K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2017

Bạn oi cho vài Thông tin nữa đi mk hơi khó hiểu bài này ra sao với lai đoạn trích đó đâu ra

18 tháng 10 2017

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai".
 
Và hơn nửa thiên niên kỉ sau Hồ Chí Minh lặng lẽ:
 
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
 
Tiếng suối khiến Nguyễn Trãi liên tưởng đến tiếng đàn cầm trong trẻo, thánh thót. Đàn cầm vốn là loại đàn quý thường được dùng trong các buổi yến tiệc chốn quyền quý cao sang. Nguyễn Trãi là một nhà thơ nhưng ông cũng từng là một bậc đại thần trong triều. Huống chi, trong con người ấy lại hội tụ đầy đủ những nét tài hoa của bậc nho sĩ: cầm, kì, thi, họa. Bởi vậy, trong những tháng ngày “lánh đục về trong”, khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn, Nguyễn Trãi đã ngợi ca âm thanh trong trẻo, sự sang trọng, tinh tế của tiếng nước chảy chốn lâm tuyền.
 
Khác với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối chảy với một “tiếng hát xa” vọng lên giữa rừng đêm. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ bên tai khiến Người tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động; đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người biết bao, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Sống giữa thiên nhiên, Bác luôn cảm thấy mình trẻ lại, giao hòa với thiên nhiên, với đất trời, Người cảm thấy thanh thản, thả hồn vào thiên nhiên bới nó đã trở thành người bạn tri âm, tri kỷ, luôn chia sẻ buồn vui với con người. Đó chính là nghệ thuật "lấy động, tả tĩnh" cổ điển trong thi pháp cổ mà Người đã vận dụng rất khéo léo.
 
Hai nhà thơ, hai thời đại, hai hoàn cảnh, hai cá tính. Điều đó dẫn đến hai cách cảm nhận về cùng một đối tượng là tiếng suối chảy trong rừng già. Thật khó để khẳng định cách so sánh nào hay hơn nhưng có thể chắc chắn một điều rằng sự khác biệt đó đã làm nên cái riêng cho mỗi nhà thơ đồng thời làm phong phú, đa dạng hơn cho nền văn học nước nhà.

11 tháng 10 2016

Thì làm sao bạn 

Mk ko hiểu 

hum

lolang

11 tháng 10 2016

câu hỏi là j z bn

1 tháng 10 2017

bó tay, tớ còn không biết nói gì đến bạn hả cục bông chi chi

2 tháng 10 2017

Hừ, tưởng mk trả lời cho người ta cơ

16 tháng 11 2016

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.


 

13 tháng 11 2017

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác

7 tháng 11 2016

Nguyễn Trãi, ồ Chs Minh là những con người không cùng thời đâị nhưng không hiểu sao chỉ là một hình ảnhchi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế đó chính kaf tiếng suối . Trong Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi và cả cảnh khuya của Hồ Chí Minh hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối sự trùng hợp là cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình cả hai đều ví von tiếng suối giống như khúc nhạc bài ca chính là những điểm tương đồng đấy đã làm lên những nét tương đồng cho hai bài thơ.Tuy nhiên hai hình ảnh ấy cũng mang đến những cách ví von khác nhau

thứ nhất là cách vĩ von của nguyễn Trãi người ta ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai tiếng suối chảy ri rầm như tiếng đàn du dương êm dịu trong côn sơn âm thanh ấy thật quá hay cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy

Cò tiếng suối trong thơ bác được lai được ví von như tiếng hát xa của người con gái từ xa vọng lại.tiếng suối được nhân hóa làm êm dịu lòng người nơi đây.Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mới gọi trong chốn rừng sâu .Như vaayjqua 2 cách ví von của 2nhaf thơ đã đem lại sự phong phú trong việc diễn tả âm thanh của tiếng suối cũng một tiếng suối mà có 2 cách ví von .chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như khúc nhạc hay

23 tháng 10 2016

làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạthihi

11 tháng 11 2016

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

13 tháng 11 2016

anyong Cung bọ cạp

9 tháng 11 2016

ó những nhà thơ nhà văn cùng một thời đại, cùng một đề tài nhưng lại không có chi tiết hình ảnh nào giống nhau thế nhưng cũng có những người không cùng thời đại vậy mà lại có cùng một hình ảnh với cách ví von khác nhau. Không hiểu sao chỉ là một hình ảnh chi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế. Sự trùng hợp trong việc lựa chọn hình ảnh muốn nhắc đến ở đây chính là tiếng suối trong côn sơn ca của Nguyễn Trãi và cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối.

Trước hết ta thấy được sự tương đồng giữa hai cách ví von của hai nhà thơ về tiếng suối. Sự trùng hợp là khi cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình. Cả hai tiếng ví von tiếng suối giống như những khúc nhạc, bài ca. Chính những điểm tương đồng ấy đã làm nên những nét tương đồng trong hai bài thơ. Cả hai tiếng suối được nhắc đến và ví von thật hay và mang đầy những nét nghệ thuật.

Tuy nhiên hai hình ảnh ấy cũng mang đến những cách ví von khác nhau giữa hai tiếng suối ấy.

Thứ nhất là cách ví von tiếng suối trong bài thơ côn sơn ca của Nguyễn Trãi. Nhà thơ ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai:

“Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm du dương êm dịu tai. Thật sự tiếng suối ấy nghe thật êm dịu như những tiếng đàn cầm. Trong Côn Sơn âm thanh ấy quả thật quá hay. Cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng đàn cầm. Có thể nói là âm thanh của tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy.

Còn tiếng suối trong thơ Bác lại được ví von như tiếng hát của người con gái từ nơi xa vọng vào:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa. Người con gái ấy có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây. Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia. bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách.

Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái. Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này.

Như thế qua đây ta thấy được hai nhà thơ hai cách ví von đã đem lại sự phong phú cho việc diễn tả âm thanh của tiếng suối. Cùng một tiếng suối mà có hai cách ví von. Chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như những khúc nhạc hay.

9 tháng 11 2016

hay

15 tháng 11 2016

Trong bài cảnh khuya tác giả so sánh tiếng suối trong với tiếng hát ca.

trong câu thơ trên, tác giả so sánh tiếng đàn với tiếng hát ca.

cách so sánh trong bài cảnh khuya làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn, có sức sống trẻ trung bắt nhịp vào không khí đầy lạc quan của cuộc kháng chiến ở núi rừng Việt Bắc

oaoaleuhiha

16 tháng 11 2016

hihacâu trả lời này sao các bạn??????

 

18 tháng 11 2016

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ:

+ Điệp ngữ: "lồng" , "chưa ngủ".
+ So sánh: Tiếng suối - tiếng hát; cảnh vật đẹp -bức tranh.

- Tác dụng:

+ Điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác.