Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo dàn ý nhé:
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về sự nhường nhịn
II. Thân bài:
* Giải thích và nêu biểu hiện của sự nhường nhịn:
- Sự nhường nhịn là gì?
Nhường nhịn đó là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống, cần nhường nhịn với tất cả mọi người, nghĩa đen của nhường nhịn đó là những đức tính tốt mà mỗi người cần phải rèn luyện và có được nó, mỗi phẩm chất đều phải trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng nó, ở đây nhường nhịn không phải là chấp nhận thua cuộc mà là sự cảm thông đối với đối phương, việc nhường nhịn sẽ tạo nên những phẩm chất vô cùng đáng quý và góp phần tạo nên cho mình những điều đáng quý hơn, ngoài những điều đó bản thân mỗi người đều phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình, mỗi người là một tấm gương cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn sẽ tạo nên cho mình một phẩm chất cao quý đó là sự cảm thông thấu hiểu và những hiểu biết chi tiết về bản chất của sự vật và sự việc.
- Biểu hiện của người biết sống nhường nhịn: Nhường nhịn không chỉ được áp dụng trong một ngôi nhà để thấy được sự hạnh phúc và ấm áp trong mỗi thành viên trong gia đình mà nó hiện hữu trong những trường hợp riêng và nó góp phần tạo nên một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ trong gia đình nó tạo nên một cảm giác gần gũi mà nó tạo nên những cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, những sự nhường nhịn đó sẽ làm nên cho chúng ta được những điều tuyệt vời nhất, gia đình lúc nào cũng có những cảm giác êm ấm và hạnh phúc, mỗi người đều biết nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì gia đình sẽ mãi luôn được hạnh phúc và nó phát triển một cách toàn diện hơn, mỗi người đều tạo nên những không gian riêng và nó to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi người, chúng ta thấy được sự nhường nhịn đó sẽ làm cho mỗi người luôn luôn có cảm giác an toàn hạnh phúc và không gian trong gia đình lúc nào cũng ấm áp và không có những tranh cãi riêng nó tạo nên cảm giác hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.
* Trình bày ý nghĩa của sự nhường nhịn:
- Sự nhường nhịn sẽ bảo vệ mối quan hệ giữa người với người thông qua việc bảo vệ và gìn giữ hòa khí, đồng thời thiết lập nên tinh thần gắn kết, đoàn kết.
- Sự nhường nhịn còn giúp con người vượt thoát khỏi những bon chen, ích kỷ, toan tính của cuộc sống xô bồ, tấp nập thường ngày.
- Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: "Mình vì mọi người".
* Lật lại vấn đề:
- Những người sống ích kỷ, bon chen, tranh giành quyền lợi trong xã hội.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác
- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.
THAM KHẢO
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”. Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau. Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung. Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí. Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy. Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài. Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.
a) Bài học: Khi mình không hạnh phúc hay có chuyện buồn, thì đừng có đổ những đau đớn đó lên người khác. Mà hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm, xem cảm giác đó có đau hay không. Một người chỉ vì lợi ích của bản thân mình, chỉ nghĩ đến việc làm sao để thỏa mãn nhu cầu của bản thân thì tất cả mọi việc người đó làm đều là sai lầm, không được mọi người tán dương, mà còn bị khinh ghét, coi thường.
b) Qua câu chuyện, em mới hiểu được rằng, cuộc sống thật sự có rất nhiều chông gai, cạm bẫy mà chúng ta không thể nào ngờ đến. Không ai muốn điều xấu sẽ xảy đến với mình, con người muốn thành công thì chắc chắn phải vượt qua mọi thử thách gian khó đó. Và để trưởng thành hơn, chúng ta phải tìm cách vượt lên sự sợ hãi của bản thân, cũng như tìm cho mình con đường đúng đắn nhất để đi qua chướng ngại vật đó. Chúng ta cũng không nên cho đi sự bất hạnh đó dù là vô tình hay cố tình. Nó chỉ khiến cho chúng ta càng thêm đau đớn, khó khăn mà thôi, không giải quyết được những nhu cầu của bản thân mình. Một người mà lúc nào cũng ích kỉ, luôn nghĩ cho bản thân mà không nghĩ đến cảm nhận của người khác, thì người đó đã thật sự dẫn dắt mình vào một con đương u ám, đen tối nhất. Ở nơi đó thật sự tăm tối, không có lối thoát. Chúng ta hãy thử một lần đặt mình vào hoàn cảnh của người mình đã cho đi sự bất hạnh. Rồi hãy nhìn nhận một cách chân thực nhất về những gì mình đã làm, cũng như để thấu hiểu, chia sẻ và thông cảm hơn. Chúng ta sẽ thấy rằng nó thật sự rất đau, và không ai muốn đón nhận lấy điều đó.Chúng ta đang nhìn đời, nhìn cuộc sống qua lăng kính loang lổ vệt màu của cảm xúc, bám dày đặc lớp bụi bặm của thành kiến, thương đau. Chúng ta trở nên bực nhọc, phán xét trước những gì mình tự cho là " Lỗi lầm của người khác". Chưa bao giờ chúng ta nhìn lại những việc mình đã làm, luôn cho rằng việc mình làm là đúng, mà không bao giờ nhìn rõ những hậu quả mà việc đó sẽ gây ra, cũng như luôn đổ hết trách nhiệm cho người khác mặc dù mình là người làm sai. Hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm và sửa chữa nó. Phải biết nhìn nhận lại cuộc sống, không nên mang đến khổ đau cho người khác, bạn sẽ thấy bạn sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì mình được sống, được sống hết mình với tuổi trẻ. Còn nếu như là hạnh phúc, hãy biết chia sẻ những hạnh phúc đó cho người kém may mắn hơn mình. Để niềm vui được lan tỏa khắp mọi nơi, ai cũng vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Không nên giữ lấy món quà vô giá đó cho riêng mình, hãy lan tỏa nó đến tất cả mọi người. Rồi bạn sẽ nhận được nhiều hạnh phúc, niềm vui hơn là bạn đã tưởng tượng. Cho đi hạnh phúc, không phải mất mà là để nhận về nhiều hơn. Đừng nên quá ích kỉ, mà quên đi người khác. Nó chỉ khiến cho bạn thêm đau đớn mà thôi, và mất đi sự hạnh phúc. Các bạn ơi! Hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh nói để hiểu hơn, thấu hiểu hơn, yêu hơn và tránh gây ra những tổn thương không đáng có. Hãy biết tự nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa nó.
Chúc bn học tốt !!!!!
Theo bản thân mình nghĩ thì giáo dục công dân không cần lên mạng cóp lại mà bạn chỉ cần làm như bạn nghĩ, bạn hiểu là được
Mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” luôn là cái tâm, cái cốt lõi của đa số tác phẩm văn học và được nhiều người lấy đó là phương châm sống. Nhưng trong thực tế, “Ở hiền gặp lành” có phải lúc nào cũng đúng, cũng hoàn hảo như trong các câu chuyện cổ tích, như trí tưởng tượng của con người?
