Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng. Ví dụ, vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm men cadina albicans gây bệnh ở người.
Câu 2:
Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Câu 3:
a) Môi trường có thành phần tính theo đơn vị g/l là:
(NH4)3P04 - 1,5 ; KH2P04 - 1,0 ; MgS04 - 0,2 ; CaCl2 - 0,1 ; NaCl - 1,5
Khi có ánh sáng giàu CO2 là môi trường khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.
b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng vô cơ.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh
sáng, còn nguồn nitơ của nó là phốtphatamôn.
Câu 1: Phân loại thực vật là tìm hiểu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật.
Câu 2: Vai trò của thực vật đối với động vật là :
Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật -Thực vật cung cấp oxi cho quá trình trao đổi khí của động vật và con người. -Thực vật còn là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật.
a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)
5000.20/100 = 1000 ml O2
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng.
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.
Đáp án A.
+ Để duy trì pH máu có nhờ các hệ đệm prôtêinat, bicacbonat, photphat.
+ Phổi điều hòa pH nội môi bằng cách thải C O 2 vì C O 2 tăng lên sẽ làm tăng H + trong máu.
+ Thận điều hòa pH nội môi bằng cách thải H + , tái hấp thụ N a + , thải N H 3 ...
+ Để duy trì pH máu có nhờ các hệ đệm prôtêinat, bicacbonat, photphat.
+ Phổi điều hòa pH nội môi bằng cách thải CO2, vì CO2 tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu.
+ Thận điều hòa pH nội môi bằng cách thải H+, tái hấp thụ Na+ , thải NH3,,..
Vậy: A đúng
P thuần chủng: lông đen, dài x lông trắng, ngắn
F1: toàn lông đen, ngắn => tính trạng lông đen, ngắn trội hoàn toàn so với lông trắng, dài
Do 2 tính trạng màu sắc, chiều dài lông của chuột di truyền độc lập với nhau => theo quy luật phân ly độc lập của Menđen:
Tỉ lệ KH ở F2 là (3 lông đen :1 lông trắng)(3 lông ngắn : 1 lông dài) = 9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài.
Đáp án D
Ý III không phản ánh sự cân bằng nội môi trong cơ thể, phổi và ruột non có diện tích rộng phù hợp với trao đổi chất
Đáp án C
pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận
- mỗi hệ đệm được cấu tạo bởi một axít yếu và muối kiềm mạnh của axít đó (ví dụ: H2CO3/NaHCO3). Khi H+ tăng, máu có xu hướng chuyển về axít thì muối kiềm của hệ đệm có vai trò trung hòa làm giảm H+ trong máu. Khi OH- tăng, máu có xu hướng chuyển sang kiềm tính thì axít của hệ đệm có tác dụng giảm giảm OH- trong máu.
- Phổi thải CO2 giúp duy trì pH máu ổn định vì CO2 kết hợp với nước sẽ tạo thành làm tăng H+ trong máu
- Thận thải H+, tái hấp thu Na+, thải HCO3-, urê.. giúp duy trì pH của máu ổn định.
Vậy đáp án C không đúng