Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý :
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích.
2. Đại ý : Đoạn thơ bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc của Tố Hữu với Nguyễn Du.
3. “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương”
-“Nỗi niềm xưa” là nỗi niềm của người xưa - của Nguyễn Du. “Thương” là thái độ tình cảm của Tố Hữu dành cho Nguyễn Du mà đặc biệt là nỗi niềm của Nguyễn Du.
4. Nỗi niềm của Nguyễn Du lúc sinh thời:
+ Tình đời sâu nặng: “Dìa lìa ngó ý còn vương tơ lòng/ Nhân tình nhắm mắt chưa xong” ( sử dụng hình thức tạp Kiều)
+ Nỗi cô đơn và khao khát được chia sẽ, đồng cảm: “Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như” ( Vận dụng linh hoạt ý thơ của Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu Thanh ký )
=> Tố Hữu vừa cảm thông nỗi cô đơn, vừa trân trọng tình đời sâu nặng và khao khát được hậu thế đồng cảm của Nguyễn Du.
4. Hai câu cuối:Sử dụng hình thức tập Kiều để thể hiện sự nhắn gửi của Nguyễn Du đối với hậu thế “ Mai sau dù có bao giờ “ và tác giả bày tỏ sự đồng cảm của hiện tại đối với quá khứ, của tác giả đối với Nguyễn Du “Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay.”
5. Mối đồng cảm của tác giả với Nguyễn Du đã làm nên giá trị nhân đạo cho đoạn cũng như bài thơ.
1. Tình huống truyện:
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.
- Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
2. Thông qua tình huống , tính cách các nhân vật được bộc lộ
Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài. Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình.
a. Nhân vật người chồng:
- Ngoại hình thô kệch bộc lộ nét dữ dằn: “Mái tóc tổ quạ”, “đi chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”…
- Hành động hung ác: “Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”.
- Ngôn ngữ thô lỗ: Lão nói với vợ "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ"."Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !"
=> Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường. Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo lực gia đình cần lên án. Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người.
b. Nhân vật người vợ:
- Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.
- Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy.
àTác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.
- Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết:
+ Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con.
+ Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”
=> Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha.
c. Nhân vật chánh án Đẩu:
Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
d. Nhân vật nghệ sĩ Phùng:
=> Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống
- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.
=> Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a. Khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ
– Nghệ sĩ Phùng là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng, trong một lần cần chụp ảnh cảnh biển trong sương sớm cho bộ lịch năm mới. các đồng chí cấp trên đã sắp xếp cho anh một chuyến đi công tác về biển nơi có bạn anh là Đẩu làm ở đó.
– Phùng đến bên biển trong buổi sớm đó và phát hiện ra một cảnh đẹp tuyệt mỹ “một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ”
– “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe…chiếu vào”
– “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con…vào bờ”
– Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa. Một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
– Tác giả gọi đây là cảnh đắt trời cho, diễm phúc lắm mới được gặp một lần
– Tác động của bức tranh tới người nghệ sĩ:
• Bối rối trong trái tim như có cái gì đang thắt lại
• Khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện
• Khám phá khoảnh khắc trong ngần của cuộc đời
• Phát hiện ra bản chất của cái đẹp chính là đạo đức
-> Như vậy có thể nói cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người
b. Phát hiện về hiện thực nghiệt ngã
– Bước ra từ chiếc thuyền đẹp như mơ ấy là người phụ nữ xấu xí, chân đi chữ bát, tà áo rách rưới, khuôn mặt thì chằng chịt giỗ. Người đàn ông to cao vạm vỡ nhìn hung dữ. Và thế rồi cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt người nghệ sĩ: người chồng lấy thắt lưng đánh tới tấp vào vợ, người vợ thì chỉ biết cam chịu. thằng con ở đâu chạy đến cầm dao đam vào bố nó bị bố nó đánh một cái ngã lăn ra
-> Chứng kiến cảnh tượng ấy nghệ sĩ Phùng lại nhận ra một điều cuộc đời không đơn giản xuôi chiều như những gì ta thấy. Nó chứa đựng nhiều nghịch lý.Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập
-> Nhà văn khẳng định đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, hình thức bên trong với hình thức bên ngoài. Khi nhận xét đánh giá cần phải nhận xét một cách đa chiều
- Trong đoạn thơ Tố Hữu, vần ang lặp tới 7 lần (bàng, đàng, giang, mang, đang, ngang, sang)
- Vần ang là vần mở rộng tạo nên cảm giác mở rộng, lan ra không gian mênh mông, thích hợp không khí mùa xuân đang về với mọi người.
Cảm xúc được gợi thông qua phép điệp vần
chữ đàng đâu ra