K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2018

Đáp án B

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Trong giai đoạn đầu (1967...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? 

A. Tuyên bố ZOPFAN. 

B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện. 

C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. Tuyên bố Bali.

1
18 tháng 6 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.

Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.”

Đến năm 1992, số nước thành viên tổ chức của ASEAN là:

A. 5 nước

B. 6 nước.

C. 8 nước

D. 10 nước

1
13 tháng 5 2017

Đáp án B

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước

3 tháng 2 2016

* Trên lĩnh vực kinh tế , khoa học - kỹ thuật :

- Nông nghiệp  : Nhờ thanh tựu của cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp , từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc lương thực cho gần 1 tỉ người và có xuất khẩu.

- Công nghiệp : Sản xuất công nghiệp tăng, đặc biệt là công nghiệp nặng. Cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng hiện đại.

+ Qua 7 kế hoạch 5 năm, nền công nghiệp Ấn Độ giữ mức phát triển trung bình là 5%năm. Ấn Độ chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tầu thủy, đầu máy xe lửa, tivi mầu...Nhiều nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử....)  được xây dựng đảm bảo nhu cầu về điện cho Ấn Độ.

+ Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 đạt 7.5%, năm 1988 đạt 6%, năm 1999 đạt 7.1%, năm 2000 đạt 3.9%.

- Công nghệ : Trong 3 thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và viễn thông, cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ...

- Khoa học - kĩ thuật :

+ Từ những năm 90, Ấn Độ thực hiện "cách mạng chất xám", trở thành một trong những quốc gia sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

+ Năm 1974, Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975 phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa của mình. Năm 1996, với việc phóng thành công vệ tinh địa tĩnh, Ấn Độ trở thành một trong 6 nước có khả năng phóng vệ tinh lên vũ trụ. Đến năm 2002, Ấn Độ có 7 vệ tinh nhậ tạo đang hoạt động trong vũ trụ.

+ Trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục và khoa học , kĩ thuật khác, Ấn Độ cũng có những bước tiến nhanh chóng.

* Về chính sách đối ngoại :

- Ấn Độ thi hành chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc. Ần Độ là một trong những nước sáng lập phong trào không liên kết. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong đó có Việt Nam (Ấn Độ chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7/1/1972)

=> Từ năm 1950, Ấn Độ đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn, đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, hoa học kĩ thuật, đối ngoại, đã từng bước nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

 

25 tháng 10 2021

Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:

- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.

+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.

- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.

- Đối ngoại:

+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.

+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.

Tham khảo

8 tháng 5 2016
Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á.  * Sự biến đổi về mặt chính trị :  + Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á là:          Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949)           Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (8 – 1948)       Sự thành lập nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9 – 1948).          Dân chủ hoá nước Nhật. + Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của cuộc “Chiến tranh lạnh”.       Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ Đồng minh sang đối đầu.       Hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu.       Mĩ và đồng minh của Mĩ nhận thấy cần phải ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của nó, nên đã chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thoả thuận trước đó với Liên Xô,… * Sự biến đổi về mặt kinh tế : Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện.