K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Lịch sử là gì?Lịch sử là những gì đang diễn ra.Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.Lịch sử là những gì chưa diễn ra.Lịch sử là những gì đã và đang diễn ra.Câu 2: Khoanh tròn vào câu mà em cho là không đúng.A. Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.B. Học lịch sử giúp ta hiểu biết được cội nguồn của dân tộc , biết được công lao sự hi sinh to lớn...
Đọc tiếp

Câu 1: Lịch sử là gì?

Lịch sử là những gì đang diễn ra.
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Lịch sử là những gì chưa diễn ra.
Lịch sử là những gì đã và đang diễn ra.
Câu 2: Khoanh tròn vào câu mà em cho là không đúng.

A. Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.

B. Học lịch sử giúp ta hiểu biết được cội nguồn của dân tộc , biết được công lao sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.

C. Nhờ có học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại, ta có thêm kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.

D. Lịch sử là chuyện xa xưa chẳng cần biết, có cũng chẳng làm gì vì nó đã đi qua.

Câu 3: Truyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?

A. Tư liệu hiện vật

B. Tư liệu lịch sử

C. Tư liệu chữ viết

D. Tư liệu truyền miệng

Câu 4: Tư liệu hiện vật gồm có:  (Links to an external site.)Links to an external site.

A. những câu truyện cổ.

B. các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí.

C. những công trình, di tích, đồ vật.

D. truyền thuyết về cuộc sống của người xưa.

Câu 5: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc loại tư liệu nào?

A. Tư liệu lịch sử

B.  Tư liệu truyền miệng

C. Tư liệu hiện vật

D. Tư liệu chữ viết

Câu 6: Cách tính thời gian theo âm lịch là:

A. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất

B. Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời

C. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái Đất

D. Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trăng

Câu 7: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của:

A. âm lịch

B. dương lịch

C. bát quái lịch

D. ngũ hành lịch

Câu 8: Trước Công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?

A.Từ năm 0 Công lịch                

B. Trước năm 0 Công lịch

C. Trước năm 1 Công lịch

D. Sau năm 1 Công lịch

Câu 9: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?

A. 10 năm                                    

B. 100 năm

C. 1000 năm   

 D. 10 000 năm   

Câu 10: Năm 2021 thuộc thế kỉ và thiên niên kỉ mấy?

A.Thế kỉ 20, thiên niên kỉ 2

B.Thế kỉ 22, thiên niên kỉ 3

C.Thế kỉ 21, thiên niên kỉ 2

D.Thế kỉ 21, thiên niên kỉ 3                 

Câu 11: Vượn người xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm cách ngày nay.

B. Khoảng từ 5 triệu đến 4 triệu năm cách ngày nay.                                                                

C. Khoảng từ 4 triệu đến 3 triệu năm cách ngày nay.

D. Khoảng từ 3 triệu đến 2 triệu năm cách ngày nay.

Câu 12: Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Câu 13: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng 1 triệu năm trước.

B. Khoảng 500.000 năm trước.

C. Khoảng 150.000 năm trước.

D. Khoảng 50.000 năm trước.

Câu 14: Người đứng thẳng (Homo Erectus) thuộc nhóm nào dưới đây?

A. Vượn cổ.

B. Người tối cổ.

C. Người thông minh.

D. Người tinh khôn.

Câu 15: Nguyên liệu chính tạo ra công cụ lao động của người nguyên thủy là gì?

A. Đá

B. Gỗ

C. Xương

D. Kim khí

Câu 16: Tổ chức xã hội của người tối cổ có điểm gì nổi bật?

A. Sống thành một nhóm gia đình, có người đứng đầu.

B. Sống thành nhiều nhóm gia đình, có người đứng đầu.

C. Sống thành từng bầy, gồm vài chục người, trong hang động, mái đá.

D. Sống thành từng gia đình, trong hang động, mái đá, hoặc ngoài trời.

Câu 17: Đứng đầu thị tộc là

A. tộc trưởng.

B. bộ trưởng.

C. xóm trưởng.

D. tù trưởng.

Câu 18: Đứng đầu bộ lạc là

A. tộc trưởng.

B. bộ trưởng.

C. xóm trưởng.

D. tù trưởng.

Câu 19: Kim loại được con người phát hiện ra vào khoảng thời gian nào?

