K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2018

Ngày xửa ngày xưa, tục truyền rằng vào đời vua Hùng thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương xinh đẹp, hiền dịu, cầm kì thi họa đều giỏi. Đến tuổi kén chồng tại kinh đô Phong Châu đã diễn ra cuộc giao tranh hết sức quyết liệt. Năm đó, vua Hùng mở cuộc kén rể tiếng lành đồn xa trai cháng khắp nơi đổ xô về kinh thành. Vua Hùng muốn kiếm cho con  một người chồng thật xứng đáng. Nghe được tin cả Thủy Tinh và Sơn Tinh đều sắm sửa về Phong Châu tranh tài. Một người là thần núi sống ở núi Tản Viên – Sơn Tinh, một người là thần sông sống ở nơi biển cả – Thủy Tinh.

Trong các chàng trai về đây tranh tài nổi bật hơn cả là Sơn Tinh và Thủy Tinh, mỗi người đều có một tài khác lạ: Sơn Tinh vẫy tay về phía đông thì núi mọc lên trùng điệp, vẫy tay về phía tây mọc lên những cồn bãi mênh mông. Còn Thủy Tinh thì hô mưa mưa tới, gọi gió gió về. Ai cũng tài cũng giỏi, đều xứng đáng làm phò mã đặt ra câu hỏi khó cho vua Hùng lựa chọn không ai chịu thua ai. Sơn Tinh có bộ râu xanh rì trông thật dữ tợn, Sơn Tinh thì ngược lại dáng vẻ hùng dũng, oai phong. Ai cũng tài cũng giỏi Mị Nương biết chọn ai đây? Nổi tiếng là xinh đẹp, hiền dịu, nết na, hát hay, múa đẹp, tài năng đủ cả người như vậy chỉ có một. Vua Hùng họp các vị đại thần hỏi xem nên chọn ai? Mỗi người một ý kiến, chẳng biết nên chọn ai. Gả công chúa cho Thủy Tinh thì Sơn Tinh sẽ chẳng vừa lòng, còn gả cho Sơn Tinh thì Thủy Tinh cũng chẳng để yên. Cuối cùng vua Hùng phán:

sontinh

-Thôi được, cả hai con ai cũng tài cũng giỏi nhưng ta chỉ có một người con gái Mị Nương. Để cho công bằng, ta sẽ đưa ra các lễ vật sáng mai ai đem đến trước thì sẽ được lấy Mị Nương: Một trăm ván cơm nếp, mội trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao…

Hai chàng từ biệt Phong Châu tức tốc về tìm lễ vật, họ băng rừng lội suối để tìm cho bằng được lễ vật. Đối với thần sông tìm các lễ vật này là rất khó khăn, nhưng đối với sơn thần thì đó là điều quá dễ ràng. Ngay đêm hôm đó, các lễ vật đã được xếp đủ trong nhà Sơn Tinh. Sáng hôm sau chàng nhanh chóng mang lễ vật đến Phong Châu rước vợ, vua Hùng bằng lòng gả Mị Châu về núi. Ngay sau đó, Thủy Tinh mang lễ vật đến. Biết mình đến sau chàng đùng đùng nổi giận, hô mưa gọi gió, sấm chớp kéo về giăng kín bầu trời để đuổi theo Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương về biển. Nước từ đâu đổ về cuồn cuộn như những chiếc vòi rồng lớn cuộn xoáy các ngôi nhà theo dòng nước lũ, người dân chạy toán loạn lên núi như kiến vỡ tổ. Thấy vậy, Sơn tinh làm phép đánh thức các ngọn núi trỗi dậy làm rung chyển đất trời. Lần này không phải là thần nước nữa mà là thần núi, các ngọn núi vươn vai cao dần lên nhô khỏi mặt nước. Chẳng ai chịu thua ai, Thủy Tinh hô mưa gọi gió, vẫy nước dâng lên cuồn cuộn thì Sơn Tinh cũng không chịu thua nước dâng lên dếnđâu thì ngay lập tức xuất hiện những đê đập vững trãi ngăn nước. Không chỉ dùng thần phép mà còn dùng sức mạnh của mình để rời non lấp bể mà ai cũng nể phục. Cuộc chiến diễn ra ngày đêm, không ai chịu thua làm cho người dân sống trong cảnh lũ lụt, thành Phong Châu cũng ngập chìm trong nước, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn……

Càng ngày Thủy Tinh càng kiệt sức, mà Sơn Tinh vẫn vững trãi bảo vệ núi rừng và gia đình mình. Đã kiệt sức mà vẫn chưa cướp được vợ nên Thủy Tinh bất mãn đành rút quân quay về biển. Còn Sơn Tinh giúp bà con xây dựng lại nhà cửa, dạy bà con trồng lúa canh tác và chung sống hạnh phúc với Mị Nương.

