Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức...
Điệp ngữ: “mưa mùa xuân”
Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
BPTT so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] → Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.
Hiện tượng không biến đổi hình thái của từ:
- Nụ tầm xuân (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái
- Nụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ mở
- Bến (1): phụ ngữ cụm động từ nhớ
- Bến (2): chủ ngữ động từ đợi
- Trẻ (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng
- Trẻ (2): chủ ngữ của động từ đến
- Bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem
- Bống (2): bổ ngữ cho động từ thả
- Bống (3): Bổ ngữ động từ thả
- Bống (4) bổ ngữ động từ giấu
- Bống (5) chủ ngữ hành động ngoi lên
- Bống (6): chủ ngữ của câu
Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con].
Năm giờ sáng, lúc ông trời còn đang ngủ, tôi dậy chuẩn bị ra bến xe. Trời tờ mờ sáng, xe lăn bánh tiến về phía Nam. Ngồi trên ô tô, cảnh vật bên đường như chạy qua mắt tôi. Nhìn cảnh đẹp mà lòng tôi cứ lâng lâng nghĩ về quê hương biết bao tươi đẹp của mình. Gần trưa, xe đến nơi. Tôi bước xuống xe, đi về phía làng Rạng bên bờ sông Lam xanh mát. Đường làng tôi! Đường làng tôi đây rồi! Con được mẹ đất quen thuộc vẫn như ngày nào, trải dài suốt hai bờ ruộng, bãi ngô về đến nhà, tôi chạy ào vào gọi bà. Bà đang cho gà ăn trước sân, vui mừng, xúc động khi nhìn thấy tôi. Bà múc nước giếng cho tôi rửa mặt. Dòng nước mát lạnh như xua hết bao mệt nhọc trên đường đi. Buổi chiều, tôi cùng ba mẹ ra thăm mộ ông trên đồi cao. Sau khi thắp hương cho ông, tôi quay ra hít thở khí trời. Đứng ở đây, tôi có thể nhìn thấy mọi cảnh vật xung quanh.
Xa xa, những ngọn núi trùng điệp thấp thoáng sau làn mây trắng mềm mại, nhẹ tênh như dải lụa. Từ chân núi phía xa trải đến chân đồi bên này là một cánh đồng lúa mênh mông. Lúa đang thì con gái, bông nặng trĩu, vàng ươm. Nắng nhạt phủ lên cánh đồng và những bãi ngô trù phú một lớp nắng nhẹ của buổi chiều. Bãi ngô non nở hoa nâu giản dị, râu ngô cũng nâu theo. Từng búp ngô non từ trong lá chui ra, tươi cười hớn hở, để lộ ra bao cái răng vàng loá. Từng đàn cò trắng thi nhau liệng xuống đồng làm duyên, rỉa lông rỉa cánh rồi lấy đà bay vút lên trời xanh. Nắng cũng kịp rác lên bờ sông Lam một chút nắng vàng hoc lấp lánh. Sông Lam mùa này nước xanh, trong vắt, từng đàn cá tung tăng bơi lội. Cá uốn lượn mấy vòng dưới nước như vận động viên bơi lội, có con nhảy lên hụp xuống như nhảy múa thật vui. Dưới chân đồi, những cậu bé cô bé đang vui vẻ nô đùa, mặc cho đàn bò gặm cỏ no đó để rồi cuối buổi chiều, bọn trẻ dắt bò về nhà. Những con bò đã no căng bụng lững thững theo chủ về nhà. Nhìn ra xa một chút, hiện lên những ngôi nhà ngói gạch đỏ tươi. Đống rơm chất cao giữa sân vàng giòn, có thể cháy ngay tức khắc nếu có một ngọn lửa châm vào. Trên bờ tường rêu phủ kín xanh mượt, hòa vào đám lá mướp xanh ngát, làm nổi bật lên những bông hoa mướp vàng tươi nở xòe; từng nụ mướp chúm chím, e thẹn, khẽ nấp sau chiếc lá. Tôi đi xuống đồi. Đồi khá dốc, cào cào, châu chấu nhảy loạn xạ. Mặt Trời ngả bóng, hoàng hôn buông xuống phủ lên cảnh vật một màu đỏ bình yên. Bầu trời dần chuyển sang màu xanh tím. Buổi tối, sau khi ăn cơm, tôi đi thăm bà con làng xóm và kể cho bà nghe chuyện ở Thủ đô.
