Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên
- Tác dụng : làm cho đoạn văn miêu tả trở nên sinh động , hấp dẫn và lôi cuốn bạn đọc.
Câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh : Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Tác dụng : Nghệ thuật so sánh làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, khiến người đọc dễ hình dung ra sông ngòi ở Cà Mau rất nhiều và dày đặc, đi đâu cũng có thể nhìn thấy sông ngòi ở vùng đất này.
1.đoạn văn trên trích từ tác phẩm "Sông nước Cà Mau" của tác giả Đoàn Giỏi. Phương thức biểu đạt là miêu tả.
2.Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên qua đoạn văn trên là bức tranh toàn màu xanh, những dòng sông, kênh rạch hiện lên vửa hùng vĩ vừa hoang sơ.
3.Tác giả sử dụng 5 lần phép so sánh:
-Càng đổ gần về. . . như mạng nhện.
-dòng sông Năm Căn...như thác.
-Cá nước bơi... đầu sóng trắng.
-Thuyền xuôi giữa...ngàn thước.
-Rừng đước dựng lên...vô tận.
Tác dụng của phép so sánh "càng đổ dần về... như mạng nhện" là: Giúp cho cách miêu tả trở nên hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan không ngớt vọng về trong hơi gió muối [...]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
a.Nghị luận
b.Tự sự
c.Biểu cảm
d.Miêu tả
Hok tốt !
Từ mũi trong hai cách viết làm khơi dậy tình yêu thương trong tâm hồn độc giả về đất Cà Mau xa xôi. Đồng thời làm cho hình ảnh Cà Mau thêm đẹp hơn. Qua đó làm cách giới thiệu của tác giả thêm sinh động , nổi bật hoá - gợi tình và gợi cảm hơn, làm cho ta càng trở nên trân trọng vẻ đẹp của Tổ quốc hơn. Đồng thời, mở đầu cho một ý diễn đạt đẹp đẽ ở phía sau, cho độc giả cảm nhận được sự đẹp đẽ của Cà Mau qua lời mở đầu .
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn miêu tả cảnh sông nước vùng Cà Mau ở cực nam Tổ quốc từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể.
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... màu xanh đơn điệu ) : Cảm tưởng chung về thiên nhiên.
- Đoạn 2 (tiếp ... khói sóng ban mai) : Miêu tả kênh, rạch, con sông Năm Căn.
- Đoạn 3 (còn lại) : Vẻ đẹp chợ Năm Căn.
Người miêu tả quan sát là nhân vật “tôi” - ngồi trên thuyền, một vị trí quan sát rất thuận lợi, bao quát được toàn bộ khung cảnh.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong đoạn 1, ấn tượng ban đầu bao trùm : đó là ấn tượng choáng ngợp, khi mà âm thanh... ru ngủ thính giác, khi mệt mỏi và đuối dần đi... thị giác. Ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua đoạn văn nói về cách đặt tên các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy : những cái tên giản dị, đặc trưng, gần gũi. Chúng gợi ra những nét độc đáo, đặc trưng của vùng sông nước : cây cối, động vật,...
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong đoạn văn Thuyền chúng tôi chèo ... khói sóng ban mai :
a. Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ :
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. Con sông rộng hơn ngàn thước.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống.
b. Câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát ... xuôi về Năm Căn”, những động từ chỉ cùng một hoạt động của thuyền : thoát qua, đổ ra, xuôi về.
- Kênh nhỏ hẹp, sông dài rộng và dòng thì mênh mông. Nếu sắp xếp chèo thoát về Năm Căn, hay đổ ra kênh, sẽ thấy sự đảo nghịch và không phù hợp.
- Cách dùng từ : chính xác và tinh tế bởi các động từ được sử dụng đều diễn tả rất sát ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt, từ sự khó khăn đến nhịp điệu di chuyển của con thuyền.
c. Những từ miêu tả màu sắc rừng đước (màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ) đa dạng thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những chi tiết, hình ảnh về chợ Năm Căn thể hiện sự tấp nập, đông vui, trù phú, độc đáo :
- Quang cảnh : Túp lều lá thô sơ, ngôi nhà gạch hai tầng, đống gỗ cao, cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn, cây cối trù phú, nhà bè ban đêm,...
- Sinh hoạt : họp chợ trên sông, mỗi con thuyền một nét riêng biệt, ...
- Con người : những cô gái Hoa kiều, người Chà Châu Giang, bà cụ người Miên,...
Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua bài văn, có thể cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, hùng vĩ, con người và sinh hoạt độc đáo vùng sông nước Cà Mau.
Luyện tập
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn văn tham khảo :
Đọc “Sông nước Cà Mau”, ta như được phiêu lưu đến một thế giới rộng lớn phủ sắc xanh, mây trời xanh, nước xanh, chung quanh những khu rừng bất tận xanh. Rồi những con sông, kênh rạch chằng chịt. Đi qua những con sông, con rạch, thấy những loài động vật, cây cối lạ lẫm, hoang dã, vừa thấy sợ lại vừa thấy hay. Nét độc đáo ở đây phải nói tới khu chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, đầy sức sống, con người lại mộc mạc, thân thiện. Vùng đất cực nam của tổ quốc ta sao mà đẹp thế.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Một vài nét chính khi giới thiệu về con sông quê hương :
- Thiên nhiên : dòng nước, bờ sông, rặng cây,...
- Con người và sinh hoạt : người dân, chèo thuyền, bắt cá,...
Một bức tranh Thiên nhiên rộng lớn
Nó chính là một bức tranh thiên nhiên rộng lớn , hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo
Nhớ tick