Dù cuộc chiến đã kết thúc nhưng mối hận này vẫn chưa được hóa giải, hàng năm cứ đến tháng sáu, tháng bảy là mưa bão lại ùn ùn kéo về gây chiến với thần núi. Cho đến bây giờ lịch sử ấy vẫn còn lặp lại, cứ đế mùa mưa bão mọi người vẫn quan niệm rằng Thủy Tinh lại đến giao tranh với Sơn Tinh để cướp vợ. Nhưng kết quả vẫn vậy, thần sông luôn thất bại trước thần núi.

18 tháng 7 2021

Em và Khánh Tú là bạn thân từ nhỏ. Hai đứa nhà cạnh nhau, lại học cùng trường, cùng lớp với nhau từ hồi mẫu giáo. Vì thế tình cảm giữa em và Tú rất khăng khít. Khánh Tú không cao lắm, nhưng dáng người khá cân đối. Mái tóc đen bóng luôn được cắt ngắn gọn gàng. Làn da trắng mịn màng khiến cho đứa con gái như em cũng phải ghen tị. Tú có đôi mắt to, tròn, đen láy như hai hòn bi ve. Đôi mắt ấy toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh. Sống mũi cao, thẳng như dọc dừa. Đặc biệt bạn có đôi môi trái tim, mỗi lần cười đôi môi ấy như nụ hoa chúm chím, nhỏ xinh. Tú là học sinh xuất sắc của lớp em. Không chỉ học đều tất cả các môn học, mà Tú còn là cây văn nghệ, cây đá bóng cừ khôi. Bạn hát rất hay, lại biết đánh đàn, nên những dịp văn nghệ do xóm hoặc nhà trường tổ chức, Tú đều thay mặt để biểu diễn. Ở nhà, Khánh Tú còn là một người con ngoan ngoãn. Bạn luôn giúp đỡ ba mẹ làm công việc nhà, đôi lúc bạn còn tự tay vào bếp nấu ăn cho gia đình. Vì nhà gần nhau nên em thường sang nhà Tú chơi với bạn. Hai đứa chơi cờ tỉ phú, cờ cá ngựa rất vui vẻ. Nhiều lúc, hai đứa kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị, chia sẻ với nhau mọi niềm vui cũng như nỗi buồn. Tú còn thường kèm cặp em trong học tập nên kết quả học tập của em đang dần tiến bộ. Em rất tự hào về người bạn của mình. Em hi vọng tình bạn này luôn luôn bền vững và khăng khít.

18 tháng 7 2021

ừm.... bài này bạn lấy trên mạng à

19 tháng 1 2022

Linh Từ Quốc mẫu, hay còn gọi là Kiến Gia Hoàng hậu, Thuận Trinh Hoàng hậu hay Huệ hậu, là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý với tư cách là vợ của Hoàng đế Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm. bà là mẹ ruột của Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, cả hai đều là hoàng hậu của người cháu gọi bà bằng cô, Trần Thái Tông Trần  

Thuyết tương đối miêu tả cấu trúc của không gian và thời gian trong một thực thể thống nhất là không thời gian cũng như giải thích bản chất của lực hấp dẫn là do sự uốn cong của không thời gian bởi vật chất và năng lượng 

Trong vật lý học, thuyết tương đối hẹp là một lý thuyết vật lý đã được xác nhận bằng thực nghiệm và chấp nhận rộng rãi đề cập về mối quan hệ giữa không gian và thời gian. Theo cách trình bày logic ban đầu của Albert Einstein, thuyết tương đối hẹp dựa trên hai tiên đề 