Vậy, thế nào là “Ở hiền gặp lành” ? “Ở hiền” phải chăng chỉ là hiền lành, không dữ, không làm điều sai trái, gây hại cho người khác, mưu lợi cho bản thân,…? Nếu chỉ nghĩ theo ý nghĩa cơ bản của từ “hiền” như vậy thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm, cho rằng cứ sống sao tốt cho mình không ảnh hưởng đến ai là được rồi, dẫn đến tính cách nhu nhược, dĩ hoà vi quý, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác,… Có nhiều người luôn cho rằng mình luôn “ở hiền” mà không “gặp lành”. Vậy bạn tự hỏi mình xem liệu bạn đã từng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông chưa hay cũng chỉ “bu” quanh dòm ngó nhận xét, bàn tán như bao người khác; bạn đã từng lên tiếng nhắc nhở một người xả rác không đúng nơi quy định,…? Nếu cho bạn nghĩ lại, bạn có dám khẳng định mình là người “ở hiền” nữa không? Nhưng thực chất không phải vậy, sâu xa hơn, từ “hiền” ở đây mang ý nghĩa lớn lao, bao trùm lên cả ý nghĩa nhân đạo – đạo lí làm người. Có thể nói, “ở hiền” là sống sao có ích cho đất nước, xã hội, biết quan tâm giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn, đồng thời phải biết lên án, đấu tranh chống lại cái ác, những thế lực xấu xa luôn muốn làm hại con người,… Vậy “ở hiền” sẽ “gặp lành” như thế nào? Người “ở hiền” sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp, may mắn. Khi bạn không làm điều xấu, hại người bạn sẽ không cảm thấy bất an, tội lỗi, lo lắng mà suy sụp. Không những thế khi làm việc thiện, giúp đỡ người khác bạn sẽ cảm thấy rất vui vẻ, thoải mái, tự hào,… Không chỉ vậy, mọi người xung quanh sẽ yêu quý bạn, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cuộc sống sẽ luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Hồ chủ tịch là tấm gương vĩ đại, mãi toả sáng trong lòng bao người con đất Việt. Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và đúng như “ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng, hạnh phúc vì giành lại độc lập cho dân tộc. Không chỉ nhiều người mà là tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều quý mến Bác, coi Bác là vị Cha già kính yêu. Không nói đâu xa, mới mấy tháng gần đây, thông tin hai thí sinh bỏ thi để cứu người đã làm cho bao con mắt phải trầm trồ thán phục. Đó là hai học sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng. Trên đường tới trường thi tốt nghiệp môn Sinh, hai bạn bất ngờ thấy một phụ nữ đi xe đạp bị ngã lăn ra đường bất tỉnh. Không chần chừ, hai bạn cố gắng hết sức bế nạn nhân lên chiếc xe đạp và chạy thẳng đến bệnh viện. Sau khi làm thủ tục nhập viện, hai bạn gắng sức đạp tới trường nhưng bị muộn năm phút nên không được dự thi. Người tốt ắt gặp điều tốt, ngay sau kì thì tốt nghiệp, hai bạn đã được tuyên dương và khen thưởng về hành động nhân ái của mình. Hai bạn được đặc cách lấy điểm tổng kết môn Sinh học lớp 12 của hai bạn thay cho điểm thi môn tốt nghiệp. Vậy đấy, những người tốt đều được đền đáp xứng đáng, mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” thật không có sai.
Nhưng có phải ai “ở hiền” cũng “gặp lành” không? Có rất nhiều người sống và làm việc chuẩn mực, không làm điều gì trái lương tâm nhưng sao cuộc sống của họ vẫn khó khăn, vẫn gặp nhiều biến cố trắc trở, bị nhiều tai ương giáng xuống đầu? Như cuộc đời cụ bà Nguyễn Thị Đỗ (84 tuổi) ở thôn Nguyệt Biều, Huế là một ví dụ, đến cái tuổi gần đất xa trời rồi mà cũng không được chút thảnh thơi. Ngày này qua ngày khác, bà leo đồi dài chừng một cây số hái lá thuốc về bán nuôi đứa con gái bị tâm thần. Nỗi cơ cực, vất vả của cuộc đời cứ đè nặng lên đôi vai người mẹ già này. Không chỉ vậy, số phận cũng không mỉm cười với nhiều đứa trẻ, những sinh linh nhỏ bé, ngây thơ. Nào là những cô bé, cậu bé mồ côi, không nơi nương tựa, những đứa trẻ tật nguyền hay những em bé bị di chứng chất độc màu da cam,… Những tâm hồn trong sáng ấy có tội tình gì mà số phận nỡ đối xử với chúng một cách tàn nhẫn đến như vậy. Những đứa bé ấy còn chưa có cơ hội để “ở hiền” vậy mà đã “gặp dữ” rồi. Những đứa trẻ đó thật đáng thương! Chỉ cần một lần nhìn thấy những khuôn mặt ngây thơ đó thôi, tôi đảm bảo các bạn cũng như tôi sẽ không cầm nổi lòng mình và lúc đó, các bạn sẽ khẳng định lại câu nói của cha ông ta “Ở hiền gặp lành” là sai, hoàn toàn sai!!!