A. Vào thiên niên kỉ I TCN.

B. Vào thiên niên kỉ V TCN.

C. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN.

D. Vào thiên niên kỉ VI TCN.

Câu 20: Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở

A. Tây Á và Đông Nam Á.

B. Tây Á và Nam Mĩ.

C. Tây Á và Bắc Phi.

D. Tây Á và Nam Á.

Câu 21: Các nền văn hóa gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

B. Sơn Vi, Gò Mun, Đồng Đậu.

C. Sa Huỳnh, Gò Mun, Phùng Nguyên.

D. Sa Huỳnh , Sơn Vi, Đồng Đậu

Câu 22: Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thuỷ mở rộng địa bàn cư trú?

A. Đá.

B. Kim loại.

C. Gỗ.

D. Nhựa.

 

Câu 23: Con số 1450 cm3 là thể tích não của loài người nào?

A. Người tối cổ.

B. Người tinh khôn.

C. Người đứng thẳng.

D. Người lùn.

Câu 24: Người tối cổ sống bằng nguồn lương thực có được từ:

A. Săn bắn, hái lượm.

B. Săn bắt, hái lượm.

C. Chăn nuôi, trồng trọt.

D. Đánh bắt cá.

Câu 25: Thị tộc là

A. một nhóm người không cùng huyết thống gồm vài gia đình.

B. một nhóm gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau.                        

C. một nhóm gồm các gia đình sinh sống cạnh nhau.

D. một nhóm người sống chung với nhau.

Câu 26: Bộ lạc là tổ chức xã hội gồm

A. 5 đến 7 gia đình lớn.

B. Vài chục gia đình có quan hệ huyết thống.

C. nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng gắn bó với nhau.

D. Từng gia đình sống trong hang động, mái đá.

 

Câu 27: Thành tựu về vật chất quan trọng đầu tiên của người nguyên thủy là

A. tạo ra lửa.

B. biết trồng trọt.

C. biết chăn nuôi.

D. làm đồ gốm.

Câu 28: Quá trình tiến hóa của loài người diễn ra như sau:

A. Vượn → Tinh tinh → Người tinh khôn.

B. Vượn người → Người tối cổ → Người tinh khôn.

C. Người tối cổ → Người cổ → Người tinh khôn.

D. Người tối cổ → Người tinh khôn.

Câu 29:  Đâu là điểm tiến bộ hơn của Người tinh khôn so với Người tối cổ?

A. Chế tạo ra công cụ đá thô sơ.

B. Sống chủ yếu dựa vào hái lượm.

C. Biết trồng trọt, chăn nuôi.

D. Sống thành bầy gồm vài chục người.

 

Câu 30: Xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng vào thời gian nào?

A. Hơn 4000 năm TCN.

B. Hơn 2000 năm TCN.

C. Hơn 3000 nămTCN.

D. Hơn 1000 nămtcn

1
27 tháng 10 2021

1.D

 

22 tháng 12 2021

teo teo teo teolimdim

22 tháng 12 2021

limdim   

leu

19 tháng 7 2021

Tham khảo 
 

1. Tháng 11-979, tại Kinh đô Hoa Lư nước Đại Cồ Việt, Đinh Tiên Hoàng đế và Thái tử kế vị Đinh Liễn, trong một đêm uống rượu ngủ say ở ngoài sân cung đình, đã bị kẻ bề tôi là Đỗ Thích sát hại. Sự kiện “Đỗ Thích thí Đinh Đinh” này đã dẫn ngay đến những rối loạn triều chính nghiêm trọng. Và triều đình nhà Tống ở phương Bắc-luôn ôm mộng thôn tính nước Việt ở phương Nam-đã không bỏ qua cơ hội này.

Nghe lời tâu bày của Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo, đương chức Tri (quản lý) Ung Châu (nay là Nam Ninh, Quảng Tây): “An Nam quận vương (Đinh Bộ Lĩnh) cùng với con trai là (Đinh) Liễn bị giết, nước ấy sắp mất, có thể nhân lúc này đem một cánh quân sang đánh lấy. Nếu bỏ qua lúc này mà không mưu tính, sợ lỡ cơ hội”, và theo mưu kế gọi là: “Tiếng sét đánh mau, che tai không kịp” của Tể tướng Lư Đa Tốn, Hoàng đế Tống Thái Tông đã quyết định ngay việc đưa quân sang xâm lược nước Việt.

Vào tháng 7 năm Canh Thìn (980), Bộ chỉ huy quân Tống xâm lược được thành lập, gồm Hầu Nhân Bảo-Tổng chỉ huy, Tôn Toàn Hưng-Phó tổng chỉ huy, cùng một loạt tướng lĩnh: Trần Khâm Tộ, Hắc Thủ Tuấn, Thôi Lượng, Lưu Trừng, Vương Soạn, Giả Thực… và được lệnh đem các cánh quân thủy bộ lên đường Nam chinh ngay.

Tin dữ đã được cấp báo về Hoa Lư, từ Lạng Sơn, vào lúc triều đình nhà Đinh mới tạm đưa được người con nhỏ 6 tuổi của Đinh Tiên Hoàng đế là Đinh Toàn lên ngồi ngai kế vị, mẹ đẻ của Đinh Toàn là Dương Thái hậu “buông rèm thính chính” và Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm Phó vương nhiếp chính.

Đối sách của những người đứng đầu triều đình Hoa Lư này, trước nạn ngoại xâm, trước hết-phù hợp với lòng dân và quân sĩ-là kháng chiến và chọn Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” liền đó chép tiếp:

“Khi (triều đình) đang bàn kế hoạch xuất quân thì Cự Lạng cùng các tướng quân khác-đều mặc áo trận-đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: “Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. (Nhưng) bây giờ thì chúa thượng còn trẻ thơ, (mà) chúng ta dẫu hết sức liều chết để đánh giặc, may được chút công lao thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn ông Thập đạo (Tướng quân Lê Hoàn) làm Thiên tử, sau đó hãy xuất quân thì hơn”. Quân sĩ nghe vậy đều hô: “Vạn tuế”. (Dương) Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời đăng quang ngôi Hoàng đế”.

Bấy giờ là tháng 8 năm Canh Thìn (980). Vừa đúng lúc Hoàng đế nhà Tống tuyên chiếu chỉ chính thức phát động và ra lệnh cho các cánh quân xâm lược Đại Cồ Việt xuất phát!

2. Về cuộc kháng chiến chống Tống và trận Bạch Đằng lần thứ hai, sử liệu gốc không những ít mà còn mâu thuẫn và mơ hồ.

Sử sách chính thống, cổ truyền của ta đều nói: Chiến sự bắt đầu vào tháng 3 năm Tân Tỵ (981), khi các cánh quân Tống của “Hầu Nhân Bảo đến Lãng Sơn, Trần

  Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng”. Đây là câu viết trong “Đại Việt sử lược”-bộ sử cổ nhất, từ đầu thế kỷ 14, còn sót lại được đến nay. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ở nửa sau thế kỷ 15 chép lại nguyên văn như thế nhưng thay chữ “Lãng” bằng chữ “Lạng”. Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” (cuối thế kỷ 19) cũng chép theo đúng sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, chỉ thêm tên Tôn Toàn Hưng vào cạnh tên Hầu Nhân Bảo.

Không kể sai lầm của một bản dịch cũ, sách “Đại Việt sử lược” đã viết địa danh Lãng Sơn thành Ngân Sơn, khiến có người đã tưởng tượng thêm ra một đường tiến binh nữa của quân Tống là theo hướng Cao Bằng-Bắc Kạn ngày nay (qua Ngân Sơn) để tràn xuống trung châu nước Việt, mà ngay cái cách đổi chữ “Lãng” thành chữ “Lạng” của các sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” cũng đã khiến thêm rối loạn sự nhận thức về các địa điểm đóng quân của giặc và chiến trường đánh giặc, khi lại khiến nhiều người tưởng tượng ra sự thể: Quân Tống cũng có thể đã theo đường biên giới Lạng Sơn (qua Chi Lăng) mà thâm nhập vào trung tâm nước Việt!