Thuyết tương đối rộng hay thuyết tương đối tổng quát là lý thuyết hình học của lực hấp dẫn do nhà vật lý Albert Einstein công bố vào năm 1915 và hiện tại được coi là lý thuyết miêu tả hấp dẫn thành công của vật lý hiện đại

19 tháng 1 2022

tham khảo

Linh Từ Quốc mẫu (chữ Hán: 靈慈國母, ? - 1259), hay còn gọi là Kiến Gia Hoàng hậu (建嘉皇后)[note 1]Thuận Trinh Hoàng hậu (順貞皇后) hay Huệ hậu (惠后)[1][2], là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý với tư cách là vợ của Hoàng đế Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm. bà là mẹ ruột của Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, cả hai đều là hoàng hậu của người cháu gọi bà bằng cô, Trần Thái Tông Trần Cảnh.

Trong lịch sử Việt Nam, bà được biết đến chủ yếu là mẹ của Lý Chiêu Hoàng - vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử. Với địa vị hoàng hậu nhà Lý của mình, có vai trò không nhỏ trong việc họ Trần soán ngôi nhà Lý, nhượng ngôi cho cháu trai là Trần Thái Tông để lập ra triều đại nhà Trần. Con gái bà là Chiêu Hoàng được sách lập làm hoàng hậu, trở thành hoàng hậu thứ nhất của Thái Tông. Sau khi nhà Trần được thiết lập, bà bị giáng làm Công chúa để phù hợp vai vế (cô của nhà vua), nhưng Trần Thái Tông vẫn không nỡ gọi bà là "công chúa" như nữ quyến hoàng gia bình thường khác, vì thế đã dùng biệt hiệu "Quốc mẫu" để gọi bà, còn khiến bà được hưởng quy chế ngựa, xe và nghi trượng ngang hàng với hoàng hậu. Sau khi Lý Huệ Tông tự sát, bà bị giáng làm công chúa và chính thức tái hôn với Trần Thủ Độ - một người trong họ nhà Trần, lúc này đang giữ chức Thái sư nắm trọn quyền hành.

Trong vấn đề tranh giành được ngôi vị của họ Trần, các sử gia thường đánh giá vai trò của bà cùng Trần Thủ Độ là như nhau, đều mang tính quyết định dẫn đến sự thành công của họ Trần. Hai sách Việt sử tiêu án cùng Cương mục thậm chí còn nhấn mạnh việc bà đã "thông đồng" cùng Trần Thủ Độ tham gia sự kiện Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng. Về sau, trong sự kiện Chiêu Hoàng bị phế ngôi vị hoàng hậu để Thuận Thiên lên thay, bà cũng tham gia rất tích cực khiến sự việc trôi chảy để Thuận Thiên sinh ra hoàng đế đời sau, thế nhưng cũng đồng thời giúp anh em Trần Thái Tông hòa giải. Hành động của bà được nhìn nhận là toàn bộ vì lợi ích của họ Trần, đối với lịch sử họ Trần có một sự tích cực rất lớn.

Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Toàn thư có đánh giá rất trung lập về Linh Từ, nhìn nhận cái công lao của bà giúp nhà Trần trong việc nội trị, thế nhưng phần báo đáp nhà Lý thì không được bằng, dù bà từng là vợ và là con dâu của họ Lý, đồng thời ca thán: "Thế mới biết trời sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần!".

Thuyết tương đối

Thuyết tương đối miêu tả cấu trúc của không gian và thời gian trong một thực thể thống nhất là không thời gian cũng như giải thích bản chất của lực hấp dẫn là do sự uốn cong của không thời gian bởi vật chất và năng lượng. Thuyết tương đối gồm hai lý thuyết vật lý do Albert Einstein phát triển, với thuyết tương đối đặc biệt công bố vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát công bố vào cuối năm 1915 và đầu năm 1916.[1] Thuyết tương đối hẹp miêu tả hành xử của không gian và thời gian và những hiện tượng liên quan từ những quan sát viên chuyển động đều tương đối với nhau. Thuyết tương đối rộng tổng quát các hệ quy chiếu quán tính sang hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc và bao gồm lực hấp dẫn giữa các khối lượng với nhau.[2]

Thuyết tương đối thường phải được tính đến trong những quá trình có vận tốc là lớn đáng kể so với tốc độ ánh sáng (thường là trên 10% tốc độ ánh sáng) hoặc có trường hấp dẫn khá mạnh và không thể bỏ qua được. Ở vận tốc tương đối tính, các hiệu ứng của thuyết tương đối hẹp trở nên quan trọng và ảnh hưởng tới kết quả tiên đoán cũng như miêu tả hiện tượng vật lý.[1]

Thuật ngữ "thuyết tương đối" (tiếng Đức: Relativtheorie) sử dụng lần đầu tiên vào năm 1906 bởi Max Planck khi ông nhấn mạnh trong lý thuyết này có một trong những nền tảng là dựa trên nguyên lý tương đối. Trong phần thảo luận của cùng một bài báo, Alfred Bucherer lần đầu tiên sử dụng cách viết Relativitätstheorie.[2][3]

Thuyết tương đối hẹp

Trong vật lý học, thuyết tương đối hẹp (SR, hay còn gọi là thuyết tương đối đặc biệt hoặc STR) là một lý thuyết vật lý đã được xác nhận bằng thực nghiệm và chấp nhận rộng rãi đề cập về mối quan hệ giữa không gian và thời gian. Theo cách trình bày logic ban đầu của Albert Einstein, thuyết tương đối hẹp dựa trên hai tiên đề:

  1. Các định luật vật lý là bất biến (hay đồng nhất) trong mọi hệ quy chiếu quán tính (hệ quy chiếu chuyển động không có gia tốc).
  2. Tốc độ ánh sáng trong chân không là như nhau đối với mọi quan sát viên, bất kể chuyển động của nguồn phát ánh sáng như thế nào.

Albert Einstein lần đầu tiên đề xuất ra thuyết tương đối hẹp vào năm 1905 trong bài báo "Về điện động lực của các vật thể chuyển động".[1] Sự không phù hợp giữa cơ học Newton với các phương trình Maxwell của điện từ học và thiếu bằng chứng thực nghiệm xác nhận giả thuyết tồn tại môi trường ête siêu sáng đã dẫn tới sự phát triển thuyết tương đối hẹp, lý thuyết đã miêu tả đúng lại cơ học trong những tình huống chuyển động bằng vài phần tốc độ ánh sáng (còn gọi là vận tốc tương đối tính). Ngày nay thuyết tương đối hẹp là lý thuyết miêu tả chính xác nhất chuyển động của vật thể ở tốc độ bất kỳ khi có thể bỏ qua ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Tuy vậy, cơ học Newton vẫn được sử dụng (do tính đơn giản và độ chính xác cao) khi chuyển động của vật thể khá nhỏ so với tốc độ ánh sáng.

Cho đến tận khi Einstein phát triển thuyết tương đối rộng, để bao gồm hệ quy chiếu tổng quát (hay chuyển động có gia tốc) và lực hấp dẫn, thuật ngữ "thuyết tương đối hẹp" mới được áp dụng. Có một bản dịch đã sử dụng thuật ngữ "thuyết tương đối giới hạn"; "đặc biệt" thực sự có nghĩa là "trường hợp đặc biệt".[2]

Thuyết tương đối hẹp ẩn chứa các hệ quả rộng lớn, mà đã được xác nhận bằng thực nghiệm,[3] bao gồm hiệu ứng co độ dài, giãn thời gian, khối lượng tương đối tính, sự tương đương khối lượng-năng lượng, giới hạn của tốc độ phổ quát và tính tương đối của sự đồng thời. Lý thuyết đã thay thế khái niệm trước đó là thời gian phổ quát tuyệt đối thành khái niệm thời gian phụ thuộc vào hệ quy chiếu và vị trí không gian. Không còn khoảng thời gian bất biến giữa hai sự kiện mà thay vào đó là khoảng không thời gian bất biến. Kết hợp với các định luật khác của vật lý, hai tiên đề của thuyết tương đối hẹp dự đoán sự tương đương của khối lượng và năng lượng, như thể hiện trong công thức tương đương khối lượng-năng lượng E = mc2, với c là tốc độ ánh sáng trong chân không.[4][5]

Một đặc điểm khác biệt của thuyết tương đối đặc biệt đó là phép biến đổi Galileo của cơ học Newton được thay thế bằng phép biến đổi Lorentz. Thời gian và không gian không còn tách biệt hoàn toàn khỏi nhau trong lý thuyết nữa. Chúng được đan xen vào nhau thành thể thống nhất liên tục là không-thời gian. Các sự kiện xảy ra trong cùng một thời điểm đối với một quan sát viên có thể xảy ra ở thời điểm khác nhau đối với một quan sát viên khác.