Ba ngày sau, tôi về Hà Nội. Lúc chia tay bà, tôi rơm rớm nước mắt. Bà ôm tôi, bàn tay gầy gò của bà khẽ xoa lên đầu tôi khiến tôi chẳng muốn rời xa bà, xa quê hương. Nhưng dù đi đâu tôi cũng không thể quên được hình ảnh bà và câu hát thân thương: Nước sông Lam vừa trong vừa mát. Đường đi chợ Rụng lắm cát dễ đi.
Tả lại một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát Mẫu 2
Trong kỳ nghỉ hè vừa qua, gia đình em đã tổ chức đi chơi ở Vũng Tàu trong vòng một tuần. Em rất phấn khởi vì từ lâu em đã ao ước được nhìn ngắm bãi biển xanh trong ấy.
Sáng, khoảng bốn năm giờ. Gia đình em lên xe và lên đường đến Vũng Tàu. Gần trưa xe mới tới nơi. Em bước xuống xe và đưa mắt quan sát. ôi! Em thốt lên. Ánh nắng hắt xuống biển làm mặt nước biển lóng lánh một cách rực rỡ. Nước biển trong suốt lộ ra cho em thấy bãi cát gợn đều rất lạ. Em chưa kịp ngắm hết quang cảnh ở đó thì phải phụ ba mẹ xách đồ đạc về phòng trọ.
Phòng trọ cũng rất tiện nghi. Nhưng điều làm em thích nhất là phòng trọ có một cửa sổ, mà đứng ở cửa sổ thì có thể nhìn thấy bãi biển. Sau khi ngủ một giấc lấy lại sức em thay đồ rồi chạy ra biển. Biển lúc này có một màu xanh đục. Nắng dịu trải dài trên bãi cát trắng. Chốc chốc lại có những cơn gió thoảng qua làm đung đưa những tàu dừa xanh mơn mởn.
Em bước từng bước trên bãi cát mịn và nóng xuống biển. Nước biển mát rượi làm em sảng khoái lạ thường. Lúc này trên bờ chỉ còn lác đác những du khách tham quan đang hối hả về cho kịp chuyến xe. Những con dã tràng nhanh chóng chạy về tổ. Nắng đã tắt hẳn, em phải trở về phòng với vẻ luyến tiếc.
Buổi tối, em đứng ở cửa sổ nhìn về phía bãi biển. Lúc này bãi biển chỉ toàn một màu đen, nhưng em có thể trông thấy những đợt sóng trắng xóa ập vào liếm lên bãi cát. Em có thể nghe thấy tiếng sóng rì rào như một bản tình ca dịu dàng đưa em vào giấc ngủ.
- Biện pháp điệp ngữ: Tôi có một ước mơ, Chúng ta, Đây là lúc…
- Biện pháp ẩn dụ: “Thoát khỏi bóng đêm và thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc, con đường chan hòa ánh nắng của sự bình đẳng về chủng tộc, vùng cát lún của sự bất công…”
=> Tác dụng:
- Giúp nhấn mạnh thái độ căm phẫn của tác giả khi thấy những người da đen khi bị đối xử phân biệt, bất công.
- Giúp thể hiện ước mơ về tự do và nhân quyền cho những người da đen.
- Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Gia- ve được khắc họa thông qua một loạt chi tiết quy chiếu về một ẩn dụ: hình tượng con ác thú Gia- ve
- Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi
+ Những tiếng “thú gầm”
+ Phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt
+ Túm lấy cổ áo
+ Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng
- Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử)
- Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve
+ Giăng Van- giăng được quy chiếu về hình ảnh: Con người chân chính, con người của tình yêu thương
- Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van- giăng buộc phải tự thú
- Phép lặp từ ngữ: Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...
- Phép lặp cú pháp: Xin thầy hãy...nhưng...cũng...
- Liệt kê: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe...
- Ẩn dụ: tấm lưới chân lí (sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc), cơ bắp và trí tuệ (sức lao động), trái tim và tâm hồn (nhân cách, phẩm hạnh).
Hiệu quả của các biện pháp tu từ:
- Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.
- Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.
A )
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người. -->Nhân Hóa
->Điệp ngữ ''Nhớ''
=>Diễn tả một cách chân thật cảm động mối quan hệ thân thiết tốt đẹp giữa lãnh tụ với nhân dân, giữa Bác 'Hồ với đồng bào Việt Bắc.