Sự thực lịch sử là: Để vào nước Việt, quân Tống chỉ dùng một đường ven biển đông bắc đất nước ta, cả thủy lẫn bộ, giống như các lần Nam chinh trước đấy, từ cuộc hành quân của Mã Viện đi trấn dẹp Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở buổi đầu Công nguyên, cho đến lúc bấy giờ là thế kỷ 10. Chỉ khác một điều là bấy giờ đã xuất hiện tòa Kinh đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt từ năm 968, cho nên đích đến của quân Tống cũng là nhằm vào đấy! Vì thế, các cánh quân thủy bộ của chúng mới tới Lãng Sơn (Quảng Ninh ngày nay), Bạch Đằng (giữa Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay) và Tây Kết (Hưng Yên bây giờ) vào thời gian tháng 3 năm Tân Tỵ (981) như các bộ sử chính thống cổ truyền của ta đã chép.

Nhưng căn cứ thêm vào sử liệu gốc Trung Quốc thì thấy rằng: Từ thời gian trước tháng 3 năm Tân Tỵ (981), chiến tranh đã xảy ra rồi, trong khi sử cũ nước Việt-chắc là vì không nắm kỹ và chi tiết được những diễn biến chiến sự về phía giặc xâm lược Tống, nên đã “bỏ qua”!

Mặt khác, sử liệu trong dân gian và những tư liệu trên thực địa nước ta cũng lại cho thấy có nhiều điều khớp với những ghi chép chi tiết, những tản mạn trong sử sách Trung Quốc.

Ấy là từ cuối tháng Chạp năm Canh Thìn (đầu năm 981) đã có những cuộc giao tranh giữa cánh quân Tống do chủ tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy và quân dân nhà Tiền Lê do Hoàng soái Lê Hoàn-đóng hành dinh ở vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng ngày nay) và Chí Linh (Hải Dương bây giờ) chỉ huy trên dọc tuyến trận từ cửa sông Bạch Đằng đến vùng Lục Đầu giang!

Có một thực tế lịch sử là: Giặc đã vào sâu được nội địa nước ta và đã mưu toan từ nhiều hướng, tiến về Hoa Lư. Nhưng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân dân ta và đặc biệt là thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa cánh quân của Hầu Nhân Bảo và cánh quân của Tôn Toàn Hưng, cho nên cuối cùng, chủ lực của giặc đều phải lui về, hoặc đến tập kết ở vùng gọi là “Hoa Bộ” để chỉnh đốn lực lượng.

Đến đây thì nổi lên vấn đề địa danh “Hoa Bộ”. Cũng giống như việc xác định đúng được vị trí của Lãng Sơn là xác định đúng được đường tiến binh của quân Tống, việc xác định đúng được vị trí của “Hoa Bộ” là xác định đúng được vùng tập kết chủ lực của giặc, dẫn đến diễn biến đích thực của trận Bạch Đằng lần thứ hai.

Trên thực địa nước ta, cho đến bây giờ vẫn không thấy có địa danh “Hoa Bộ” ở chỗ nào. “Hoa Bộ” chỉ nằm chủ yếu trong sử sách Trung Quốc. Vì thế, đây là tiếng Hán (Bắc Kinh) để phiên âm một địa danh tiếng Nôm, thuần Việt. Do đấy, có thể chuyển ngữ “Hoa Bộ”-là địa danh tiếng Hán Việt-sang cách phát âm tiếng Trung (Bắc Kinh) của địa danh này. Từ đấy sẽ gặp được sự “na ná” (đồng âm) của một địa danh tiếng Nôm, thuần Việt, ngày nay vẫn tồn tại trên thực địa, chỉ vùng đất và quả núi “U Bò” ở trên bờ và đoạn giữa của dòng sông Bạch Đằng, thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Trận Bạch Đằng thứ hai đã diễn ra từ đây và ở đấy.