Lý thuyết "đặc biệt" là do nó chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt mà độ cong của không thời gian do lực hấp dẫn là không đáng kể.[6][7] Để bao hàm cả trường hấp dẫn, Einstein đã thiết lập lên thuyết tương đối rộng vào năm 1915. Thuyết tương đối hẹp vẫn miêu tả được chuyển động có gia tốc cũng như cho các hệ quy chiếu chuyển đối với gia tốc đều (hay tọa độ Rindler).[8][9]

Tính tương đối Galileo bây giờ được xem như là trường hợp xấp xỉ của nguyên lý tương đối Einstein đối với các tốc độ nhỏ, và thuyết tương đối hẹp được xem như là trường hợp xấp xỉ của thuyết tương đối rộng đối với trường hấp dẫn yếu, nghĩa là trong một phạm vi đủ nhỏ và trong điều kiện rơi tự do. Trong khi công cụ của thuyết tương đối rộng là hình học không gian cong Riemann biểu diễn các hiệu ứng hấp dẫn như là độ cong của không thời gian, thuyết tương đối được giới hạn trong không thời gian phẳng hay được gọi là không gian Minkowski. Thuyết tương đối hẹp áp dụng cho một hệ quy chiếu bất biến Lorentz cục bộ có thể được xác định trên phạm vi đủ nhỏ, thậm chí đặt trong không thời gian cong.

Galileo Galilei đã từng suy xét khi cho rằng không có trạng thái nghỉ tuyệt đối và được xác định rõ (hay không có hệ quy chiếu ưu tiên), mà ngày nay các nhà vật lý gọi là nguyên lý tương đối Galileo. Einstein đã mở rộng nguyên lý này để tính tới tốc độ không đổi của ánh sáng,[10] một hiện tượng đã được quan sát và chứng minh trước độ trong thí nghiệm Michelson–Morley. Không chỉ áp dụng cho tốc độ ánh sáng, ông cũng mạnh dạn mở rộng giả thuyết vẫn đúng cho mọi định luật vật lý, bao gồm các định luật của cơ học và của điện động lực học cổ điển.[11]

Thuyết tương đối rộng 

Thuyết tương đối rộng hay thuyết tương đối tổng quát là lý thuyết hình học của lực hấp dẫn do nhà vật lý Albert Einstein công bố vào năm 1915[2] và hiện tại được coi là lý thuyết miêu tả hấp dẫn thành công của vật lý hiện đại. Thuyết tương đối tổng quát thống nhất thuyết tương đối hẹp và định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, đồng thời nó miêu tả lực hấp dẫn (trường hấp dẫn) như là một tính chất hình học của không gian và thời gian, hoặc không thời gian. Đặc biệt, độ cong của không thời gian có liên hệ chặt chẽ trực tiếp với năng lượng và động lượng của vật chất và bức xạ. Liên hệ này được xác định bằng phương trình trường Einstein, một hệ phương trình đạo hàm riêng phi tuyến.

Nhiều tiên đoán và hệ quả của thuyết tương đối rộng khác biệt hẳn so với kết quả của vật lý cổ điển, đặc biệt khi đề cập đến sự trôi đi của thời gian, hình học của không gian, chuyển động của vật thể khi rơi tự do và sự lan truyền của ánh sáng. Những sự khác biệt như vậy bao gồm sự giãn thời gian do hấp dẫn, thấu kính hấp dẫn, dịch chuyển đỏ do hấp dẫn của ánh sáng, và sự trễ thời gian do hấp dẫn. Mọi quan sát và thí nghiệm đều xác nhận các hiệu ứng này cho tới nay. Mặc dù có một số lý thuyết khác về lực hấp dẫn cũng được nêu ra, nhưng lý thuyết tương đối tổng quát là một lý thuyết đơn giản nhất phù hợp các dữ liệu thực nghiệm. Tuy thế, vẫn còn tồn tại những câu hỏi mở, căn bản nhất như các nhà vật lý chưa biết làm thế nào kết hợp thuyết tương đối rộng với các định luật của vật lý lượng tử nhằm tạo ra một lý thuyết đầy đủ và nhất quán là thuyết hấp dẫn lượng tử.

