K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2016

vì trái đất quay quanh mặt trời nên dẽ xảy ra hệ quả có nơi có ánh sáng có nơi ko và số giờ ở mỗi khu vực cũng là 1 hệ quả trong nhìu số hệ quả đó

29 tháng 12 2016

do hệ quả chuyển động tự quay quang trục của Trái Đất từ tây sang đông , làm cho các khu vực thuộc các kinh tuyến khác nhua sẽ có giờ khác nhau , đó là giờ địa phương ( giờ mặt trời )

5 tháng 12 2016

- Vì Trái Đất luôn quay quanh trục ( xoay vòng ) nên khi Trái Đất xoay, 1 nửa sẽ nhận được ánh sáng, nửa còn lại sẽ ở trong tối và ngược lại vì vậy tạo ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở mọi nơi trên Trái Đất.

-Vì Trái Đất quay quanh trục tưởng tượng và quay quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày và đêm

11 tháng 6 2017

Câu hỏi này các em đều trả lời thiếu nhé:

- Trái Đất có dạng hình cầu, đồng thời các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là các chùm tia song song. Do đó một nửa cầu được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.

- Trái Đất lại tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối.

→ Xảy ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.

30 tháng 3 2017

Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó.

Do trái đất có dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu được một nửa. Nửa được chiếu sáng chính là ban ngày. Nửa nằm trong bóng tối chính là ban đêm. Từ đó tạo ra hiện tượng ngày đêm.

Tiếp đó, nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.

1 like nha cậu j ơileu

ô và kê cậubanhqua

9 tháng 6 2018

-Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.

-Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trái đất đều lần lượt có ngày đêm.

10 tháng 7 2017

- Thứ nhất là do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa. Nửa được chiếu sáng chính là ban ngày. Nửa nằm trong bóng tối chính là ban đêm. Từ đó tạo ra hiện tượng ngày đêm.

- Thứ hai là do sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.

28 tháng 4 2016

Gió là luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối lớn không khí chuyển động. Trong không gian vũ trụ, gió mặt trời là sự chuyển động của các chất khí hoặc các hạt tích điện từ mặt trời vào không gian, trong khi gió hành tinh là sự thoát khí của nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ bầu khí quyển của một hành tinh vào không gian. Gió thường được phân loại theo quy mô về không gian, tốc độ, lực tạo ra gió, các khu vực gió xảy ra, và tác động của chúng. Những cơn gió mạnh nhất được quan sát trên một hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta xảy ra trên sao Hải Vương và sao Thổ. Gió có những khía cạnh khác nhau, một là vận tốc của nó; hai là áp suất dòng khí; ba là tổng năng lượng của một cơn gió.

Trong khí tượng học, cơn gió thường được gọi theo sức mạnh của nó, và hướng gió thổi. Sự tăng tốc đột ngột của gió được gọi là cơn gió mạnh. Sự tăng tốc kéo dài (khoảng một phút) của các cơn gió mạnh được gọi là gió giật. Gió với khoảng thời gian kéo dài hơn có những cái tên khác nhau kết hợp với tốc độ trung bình của gió, chẳng hạn như gió nhẹ (breeze), gió mạnh (gale), bão (storm), cơn bão (hurricane), và cơn bão lớn (typhoon). Gió xảy ra trên các phạm vi khác nhau, từ cơn bão kéo dài hàng chục phút, cho đến gió địa phương được hình thành do sự nung nóng của bề mặt đất liền kéo dài khoảng vài giờ, cho đến gió toàn cầu do sự khác biệt trong sự hấp thụ năng lượng mặt trời giữa các vùng khí hậu trên trái đất. Hai nguyên nhân chính của gió hoàn lưu khí quyển quy mô lớn là sự khác biệt nhiệt độ giữa xích đạo và các cực, và vòng quay của Trái đất (hiệu ứng Coriolis). Trong vùng nhiệt đới, hoàn lưu nhiệt thấp trên địa hình bình nguyên và cao nguyên có thể tạo ra lưu thông gió mùa. Tại các khu vực ven biển các chu kỳ gió thổi từ biển vào đất liền và ngược lại có thể được coi là gió địa phương; ở các khu vực có địa hình biến động, gió núi và gió thung lũng là những gió địa phương.

16 tháng 1 2017

Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối lớn không khí chuyển động. Trong không gian vũ trụ, gió mặt trời là sự chuyển động của các chất khí hoặc các hạt tích điện từ mặt trời vào không gian, trong khi gió hành tinh là sự thoát khí của nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ bầu khí quyển của một hành tinh vào không gian. Gió thường được phân loại theo quy mô về không gian, tốc độ, lực tạo ra gió, các khu vực gió xảy ra, và tác động của chúng. Những cơn gió mạnh nhất được quan sát trên một hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta xảy ra trên sao Hải Vương và sao Thổ. Gió có những khía cạnh khác nhau, một là vận tốc của nó; hai là áp suất dòng khí; ba là tổng năng lượng của một cơn gió.

Trong khí tượng học, cơn gió thường được gọi theo sức mạnh của nó, và hướng gió thổi. Sự tăng tốc đột ngột của gió được gọi là cơn gió mạnh. Sự tăng tốc kéo dài (khoảng một phút) của các cơn gió mạnh được gọi là gió giật. Gió với khoảng thời gian kéo dài hơn có những cái tên khác nhau kết hợp với tốc độ trung bình của gió, chẳng hạn như gió nhẹ (breeze), gió mạnh (gale), bão (storm), cơn bão (hurricane), và cơn bão lớn (typhoon). Gió xảy ra trên các phạm vi khác nhau, từ cơn bão kéo dài hàng chục phút, cho đến gió địa phương được hình thành do sự nung nóng của bề mặt đất liền kéo dài khoảng vài giờ, cho đến gió toàn cầu do sự khác biệt trong sự hấp thụ năng lượng mặt trời giữa các vùng khí hậu trên trái đất. Hai nguyên nhân chính của gió hoàn lưu khí quyển quy mô lớn là sự khác biệt nhiệt độ giữa xích đạo và các cực, và vòng quay của Trái đất (hiệu ứng Coriolis). Trong vùng nhiệt đới, hoàn lưu nhiệt thấp trên địa hình bình nguyên và cao nguyên có thể tạo ra lưu thông gió mùa. Tại các khu vực ven biển các chu kỳ gió thổi từ biển vào đất liền và ngược lại có thể được coi là gió địa phương; ở các khu vực có địa hình biến động, gió núi và gió thung lũng là những gió địa phương.

Trong nền văn minh của con người, gió đã tạo cảm hứng cho thần thoại, ảnh hưởng đến các sự kiện lịch sử, mở rộng phạm vi của các phương tiện giao thông và chiến tranh, và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ khí, điện và giải trí. Gió đã tạo năng lượng cho các chuyển động của tàu thuyền trên các đại dương của Trái đất. Khí cầu khí nóng sử dụng gió để có các chuyến đi ngắn, và các chuyến bay có năng lượng riêng sử dụng gió để tăng lực nâng và giảm tiêu thụ nhiên liệu. Các vùng gió giật gây ra bởi hiện tượng thời tiết khác nhau có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm cho máy bay. Khi những cơn gió trở nên mạnh mẽ, cây xanh và công trình nhân tạo bị hư hỏng hoặc bị phá hủy.

Gió có thể tạo hình dạng cho địa hình, thông qua một loạt các quá trình aeolian như sự hình thành của các loại đất màu mỡ, như đất phù sa, và cả sự xói mòn của đất. Nhờ gió, bụi từ sa mạc lớn có thể được di chuyển một khoảng cách rất lớn từ khu vực gốc của nó; gió được tăng tốc bởi địa hình gồ ghề và kết hợp với các đám bụi đã được đặt tên theo khu vực ở các bộ phận khác nhau của thế giới vì tác dụng đáng kể của chúng trên các vùng đất đó. Gió ảnh hưởng đến sự lây lan của cháy rừng. Gió phân tán hạt giống từ các loài thực vật khác nhau, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát tán của các loài cây, cũng như số lượng côn trùng biết bay. Khi kết hợp với không khí lạnh, gió có tác động tiêu cực đối với vật nuôi. Gió ảnh hưởng đến thực phẩm dự trữ của các loài động vật, cũng như cách thức săn bắn và chiến lược phòng thủ của chúng.

22 tháng 12 2016

Trên trái đất thời gian biến đổi dần dần từ Đông sang Tây . Tại một thời điểm xác định , có vùng đang là buổi sáng , có vùng khác lại đang là buổi tối . Trong lịch sử người ta dùng vị trí Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày , và các thành phố nằm ở kinh tuyến khác nhau có thời gian đồng hồ khác nhau. Khi ngành đường sắt và viễn thông phát triển , sự biến đổi liên tục vể giờ giấc giữa các kinh tuyến gây trở ngại đáng kể . Các múi giờ được sinh ra để giải quyết phần nào vấn đề này. Các đồng hồ của từng vùng được lấy đồng hồ bộ bằng thời gian tại khinh tuyến trung bình đi qua vùng . Mỗi vùng như vậy là một múi giờ .

Có thể dùng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau , giúp cho chênh lệch giờ giữa các múi giờ là 1 giờ , một con số thuận tiện . Tuy nhiên việc phân chia trên chỉ là cơ sở chung;các múi giờ cụ thể được xây dựng dựa trên các thỏa ước địa phương , có yếu tố quan trọng của việc thống nhất lãnh thổ quốc gia . Do vậy trên bản đồ thế giới , có thể thấy rất nhiều ngoại lệ, và chênh lệch giờ giữa một số múi giờ có thể không bằng một giờ

22 tháng 12 2016

Cảm ơn bn nhiều lắm nhưng mik thấy nó hơi bị dài bn nên viết gọn lại nhé

 

18 tháng 4 2016

Con này! giúp tui câu  ​văn mau! (khôn thật)banhqua

18 tháng 4 2016

do các vĩ độ thay đổi chứ sao nữa

25 tháng 12 2016

1. HỆ QUẢ :

I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12g trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên TráI Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N), làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển, nhưng thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động tịnh tiến hàng năm của Mặt Trời.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí tuyến.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), .
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí tuyến.

II. Các mùa trong năm
– Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
– Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
– Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:

+ Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
– Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
– Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
– Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
– Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
+ Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
– Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
– Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
– Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
– Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)

 

III. Ngày, đêm dài ngắn theo Mùa và theo Vĩ độ
1. Theo mùa
+ Mùa Xuân : Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngăn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21/3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Hạ : Ngày vẫn dài hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Riêng ngày 22/6 thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
+ Mùa Thu : Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23/9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Đông : Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm càng ngắn dần. Riêng ngày 22/12 thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

2. Theo vĩ độ
– Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
– Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
– Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

26 tháng 12 2016

Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời trục nghiêng của Trái Đất không thay đổi nên có lúc nửa cầu này ngả gần Mặt Trời cũng có lúc chếch xa Mặt Trời và ngày 22/6 thì nửa cầu Bắc ngả gần Mặt Trời sinh ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày ngắn đêm dài khớp với câu "Đem tháng 5 chưa nằm đã sáng" và ngày 22/12 thì nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nhưng sinh ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày dài đêm ngắn khớp với câu "Ngày tháng 10 chưa cười đã tối''

Hí hí kiểm tra tốt nha