K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3

(*) Lý do David Marr đưa ra nhận xét này:

- Việt Nam đã thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế phức tạp. Ví dụ:
+ Vừa tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.
+ Vừa duy trì quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, vừa tranh thủ sự giúp đỡ của các nước tư bản.
- Việt Nam luôn đặt mục tiêu cao nhất là độc lập, thống nhất đất nước.
- Khi cần thiết, Việt Nam sẵn sàng nhượng bộ một số lợi ích để đạt được mục tiêu cao hơn. Ví dụ: Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) là một ví dụ về sự nhượng bộ để tạm thời chia cắt đất nước.
- Sẵn sàng điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh thay đổi:
Việt Nam luôn cập nhật tình hình quốc tế và điều chỉnh chính sách ngoại giao cho phù hợp. Ví dụ:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam tập trung vào việc tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước tư bản.
(*) Hoạt động đối ngoại trong hai cuộc kháng chiến:

Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954):

- Mục tiêu: tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Hoạt động:
+ Gửi thư kêu gọi sự ủng hộ của các nước trên thế giới.
+ Tham gia các hội nghị quốc tế.
+ Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
- Thành quả:  Thu hút được sự ủng hộ của quốc tế, tạo sức ép buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954).
Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975):

- Mục tiêu: tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Hoạt động:
+ Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc.
+ Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
+ Mở rộng phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ Việt Nam.
- Thành quả: Thu hút được sự ủng hộ to lớn của quốc tế, góp phần vào chiến thắng cuối cùng của Việt Nam.

15 tháng 6 2018

Đáp án C
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao (chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ). cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược (cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh)

2 tháng 12 2018

Đáp án B

- Đáp án A loại vì cách mạng tháng Tám không có đấu tranh ngoại giao.

- Đáp án B lựa chọn vì trong cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đều có lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang.

- Đáp án C loại vì chiến trường chính và vùng sau lưng địch chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có nội dung này.

- Đáp án D loại vì lực lượng vũ trang ba thứ quân chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có lực lượng vũ trang 3 thứ quân.

20 tháng 4 2018

Đáp án B

Với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến

24 tháng 2 2019

Đáp án C

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân Việt Nam nhận được rất nhiều sư giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.

Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai tuy đã gây nên cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô những sau đó vào những năm cuối thập kỉ 70 hai bên lại có chuyế thăm lẫn nhau. Đối với Trung Quốc cũng vậy, Mĩ sang thăm nước này (2-1972), đến năm 1979 thì quan hệ ngoại giao được thiết lập giữa hai nước.

Mĩ âm mưu đặt quan hệ ngoại giao với hai nước lớn nhằm cô lập phong trào đấu trang của nhân dân ta.

=> Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo hướng hòa dịu giữa hai nước đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta.

20 tháng 8 2018

Đáp án A
Mĩ xâm lược Việt Nam với âm mưu: chia cắt hai miền Nam - Bắc, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. Chính vì thế, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã giáng đòn mạnh vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân (Mĩ), cổ vũ và tác động đến phong trào giải phóng dân tộc của nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời, nội bộ nước Mĩ trong quá trình diễn ra chiến tranh Việt Nam đã có sự chia rẽ sâu sắc do các phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam.  => Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam thắng lợi là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc

25 tháng 6 2018

Đáp án A
Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của lịch sử Việt Nam là kháng chiến và kiến quốc

2 tháng 5 2018

Đáp án B

Các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954 bao gồm: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947); Chiến dịch biên giới (1950); Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951); Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952); Chiến dịch Tây Bắc thu – đông (1952); Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953; Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong đó, mỗi chiến dịch có mục đích chính khác nhau:

- Chiến dịch Việt Bắc nhằm đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

- Chiến dịch Biên giới nhằm củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Từ chiến dịch này, âm mưu của Pháp là “đánh lâu dài”.

- Các chiến dịch còn lại nhằm hỗ trợ cho chiến tranh du kích trong vùng tạm chiếm.

Tuy nhiên, mục đích chung nhất của các chiến dịch này là tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp

25 tháng 4 2017

Đáp án D
Xét đáp án D: đây là hai bước phát triển tất yếu của một tiến trình cách mạng vì một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: - Với cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chỉ miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. - Với cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở cả hai miền, tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chung duy nhất là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cho đến năm 1975, sau cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ đó đã hoàn thành, cả nước bước vào thời kì khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

23 tháng 4 2018

Đáp án A

Điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) là: có sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Cụ thể như sau:

- Cách mạng tháng Tám:

+ Sức mạnh dân tộc: sự lãnh đạo của đảng, tinh thần đoàn kết của nhân dân, sự chuẩn bị suốt 15 năm, …

+ Sức mạnh thời đại: Nhật đầu hàng Đồng minh tạo điều kiện khách quan thuận lợi.

- Kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ:

+ Sức mạnh dân tộc: xây dựng thực lực đất nước, xây dựng hậu phương, xây dựng lực lượng, tinh thần đoàn kết của nhân dân, …

+ Sức mạnh thời đại: tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ. Từ đó, tăng cương tình đoàn kết quốc tế và sử dụng tốt các thành quả khoa học - kĩ thuật

29 tháng 1 2019

Đáp án D