Có ba sử liệu gốc Trung Quốc chép khá thống nhất về sự kiện này.

Một là sách “Tống sử”: “Khi Lưu Trừng đưa quân đến thì Toàn Hưng cùng Lưu Trừng theo đường thủy tới thôn Đa La, nhưng nói không gặp giặc (tức quân ta) lại trở về Hoa Bộ. Đến đây, Lê Hoàn giả vờ xin hàng để đánh lừa Nhân Bảo. Nhân Bảo bèn bị giết chết”.

Hai là sách “Tục tư trị thông giám”: “Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 6, tháng 3, ngày Kỷ Mùi (28-4-981). Giao Châu hành doanh của quân Tống phá được 15.000 quân của Lê Hoàn ở sông Bạch Đằng, chém được hơn 1.000 thủ cấp, lấy được 200 chiến hạm, thu được hàng vạn mũi tên, áo giáp. Cũng trận này, giặc (tức quân ta) giả vờ hàng để dụ Nhân Bảo. Nhân Bảo cả tin liền bị giặc giết hại”.

Ba là sách “An Nam chí nguyện”: “Thế lực của giặc (tức quân ta) rất mạnh. Quân hậu viện (của Tống binh) chưa kịp đến thì Nhân Bảo đã sa hãm trong vòng trận, bị loạn quân giết chết, ném xác xuống sông”.

3. Trận Bạch Đằng thứ hai diễn ra vào ngày 28-4-981 vậy là nằm trong cục diện chiến tranh dằng dai giữa quân dân nhà Tiền Lê và giặc xâm lược nhà Tống, trong vòng 3 tháng đầu năm 981, trước đấy.

Khác với trận Bạch Đằng lần thứ nhất, khi soái tướng Ngô Quyền đã bày trận địa cọc, kết hợp với thủy triều lên xuống, chủ động đón đánh vỗ mặt quân xâm lược Nam Hán từ ngoài biển tiến vào vùng cửa sông Bạch Đằng và cũng khác với trận Bạch Đằng lần thứ ba, khi Thánh tướng Trần Hưng Đạo cũng dùng trận địa cọc, kết hợp với thủy triều lên xuống, nhưng là để chẹn đường giặc xâm lược Mông Nguyên từ nội địa rút chạy ra biển, phục kích mà tiêu diệt chúng ở quãng trước ngã ba sông Chanh gặp sông Bạch Đằng; trận Bạch Đằng lần thứ hai là kết quả của mưu kế “đập nát đầu rắn”. Khi Hoàng soái Lê Hoàn chọn nhằm vào chủ tướng quân Tống xâm lược là Hầu Nhân Bảo mà bày một trận đánh lớn ở khúc giữa sông Bạch Đằng, tuy phải tổn thất nặng nề nhưng là để trọn vẹn kế trá hàng mà giết chết được kẻ cầm đầu của giặc.

Sau trận Bạch Đằng lần thứ hai này, toàn bộ cuộc xâm lược và quan quân xâm lược nhà Tống lâm vào cảnh “rắn mất đầu”, vỡ trận, trong khi Hoàng soái Lê Hoàn thừa thắng mở tiếp ngay những trận đánh tiêu diệt ở khắp nơi, kể cả trận tiêu diệt cánh quân giặc đã vào sâu được đến trung tâm Đồng bằng châu thổ sông Hồng (ở Tây Kết, Hưng Yên)!

