Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
- Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các chỗ đầu xương.
- Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
Khi tham gia giao thông cần tuân thủ luật giao thông; lao động, vui chơi phù hợp sức khỏe của bản thân , không hoạt động quá mạnh để dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Công tác sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Khi sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ giúp các chức năng sống được bản toàn hoặc để lại ít di chứng nhất có thể. Ngoài ra, sơ cứu con có thể quyết định sự sống còn của bệnh nhân.
Khi gặp nạn nhân gãy xương, cần tiến hành sơ cứu
+ Đặt nẹp gỗ vào 2 bên chỗ xương gãy
+ Lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các đầu xương
+ Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
- Băng bó cố định:
+ Dùng băng y tế ( băng vải ) băng cho người bị thương
+ Quấn chặt băng
Câu 1: Làm thế nào để có hệ tim mạch khỏe mạnh làm cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ
Để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh ta cần:
+ Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
+ Tập hít thở sâu ( thiền định và hít thở sâu hoặc yoga )
+ Cười nhiều, giảm các cơn tức giận và stress.
+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều mỡ động vật.
+ Hạn chế sử dụng chất kích thích ( thuốc lá, rượu bia,... )
Câu 2:Trình bày quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng
Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng
+ Biến đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt
+ Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột ( chín ) trong thức ăn thành đường mantozo
Câu 4 a)
Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau: Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau .
b) Chị gái có thể cho máu được bệnh nhân vì nhóm máu O của chị gái không bị kết dính hồng cầu với nhóm máu A của người bác họ .
Nhớ chép đúng nhé ^_^.
Nổi mụn do sự kích thích của tuyến nhờ ở giai đoạn dậy thì, hoocmon cũng tăng cao =)
Sưng tấy lên là do vi khuẩn trong không khí và xung quanh xâm nhập vào chỗ da hở gây viêm, sưng lên
Xuất hiện mủ trắng lak khi bạch cầu đi đến chỗ viêm, sưng đó để tiêu diệt vi khuẩn , khi tiêu diệt xog xác vi khuẩn còn nằm ở lại có màu trắng đục nên xảy ra hiện tượng cứng mủ, mủ trắng.
Sau vài ngày tự khỏi vì tb da thịt phân chia nối liền vết thương lại
3)Vì chúng ta nên tuân theo quy tắc truyền máu. Khi các máu khác nhau bị truyền nhầm cho nhau sẽ gây ra hiện tượng đông máu, lẫn các kháng nguyên và kháng thể.
2) Hút thuốc lá có rất nhiều hóa chất độc tố gây hại cho phổi gây viêm phế quản, ngoài ra làm cho CO2 dính chặt vào hồng cầu, làm chúng ta không đào thải CO2 được.
Phải ăn uống sạch sẽ, không hút thuốc lá, uống thuốc và tập thể dục thường xuyên sẽ tránh bị bệnh.
1) Trứng giun và vi khuẩn bé đến tận hàng trăm micromet, bay lơ lửng trong không khí và thường bám vào đồ vật. Vì vậy, chúng ta phải vệ sinh nhà cửa, trước khi ăn phải chế biến, rửa sạch.
+ Em từng gặp nạn nhân bị đuối nước.
+ Lúc đó nạn nhân bất tỉnh, da trắng bệch.
- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng có phản xạ đầu gối.
- Cơ chế của phản xạ:
+ Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích (búa gõ), phát sinh xung thần kinh.
+ Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).
+ Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.
+ Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).
+ Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận dộng là co gối). - Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, thấy bắp cơ ở trước cánh tay to lên là do có sự co cơ, tính chất của cơ là co và dãn. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi co cơ làm xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể. Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bô' của tơ cơ dày làm tế bào ngắn lại, đó là sự co cơ. Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. Như vậy, khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung tâm thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm co cơ. Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên do đó bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.
* Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:
- Mỗi xương đều gồm các thành phần cấu tạo và tính chất sau:
- Màng xương: bao bọc bên ngoài xương và gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài: bên chắc để cơ và dây chàng bám vào.
+ Lớp trong: lớp tế bào sinh xương, giúp xương lớn lên về chiều ngang khi xương còn non và hàn gắn lại khi xương bị gãy.
- Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.
- Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:
+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.
+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác
+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)
+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân
+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân
* Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:
- Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.
- Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.
Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.