K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

- Đây là tình huống có tính chất đối lập tương phản giữa ngoại cảnh và nội tâm con người.

+ Ngoại cảnh tất cả vẫn rất bình thường, mọi người vẫn tuôn theo nhịp sống đều đặn cảnh vật thậm chí còn rất đẹp “nắng vẫn vàng ươm”

. + Nội tâm của hai anh em đang phải chịu đựng sự mất mát quá lớn: sự đổ vỡ của gia đình, cõi lòng tan nát. 

- Tăng thêm sự bơ vơ, lạc lọng, cô đơn của hai tâm hồn trẻ thơ, nỗi đau không người chia sẽ, chỉ mình hai anh em chịu đựng.

17 tháng 11 2021

''Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.''

22 tháng 8 2021

Tham khảo:

1. Tâm trạng của Thành, trong hoàn cảnh: khi dắt em gái là Thủy ra khỏi lớp học.

2. Thành thấy kinh ngạc vì: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn bình thường, yên ả, tươi đẹp trong khi Thành và Thủy phải chịu cảnh mất mát, đổ vỡ. Thành phải chia tay với đứa em gái nhỏ, tâm hồn em như đang nổi giông bão. Tâm lí của Thành được tác giả mô tả rất chính xác, hợp với cảnh ngộ , làm tăng thêm nỗi buồn thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

3. 

Trong xã hội hiện nay, nhiều trẻ em đang bị bạo hành, không có một mái ấm gia đình đúng nghĩa. Không được đảm bảo quyền lợi của mình. Chính vì vậy, tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một câu chuyện vô cùng cảm động, là tiếng chuông cảnh tỉnh người lớn, khi đối xử với trẻ nhỏ CâuCuộc chia tay của Thủy với mái trường, thầy cô, bạn bè thân thiết, cũng khiến cho người đọc không ngăn được dòng lệ của mình, khi cô bé nói “Mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Câu nói của Thủy khiến cô giáo bàng hoàng, mặt tái đi vì đau đớn. Một cô bé đang tuổi ăn tuổi chơi nhưng từ nay không được tới trường, đánh mất tuổi thơ vui vẻ để bước vào cuộc sống, mưu sinh vất vả. Tác giả Khánh Hòa với những câu văn đầy nhân văn, giàu cảm xúc của mình đã khiến người đọc cảm nhận được sự mất mát quá lớn của những đứa trẻ khi gia đình tan vỡ, khiến các em phải trưởng thành sớm, và đánh mất đi tuổi thơ vui vẻ, thơ ngây hồn nhiên của mình.
“(...) Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theochúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường vànắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.”(Trích SGK Ngữ văn 7 – Tập 1)Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định kiểu vănbản của tác phẩm vừa tìm được?Câu 2. Đoan văn ghi lại tâm trạng của ai, trong hoàn cảnh nào?Câu 3. Vì sao...
Đọc tiếp

“(...) Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo
chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và
nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.”

(Trích SGK Ngữ văn 7 – Tập 1)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định kiểu văn
bản của tác phẩm vừa tìm được?
Câu 2. Đoan văn ghi lại tâm trạng của ai, trong hoàn cảnh nào?
Câu 3. Vì sao nhân vật tôi lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và
nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? Chi tiết này có tác dụng gì?
Câu 4. Từ tác phẩm vừa tìm được, em hãy viết một đoạn khoảng 10 câu nêu lên
suy nghĩ của mình khi được sống trong tình yêu thương của gia đình; trong đoạn có
sử dụng ít nhất một từ láy (chỉ rõ).

1
2 tháng 10 2021

1. Đoạn trích được trích từ văn bản ''Cuộc chia tay của những con búp bê'' của Khánh Hoài. Thể loại truyện ngắn

2. Tâm trạng của Thành trong khi dẫn Thủy đến trường

3. 

Em tham khảo:

 

Chi tiết này thể hiện hai tâm trạng tương phản và đối lập: Cảnh vật, con người ngoài kia vẫn tươi vui, bình thản còn trong lòng hai anh em Thành là nỗi đau về sự chia li, xa cách, về những thiếu thốn tình cảm  gia đình. Điều đó cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng.

