuông… những người có cách nhìn khác biệt – họ không ưa luật lệ… Bạn có thể ám chỉ họ, không tán đồng với họ, vinh danh họ hoặc lăng mạ họ, nhưng điều duy nhất bạn không thể làm là lờ họ đi bởi...
Đọc tiếp

1. Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.2. Đây là những kẻ điên rồ, lạc lõng, phản kháng, đầy rắc rối, những cái chốt tròn trong những cái lỗ vuông… những người có cách nhìn khác biệt – họ không ưa luật lệ… Bạn có thể ám chỉ họ, không tán đồng với họ, vinh danh họ hoặc lăng mạ họ, nhưng điều duy nhất bạn không thể làm là lờ họ đi bởi vì họ thay đổi nhiều điều… họ thúc đẩy nhân loại tiến lên phía trước và trong khi một số người có thể thấy họ là điên rồ, chúng tôi thấy những thiên tài, bởi chỉ những người đủ điên rồ để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới mới là những người thay đổi thế giới. 3. Bạn không thể kết nối các điểm trong đời bạn khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại phía sau. Vì vậy, bạn phải tin tưởng rằng các điểm đó rồi sẽ kết nối trong tương lai. Bạn phải tin vào cái gì đó – lòng can đảm, vận mệnh, cuộc đời, nghiệp chướng, bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ khiến tôi thất vọng, nó đã tạo nên tất cả sự khác biệt trong cuộc đời tôi. 4. Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu trích dẫn: “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó, bạn sẽ đúng”. Câu nói ấy đã thực sự tạo được ấn tượng với tôi và kể từ đó, 33 năm qua, tôi đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, thì tôi có muốn làm những điều mình sẽ làm hôm nay không?”. Và bất cứ khi nào câu trả lời là: “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết tôi cần phải thay đổi. 5. Thời gian của bạn không nhiều, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều – đó là sống với kết quả từ những suy nghĩ của người khác. Đừng để âm thanh của những quan điểm khác lấn át đi giọng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy giữ lấy sự can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành con người như thế nào. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.6. Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy, tốt hơn là hãy làm thật tốt, thật xứng đáng. 7. Sáng tạo chỉ là việc kết nối các vấn đề. Khi bạn hỏi những người giàu tính sáng tạo về cách họ làm điều gì đó, họ cảm thấy có chút tội lỗi bởi họ thực sự không làm gì, họ chỉ thấy một số việc. Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Đó là bởi vì họ có thể kết nối những kinh nghiệm mình có và tổng hợp thành những thứ mới. Và lý do khiến họ có thể làm điều đó là họ có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc họ đã suy nghĩ nhiều về kinh nghiệm của mình hơn người khác. 8. Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái “bẫy” suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim. 9. Tôi tự hào vì những gì chúng tôi không làm cũng như tôi tự hào vì những gì chúng tôi đã làm. 10. Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn tới thiên đường cũng không muốn phải chết để lên được đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể trốn thoát. Và nên như vậy, bởi Cái chết có lẽ là phát minh tốt nhất của Sự sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Tôi xin lỗi nếu điều đó nghe có vẻ cường điệu, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 11. Tôi nghĩ nếu bạn làm điều gì đó và thu được kết quả tốt đẹp, bạn nên đi tiếp để làm những điều tuyệt vời khác, đừng dừng chân lại quá lâu. Hãy tìm xem nên làm gì tiếp. 12. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.6. Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy, tốt hơn là hãy làm thật tốt, thật xứng đáng. 7. Sáng tạo chỉ là việc kết nối các vấn đề. Khi bạn hỏi những người giàu tính sáng tạo về cách họ làm điều gì đó, họ cảm thấy có chút tội lỗi bởi họ thực sự không làm gì, họ chỉ thấy một số việc. Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Đó là bởi vì họ có thể kết nối những kinh nghiệm mình có và tổng hợp thành những thứ mới. Và lý do khiến họ có thể làm điều đó là họ có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc họ đã suy nghĩ nhiều về kinh nghiệm của mình hơn người khác. 8. Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái “bẫy” suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim. 9. Tôi tự hào vì những gì chúng tôi không làm cũng như tôi tự hào vì những gì chúng tôi đã làm. 10. Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn tới thiên đường cũng không muốn phải chết để lên được đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể trốn thoát. Và nên như vậy, bởi Cái chết có lẽ là phát minh tốt nhất của Sự sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Tôi xin lỗi nếu điều đó nghe có vẻ cường điệu, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 11. Tôi nghĩ nếu bạn làm điều gì đó và thu được kết quả tốt đẹp, bạn nên đi tiếp để làm những điều tuyệt vời khác, đừng dừng chân lại quá lâu. Hãy tìm xem nên làm gì tiếp. 12. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.6. Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy, tốt hơn là hãy làm thật tốt, thật xứng đáng. 7. Sáng tạo chỉ là việc kết nối các vấn đề. Khi bạn hỏi những người giàu tính sáng tạo về cách họ làm điều gì đó, họ cảm thấy có chút tội lỗi bởi họ thực sự không làm gì, họ chỉ thấy một số việc. Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Đó là bởi vì họ có thể kết nối những kinh nghiệm mình có và tổng hợp thành những thứ mới. Và lý do khiến họ có thể làm điều đó là họ có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc họ đã suy nghĩ nhiều về kinh nghiệm của mình hơn người khác. 8. Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái “bẫy” suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim. 9. Tôi tự hào vì những gì chúng tôi không làm cũng như tôi tự hào vì những gì chúng tôi đã làm. 10. Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn tới thiên đường cũng không muốn phải chết để lên được đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể trốn thoát. Và nên như vậy, bởi Cái chết có lẽ là phát minh tốt nhất của Sự sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Tôi xin lỗi nếu điều đó nghe có vẻ cường điệu, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 11. Tôi nghĩ nếu bạn làm điều gì đó và thu được kết quả tốt đẹp, bạn nên đi tiếp để làm những điều tuyệt vời khác, đừng dừng chân lại quá lâu. Hãy tìm xem nên làm gì tiếp. 12. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.13. Tôi là người lạc quan bởi tôi tin rằng con người cao quý và đáng kính trọng và một số người thực sự thông minh. Tôi có cách nhìn rất lạc quan về cá nhân. Là một cá nhân, con người vốn đã tốt đẹp. Tôi có cách nhìn hơi bi quan về các nhóm người. Và tôi vẫn cực kỳ quan ngại khi tôi thấy những gì đang xảy ra ở đất nước chúng ta – nơi mà theo một vài khía cạnh nào đó là một nơi may mắn nhất trên thế giới. Chúng ta dường như không quan tâm nhiều tới việc biến đất nước của chúng ta thành một nơi tốt đẹp hơn cho trẻ nhỏ. 14. Đôi lúc bạn phạm sai lầm khi đang đổi mới. Tốt nhất là hãy nhanh chóng chấp nhận nó và tiếp tục cải thiện các đổi mới khác của mình. 15. Đổi mới là điều tạo ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và kẻ phục tùng. 16. Anh không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và rồi cố đem nó cho họ. Tới lúc anh hoàn thiện nó, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi. 17. Đơn giản có thể khó khăn hơn là phức tạp: Bạn phải nỗ lực thật nhiều trong việc giữ suy nghĩ gọn gàng để đạt được tới sự đơn giản. Nhưng cuối cùng nỗ lực đó đáng giá bởi một khi bạn tới được đó, bạn có thể di chuyển được cả những ngọn núi.18. Tôi không quan tâm tới việc trở thành người giàu có nhất trong nghĩa địa… Nói rằng chúng ta đã làm điều gì đó tuyệt vời trước khi đi ngủ vào mỗi buổi tối… đó mới là điều quan trọng đối với tôi. 19. Vấn đề không phải là tiền bạc. Vấn đề nằm ở bài học làm người, cách bạn làm nhà lãnh đạo và những gì mà bạn thu nhận được. 20. Những điều tuyệt vời trong kinh doanh không bao giờ được thực hiện bởi một người, chúng đến từ cả một tập thể. 21. Bạn hãy là một thước đo chất lượng. Một số người không thích nghi được trong môi trường đòi hỏi sự xuất sắc. 22. Chúng ta đang phát minh ra tương lai. Hãy nghĩ về việc lướt trên đầu con sóng. Cảm giác phấn khởi biết mấy. Bây giờ hãy nghĩ về việc bơi ở cuối làn sóng đó. Nó sẽ không ở đâu gần như nhiều niềm vui. Hãy xuống đây và tạo ra một vết lõm trong vũ trụ. 23. Tôi không thực sự quan tâm đến việc đúng sai, tôi chỉ quan tâm đến thành công. Rất nhiều người sẽ nói với bạn rằng quan điểm của tôi rất cố chấp và họ đã đưa ra bằng chứng chống lại nó. Và năm phút sau tôi đã thay đổi quyết định. Tôi không ngại mắc sai, và tôi thừa nhận rằng tôi đã sai rất nhiều. Nhưng điều này không thực sự quan trọng với tôi. Điều quan trọng với tôi là chúng tôi đã làm điều đúng đắn 24. Nếu bạn chỉ ngồi và quan sát, bạn sẽ thấy tâm trí mình bồn chồn như thế nào. Nếu bạn cố gắng làm dịu nó, nó chỉ làm cho nó tồi tệ hơn, nhưng theo thời gian nó bình tĩnh lại và khi nó xảy ra, sẽ có chỗ để nghe những điều tinh tế hơn – đó là khi trực giác của bạn bắt đầu nở rộ và bạn bắt đầu nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn và được trong hiện tại nhiều hơn Tâm trí của bạn chậm lại, và bạn thấy một sự mở rộng to lớn trong khoảnh khắc. Bạn thấy rất nhiều hơn bạn có thể thấy trước đây. Đó là một kỷ luật; bạn phải thực hành nó. 25. Tôi không biết mình muốn làm gì với cuộc sống của mình và không biết làm thế nào để kiến thức đại học giúp tôi tìm ra mong muốn đó. Ở đây tôi đã tiêu hết số tiền mà bố mẹ tôi đã tiết kiệm cả đời. Vì vậy, tôi quyết định bỏ học và tin rằng tất cả sẽ ổn thôi. Điều đó khá đáng sợ vào thời điểm đó, nhưng nhìn lại nó là một trong những quyết định tốt nhất mà tôi từng đưa ra.

nêu cảm nghĩ vì sao nó nói thế

6
3 tháng 12 2019

ÔI DÀI QUÁ ĐI MẤT THÔI

3 tháng 12 2019

hi hi hi 

Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được. Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó, nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi...
Đọc tiếp

Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được. Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó, nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hãy nhớ rằng thành công trong cuộc sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như: “Tôi có thể” hoặc “Tôi sẽ làm được”, và hành động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật. Khi đã nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng không phải tiếc nuối. Thất bại khiến bạn không chỉ rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm được. Điều quan trọng là bạn phải xem xét các khả năng để tạo ra cơ hội chứ không phải lãng phí thời gian để mổ xẻ những trách nhiệm của mình.

Nêu nội dung của đoạn trên

0