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng không phải ai “ở hiền” mà cũng “gặp lành” cả. Câu nói của cha ông ta chỉ có phần nào đó là đúng thôi. Nhưng không phải vì thế mà ta phủ nhận nó. Qua câu nói “Ở hiền gặp lành” những người đi trước muốn răn đe, nhắc nhở mọi người phải sống sao cho tốt, làm công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Chúng ta may mắn hơn nhiều người, “gặp lành” hơn nhiều số phận, vì vậy chúng ta nên cưu mang, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, mang lạikhông chỉ niềm vui cho bản thân mà còn mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Đối với thế hệ trẻ chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước hãy quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống xung quanh mình, hãy làm những việc có ích để “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”.
Có thể nói, câu nói “Ở hiền gặp lành” là một câu nói hay, mang nhiều ý nghĩa. Có thể câu nói có lúc không đúng nhưng chúng ta vẫn phải “ở hiền”, làm người tốt, việc tốt, để xây dựng một đất nước giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc.
câu tục ngữ ấy có nghĩa là nếu như chúng ta ăn ở phúc đức thấy khó thì giúp thì sẽ gặp nhiều thành công và may mắn!
chúc bn hok tốt!
Đức tính tốt đẹp của mỗi con người luôn được đề cao trong mọi giai đoạn phát triển, từ thời xa xưa, các giá trị tốt đẹp đã không ngừng phát huy và xây dựng nó đến ngày nay. Và tính tự chủ ngày càng được xã hội đòi hỏi cao trong đức tính tốt của mỗi người. Để hiểu rõ vấn đề về tự chủ, chúng ta cần hiểu được khái niệm tự chủ là gì? Tự chủ là làm chủ bản thân, được hiểu cụ thể “tự” nghĩa là tự mình làm điều gì, tự mình suy nghĩ, tự mình đưa quan điểm ở đây nói cách khác bản thân là yếu tố tự tác động tới mọi vấn đề còn “chủ” ở đây hiểu là chủ quyển, dân chủ. Nói tóm lại tự chủ là khả năng tự bản thân mình đưa ra quyết định sáng suốt, không bị ép buộc, tự chủ trong lời nói, suy nghĩ, tình cảm, tự chủ với hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh. Tự chủ thể hiện khái niệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống và trách nhiệm của bản thân trong việc tự chủ mọi tình huống phải được nâng cao. Tự chủ là đức tính tốt cần phải rèn luyện trong quá trình hoàn thiện bản thân khi các bạn còn đang học tập trên ghế nhà trường. Ý thức được sự cần thiết của đức tính tự chủ trong việc rèn luyện đức tính của con người mà các bạn trẻ có ý thức hơn trong việc nhận thức cũng như nhìn nhận mọi vấn đề một cách tốt nhất. Những bạn có tính tự chủ cao mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân và xã hội. Khi có tính tự chủ, các bạn sẽ có ý thức cao trong công việc hay trong học tập, tự ý giác trong quá trình thực hiện công việc, tự chủ trong hành động của bản thân các bạn sẽ biết được bản thân làm những gì trong thời gian như nào và có thể đánh giá được chính năng lực của bản thân khi đạt được kết quả. Và sự hoàn thành công việc được thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Ngày hôm nay, em có dịp về thăm trường cũ. Trường vẫn như xưa, đến cả hàng cây xanh cũng không có gì thay đổi. Nhìn khung cảnh đó, những kỉ niệm ngày xưa lại ùa về. Đặc biệt, chính là kỉ niệm một lần em trốn học thể dục.
Hôm đó là một ngày mùa hè nóng bức, chúng em học thể dục ở trên sân. Và tất nhiên, em và các bạn ai cũng cảm thấy khó chịu. Như thường lệ, sau khi tập hợp điểm danh xong, thầy sẽ cho cả lớp tự khởi động rồi đi lấy dụng cụ thể dục, và phải mười lăm phút sau thầy mới quay lại. Thế nên, ngay khi bóng thầy đi xa, em liền dừng tập, chạy vào bóng râm phía sau sân trường ngồi chơi. Vừa ngồi hóng mát, em vừa yên chí rằng chắc chắn sẽ trở lại kịp khi thầy vừa trở về. Bởi như mọi hôm, khi nào thầy gần trở lại, lớp trưởng sẽ yêu cầu cả lớp đứng lại thành các hàng ngang. Đó như là một tín hiệu để em trở về hàng ngũ.
Tuy nhiên hôm đó, khi em đang say sưa nằm trong gió mát thì chợt cảm thấy có gì đó thật kì lạ. Đã khá lâu rồi, nhưng chưa nghe thấy hiệu lệnh tập hợp của lớp trưởng. Chẳng lẽ thầy lại đi lâu đến như vậy. Hơn nữa, tiếng hô, tiếng chạy ồn ã của cả lớp cũng im bặt, không gian yên tĩnh đến lạ lùng. Cảm giác khó hiểu, em vội rời khỏi bóng râm, chạy vòng về sân thể dục. Đến lúc đó, em nhận ra rằng, mình đã bị thầy phát hiện trốn phần khởi động rồi. Thì ra hôm nay, thầy để quên chìa khóa phòng dụng cụ trong cặp nên quay lại lấy. Khi trở về, vừa liếc qua thầy liền nhận ra thiếu mất năm bạn so với lúc điểm danh nên thầy đứng lại chờ đợi. Bốn bạn kia trở về rất nhanh và xin lỗi thầy, riêng em thì đến lúc này mới xuất hiện. Nhìn ánh mắt nghiêm nghị của thầy, em hèn nhát mà cúi gằm mặt xuống đất, lí nhí trong miệng “Em xin lỗi thầy”. Thế nhưng, thầy chẳng hề trả lời mà lướt qua em ra hiệu cho cả lớp tập hợp lại rồi bắt đầu tiết học như thường lệ. Tuy ngạc nhiên nhưng cả lớp vẫn hoạt động theo hướng dẫn của thầy. Chỉ riêng em đứng ở góc sân bóng lẻ loi như người bị thừa ra. Đứng im lặng nhìn các bạn tập ở trong sân. Lần đầu em nhận ra tiết học thể dục kia thì ra không chỉ có mệt mỏi và nóng bức, mà còn rất thú vị nữa. Và việc đứng trong bóng râm một mình lúc các bạn đang học như em luôn khát khao thì ra cũng là một cách tra tấn. Nó khiến em khó chịu và bứt rứt. Mấy lần em lên tiếng xin thầy vào lớp, nhưng thầy không trả lời, giả vờ như không nghe thấy. Suốt bốn mươi lăm phút thể dục hôm đó, em cảm giác dường như đã mấy thế kì trôi qua vậy. Cuối cùng, đến hết giờ, thầy giáo mới tiến về phía em, và nói:
- Em đã nhận ra lỗi sai của mình chưa?
- Em nhận ra rồi ạ. Em xin lỗi thầy, từ nay về sau em sẽ không bao giờ lười biếng và trốn học nữa. Nên thầy cho em vào học với các bạn thầy nhé? - Em vội vàng trả lời thầy.
Nhìn thái độ hối lỗi của em, cuối cùng trên gương mặt nghiêm nghị của thầy cũng hiện lên một nụ cười dịu dàng. Thầy gật đầu:
- Ừ, tiết sau em hãy vào học cùng các bạn đi!
Câu nói ấy của thầy như một cơn gió mát thổi bay đi những mệt mỏi, muộn phiền trong em nãy giờ. Tiết thể dục sau đó là tiết học hay nhất mà em từng học, và cũng là giở thể dục mà em năng nổ nhất từ trước đến nay. Chính cách xử lí tinh tế của thầy đã khiến em nhận ra được niềm vui của việc học tập cùng bạn bè. Giúp em thay đổi được tính xấu trốn học.
Từ đó đến nay đã hơn hai năm trôi qua, nhưng sự việc lần đó em vẫn còn nhớ rõ. Bởi tuy là một kỉ niệm chẳng vui vẻ gì, lại còn là về thói xấu của bản thân, nhưng nó đã thực sự giúp em thay đổi, trở thành một học sinh tốt, được thầy cô, bạn bè yêu quý.