4. Em tham khảo:

 Được sống trong tình yêu thương của gia đình có lẽ là niềm hạnh phúc nhất của con người. Bởi lẽ gia đình là nơi có những người mà ta yêu thương, quý mến, nơi ta được ôm ấp, chở che trong tình cảm dạt dào ấy. Gia đình còn là nơi dạy cho ta biết bao bài học quý giá về cách đối nhân xử thế, về bài học làm người. Có lẽ em sẽ chẳng thể tìm được nơi nào mang đến sự bình yên như gia đình bởi " gia đình là nơi bão dừng sau cánh cửa". Được trở về với vòng tay bố mẹ, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc, bao nhiêu chuyện buồn dường như chợt tan biến khi nhìn thấy nụ cười của bố mẹ. Đối với em, hạnh phúc không phải là sở hữu những thứ vật chất đắt đỏ mà chỉ đơn giản là được sống trong tình yêu thương của gia đình. Thực sự em cảm thấy bản thân rất may mắn(Từ láy) khi được sinh ra và lớn lên trong mái nhà tràn ngập tình yêu đó. 

 
21 tháng 2 2018

Khi Thủy rời khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”

+ Anh em Thành tâm trạng vì hai anh em ở trong không khí ảm đạm, bạn bè, thầy cô đau xót trước nỗi đau quá lớn hai anh em đang trải qua

+ Thế nên, nỗi đau ấy không hề tác động gì đến những người khác

- Thành vì quá đau xót nên Thành nghĩ ai cũng biết nỗi đau của hai anh em

- Thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng

→Sự kinh nhạc để biểu hiện tâm trạng đau khổ tột cùng và hâng hụt của Thành.

8 tháng 9 2016

Thành thấy kinh ngạc vì: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn bình thường, yên ả, tươi đẹp trong khi Thành và Thủy phải chịu cảnh mất mát, đổ vỡ. Thành phải chia tay với đứa em gái nhỏ, tâm hồn em như đang nổi gioongbaox. Tâm lí của Thành được tác giả mô tả rất chính xác, hợp với cảnh ngộ , làm tăng thêm nỗi buồn thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

8 tháng 9 2016

* Khi ở trong trường bước ra, tâm trạng hai anh em Thành - Thủy đang như có giông tố, bão bùng, vì những đổ vỡ mà cha mẹ tạo ra cho các em.
* Thế mà bên ngoài cảnh vật tươi đẹp vẫn tươi đẹp, bình yên
Vì vậy Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường mà nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
“hai anh em Thành – Thủy đau khổ, ngồi dưới gôc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu”một cách nặng nề thì “lũ chim sâu… vẫn nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót, người đi chợ vẫn ríu ran”.
- Bố mẹ mỏ nhau, Thành – Thủy phải xa nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình hai em. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên.
- Tác giả chỉ muốn nói đến sự đau khổ của hai đứa trẻ ngây thơ bị bố mẹ bỏ rơi là sự đau xót vô cùng không biết ngỏ cùng ai!
- Tác giả như muốn nhắc nhở: mỗi người hãy lắng nghe những gì đang diễn ra quanh ta.
- Miêu tả sự việc một cách khách quan tác giả muốn nhắn thầm: Hãy san sẻ nỗi đau cùng đồng loại không nên sống dửng dưng vô tình.
Cách diễn tả nghịch cảnh này đã làm tăng thêm nỗi buồn thảm trong lòng các em nhỏ vì thất vọng, bơ vơ, lạc lõng giữa cảnh đời.

16 tháng 3 2017

Chi tiết này thể hiện hai tâm trạng tương phản và đối lập: Cảnh vật, con người ngoài kia vẫn tươi vui, bình thản còn trong lòng hai anh em Thành là nỗi đau về sự chia li, xa cách, về những thiếu thốn tình cảm gia đình. Điều đó cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng.

24 tháng 9 2016

Thành kinh ngạc bởi trong khi tâm hồn mình đang diễn ra những mất mát, đớn đau quá lớn (mất mái ấm gia đình, phải chia tay đứa em gái nhỏ) thì cuộc đời ngoài kia vẫn trôi bình thản. Chi tiết này cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng.

24 tháng 9 2016

Làm xong rồi bà nội

20 tháng 9 2018

Đáp án: D