Lý thuyết của Einstein có nhiều ứng dụng quan trọng trong vật lý thiên văn. Nó chỉ ra trực tiếp sự tồn tại của lỗ đen – những vùng của không thời gian trong đó không gian và thời gian bị uốn cong đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được – một trạng thái cuối cùng của các ngôi sao khối lượng lớn. Có rất nhiều nguồn bức xạ mạnh phát ra từ một vài loại thiên thể cố định dựa trên sự tồn tại của lỗ đen; ví dụ, các microquasar và nhân các thiên hà hoạt động thể hiện sự có mặt của tương ứng lỗ đen khối lượng sao và lỗ đen có khối lượng khổng lồ. Sự lệch của tia sáng do trường hấp dẫn làm xuất hiện hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, trong đó nhiều hình ảnh của cùng một thiên hà hiện lên qua ảnh chụp. Thuyết tương đối tổng quát miêu tả các tính chất của sóng hấp dẫn mà đã được xác nhận một cách trực tiếp bởi nhóm Advanced LIGO. Hơn nữa, thuyết tương đối rộng còn là cơ sở cho các mô hình vũ trụ học hiện tại về sự đang giãn nở không ngừng của vũ trụ.

HT

17 tháng 11 2018

Đó là tùy em thôi !

Nhưng lần sau đừng đăng câu hỏi ngoài lề nhé !

10 tháng 6 2018

là Friday

10 tháng 6 2018

Đáp án đúng nhất là" Thứ Sáu"

22 tháng 4 2018

ban dang cau hoi nham qua

22 tháng 4 2018

VƯƠNG NGUYÊN LÀ TIỂU THANG VIÊN.MÌNH LÀ FAN VƯƠNG NGUYÊN NÈ

26 tháng 11 2021

Đọc Góc sân và khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa. Đó là com bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thày và nhất là ánh trăng của làng quê. Với tuổi thơ trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười khi nhìn thấy chuối thấy xôi. Chúng ta hãy đọc những câu thơ như thế trong bài Trông trăng:

    Trăng như cái mâm còn 
Ai treo ông cao thế

                                                Ông nhìn đàn em bé

   Muốn khoe có mặt tròn

       Thơ trong Góc sân và khoảng trời là thơ viết về tuổi thơ. Nhưng đó là tuổi thơ của một thời mà đất nước ta đang trong chiến tranh chống xâm lăng. Đó là cái thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên Đại Học và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong bài con chim hay hót, tác giả đã miêu tả hình ảnh những chú chim non nhìn dãy phi lao các anh bộ đội trồng ngày ra đi đánh Mỹ mà nhớ đến các anh và mong mỏi ngày các anh sẽ trở về.

Con chim nó đỗ cành tre

Bay ra cành chè nó hót hay hay

Hót rằng cây phi lao này

Mấy anh bộ đội trồng ngày ra đi

Phi lao mới nói rầm rì

Rằng anh bộ đội mai kia lại về

        Nếu lấy con mắt của người đọc là trẻ em hôm nay để nói thì đấy là tập thơ của một chú bé già trước tuổi. Hay nói cách khác là Trần Đăng Khoa đã thành người lớn tuổi từ khi còn là trẻ con. Nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt tập thơ khi nó ra đời vào hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ của đất nước, một đất nước đang chiến tranh người người đi ra trận, đến cả chú chó vàng thân yêu của tác giả cũng bị chết vì bom Mỹ thì sự ra đời của những bài thơ như trong Góc sân và khoảng trời là điều tất yếu.

      Chính những bài thơ được tập hợp trong Góc sân và khoảng trời đã làm nên một thần đồng thơ Trần Đăng khoa ngày nào. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của ông được trao giải thưởng nhà nước về Văn hoá nghệ thuật.

25 tháng 11 2017

italia là sai bạn ghi chữ i là chữ hoa nhé

25 tháng 11 2017

bạn có thể sửa lại cả bài cho mình ko . minh đang cần gấp