Tổng hiệu quả của trận Bạch Đằng lần thứ hai “đập nát đầu rắn” này thật là lớn, vì đã dẫn thẳng tới sự thảm bại của toàn cuộc nhà Tống xâm lược, từ cuối năm

Canh Thìn (980) đến đầu năm Tân Tỵ (981), với sự kết thúc số phận những kẻ cầm quân Nam chinh, được chính sử sách phía Trung Quốc ghi lại thật bi đát, làm hình ảnh tiêu biểu: Chủ tướng Hầu Nhân Bảo chết trận, tướng thủy quân Lưu Trừng ốm chết, phó tướng Tôn Toàn Hưng bị vua Tống hạ lệnh chém đầu đem bêu ở chợ, tướng Vương Soạn bị xử tội chết (giết ở Ung Châu). Các tướng: Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân… bị bắt sống, điệu về giam ở Hoa Lư…

19 tháng 7 2021

chép mạng đúng không 

 

16 tháng 5

theo em em ấn tượng nhất là chiến thắng điện biên phủ lừng lấy năm châu chấn đọng địa cầu đó là chiến thắng mà em ấn tượng nhất ạ

24 tháng 5 2022

refer

11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975

24 tháng 5 2022

30/4/1975

2 tháng 11 2021

Quá trình tiến hóa của loài người : 

    Tiến hóa của loài người là quá trình tiến hóa dẫn tới sự xuất hiện của người hiện đại về mặt giải phẫu. Chủ đề thông thường tập trung vào lịch sử tiến hóa của linh trưởng — cụ thể là chi Homo, và sự xuất hiện của Homo sapiens như là một loài khác biệt trong Hominidae (tức "vượn lớn") — chứ không phải nghiên cứu về lịch sử sớm hơn đã dẫn tới sự ra đời của linh trưởng.Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người áp dụng sự liên kết đa ngành, bao gồm nhân loại học, linh trưởng học, di truyền học, khảo cổ học, cổ sinh vật học, ngôn ngữ học, phong tục học, tâm lý học tiến hóa và phôi học.

 

Quan điểm chính trong giới khoa học đề cập đến nguồn gốc của người hiện đại về mặt giải phẫu là giả thuyết được gọi là "rời khỏi châu Phi" (OOA, Out of Africa) hay "nguồn gốc châu Phi gần đây của người hiện đại" (RAOMH) hay giả thiết nguồn gốc châu Phi gần đây (RAO), cho rằng loài người (Homo sapiens) có nguồn gốc châu Phi và di cư ra khỏi lục địa này vào khoảng 100 đến 50 Ka BP (Ka BP = Kilo annum before present = ngàn năm trước).

 

Homo sapiens sau đó đã thay thế Homo erectus ở châu Á và người Neanderthal ở châu Âu. 

2 tháng 11 2021

Tham khảo:

 

Quá trình tiến hoá từ vựợn thành người đã diễn ra cách đây hàng triệu năm.

Ở chặng đầu của quá trình đó, cách ngày nay khoảng 5 – 6 triệu năm, đã có một loài Vượn người sinh sống. Từ loài Vượn người, một nhánh đã phát triển lên thành Người tối cổ.
Khoảng 4 triệu năm trước đến khoảng 15 vạn năm thì Người tối cổ biến đổi thành Người tinh khôn.

5 tháng 1 2022

Trong bài viết có tựa đề "Phải chăng là một lời nói dối khủng khiếp? Sao nhiều người vẫn nghĩ cuộc đổ bộ lên Mặt trăng là giả?" đăng vào tuần trước, báo Guardian của Anh đã kể về nguồn gốc của những nghi vấn về sự kiện lịch sử năm 1969.

Mọi chuyện bắt đầu với một người đàn ông tên Bill Kaysing và cuốn sách về "trò bịp 30 tỉ USD của Mỹ". Bill Kaysing là một nhà văn người Mỹ gốc Đức, từng là nhân viên của Rocketdyne, công ty giúp thiết kế động cơ tên lửa Saturn V, từ năm 1956 tới 1963.

Năm 1976, ông tự xuất bản một cuốn sách nhỏ có tên We Never Went to the Moon: America’s Thirty Billion Dollar Swindle (Chúng ta chưa từng lên Mặt trăng: Trò bịp 30 tỉ USD của Mỹ). Ông đã tìm kiếm bằng chứng cho cáo buộc của mình, với các bức ảnh mù mờ và những giả thuyết được cho là khôi hài.