K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2017

Câu 3:

Cảm xúc nhà thơ khi ra về là niềm lưu luyến, bịn rịn trào dâng khi nhà thơ nghĩ đến phút chia tay. " nước mắt" của nhà thơ là nỗi đau xót khôn nguôi, không muốn xa rời được nhấn mạnh qua động từ trào. Từ tình cảm chân thành tha thiết ấy, nhà thơ ao ước được hóa thân thành "con chim hót quanh lăng Bác", "đáo hoa tỏa hương", "cây tre trung hiếu"để luôn được ở bên Người, chăm lo cho "giấc ngủ" của Người. Điệp từ ''muốn làm'' được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong câu cùng các hình ảnh ẩn dụ "con chim","đóa hoa","cây tre" đã thể hiện sâu sắc ước vọng chung của bất cứ một người con đất Việt nào…

Mục lục soạn bài ngữ văn lớp 8 Soạn bài ngữ văn lớp 8 Tập 1 - Tôi đi học - Cấp độ kháiquát của nghĩa từ ngữ - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Trường từ vựng - Bố cục của văn bản - Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) - Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Lão Hạc - Từ tượnghình, từ tượng thanh - Liên kết các...
Đọc tiếp

Mục lục soạn bài ngữ văn lớp 8

Soạn bài ngữ văn lớp 8

Tập 1
- Tôi đi học
- Cấp độ kháiquát của nghĩa từ ngữ
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)
- Trường từ vựng
- Bố cục của văn bản
- Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)
- Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Lão Hạc
- Từ tượnghình, từ tượng thanh
- Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Từ ngữ địaphương và biệt ngữ xã hội
- Tóm tắtvăn bản tự sự
- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- Cô bé bán diêm (trích)
- Trợ từ, thán từ
- Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)
- Tình thái từ
- Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Chiếc lá cuối cùng (trích)
- Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểucảm
- Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)
- Nói quá
- Ôn tập truyện kí Việt Nam
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Nói giảm nói tránh
- Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Câu ghép
- Trả bài tập làm văn số 2
- Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Ôn dịch, thuốc lá
- Câu ghép(tiếp theo)
- Phương pháp thuyết minh
- Bài toán dân số
- Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Chương trình địa phương (phần Văn)
- Dấu ngoặ ckép
- Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Đập đá ở Côn Lôn
- Ôn luyện về dấu câu
- Thuyết minh về một thể loại văn học
- Muốn làm thằng Cuội
- Ôn tập vàkiểm tra phần Tiếng Việt
- Trả bài tập làm văn số 3
- Hai chữ nước nhà (trích)
2
22 tháng 11 2017

Quảng cáo hả trời batngo

12 tháng 1 2018

viết cái đó để làm gì vậy bạn?oho

2 tháng 4 2017

Mười bốn tuổi. Mười bốn tuổi với tám năm ngồi trên ghế nhà trường đã giúp tôi trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều. Tôi đã từng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Nhưng đến khi học văn bản “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tôi mới thực nhận ra sự học và mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành. Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì. Học là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi hay, cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản. Còn hành có nghĩa là làm, là thực hành. Khi có kiến thức ta phải vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống. Có như vậy, học mới có ích, mới không là vô nghĩa. Qua văn bản, tôi đã thấy được vai trò, mục đích to lớn của việc học đối với con người: Học không chỉ cho ta kiến thức, kĩ năng mà còn giúp ta làm việc tốt hơn, có một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng quan trọng hơn là ta phải nhận thấy mối quan hệ giữa học và hành, để có phương pháp học tập đúng. Như thế mới có thể học tốt, mới có thể vươn tới đỉnh cao của sự học. Thật vậy. Nếu ta chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của ôxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. Có biết bao thủ khoa, á khoa đại học khi ra trường lại không làm được chính nghề mà họ học. Đó là vì học đã không vận dụng, thực hành trong khi học, họ chỉ biết học thuộc lòng. Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “nước đổ đầu vịt” mà là “học trước quên sau”. Nhớ làm sau được khi ta ngồi im như tượng, miệng lẩm nhẩm học thuộc lòng như cầu kinh niệm Phật. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới loài người sẽ trở thành một thế giới của những con mọt sách hay sao? Việc hành quan trọng là thế nhưng ý nghĩa của học cũng không hề nhỏ bé. Nếu ta chỉ cắm cúi hành mà không học thì sẽ làm việc một cách khó khăn, lúng túng, sản phẩm làm ra sẽ không đạt chất lượng cao. Tôi đã được đọc một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện đó kể vể một con khỉ mồ côi mẹ, sống xa thế giới loài khỉ. Đến khi có người cho nó một quả chuối vàng ươm, nó cầm lên ngắm nghía, ngửi ngửi rồi vứt đi mà không biết bóc ăn. Câu chuyện đơn giản vậy thôi mà hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chú khỉ con kia là loài khỉ mà không biết ăn chuối đó là vì chú sống không có mẹ, không được học tập về tập tính, thói quen của loài khỉ. Trong câu chuyện đó có thấp thoáng bóng dáng của con người. Con người mà không được học thì cũng không có kiến thức, chẳng phải giống như con khỉ mà không ăn chuối hay sao? Tôi có một vài câu hỏi nữa cần tôi và các bạn tự trả lời. Liệu bạn có thể tính được khối lượng, chất sản phẩm trong một phương trình hoá học nếu không biết cách tính toán. Bạn có thể tính được hiệu suất trong Vật lí nếu không biết hiệu suất là gì. Và bạn có thể vẽ được hình học động nếu không biết chức năng và các phần chính của phần mềm Geogrebra, có thể viết được một bài văn nghị luận chặt chẽ thuyết phục nếu không biết luận điểm là gì, cách sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí ra sao? Câu trả lời là không. Bạn không thể làm được việc gì nếu không có tri thức, không thể có tri thức nếu không học. Học còn ảnh hưởng rất lớn tới tương lai, công việc của chúng ta sau này. Bạn muốn làm một bác sĩ giỏi chữa bệnh cứu người mà lại không học từ bây giờ, không chịu tìm hiểu sâu về y học thì ước mơ kia sẽ không thực hiện được. Bạn muốn làm một công nhân lành nghề mà lại không hay những kỹ thuật, những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến thì bạn sẽ không thể nào làm nên những sản phẩm có chất lượng, năng suất cao. Có biết bao những mơ ước đẹp đẽ biến thành những mơ tưởng hão huyền chỉ vì bạn không có ý chí, không học. Ngày nay, xã hổi đã đổi khác, thế giới ngày một văn minh, nước ta đang trên con đường xây dựng Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Người nông dân cũng phải được trang bị đầy đủ tri thức, hiểu biết chính xác về giống cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, phòng dịch bệnh, sâu bọ. Hơn thế, bà con còn được học tập về những máy móc, phục vụ nông nghiệp, làm tăng năng suất lại tiết kiệm được sức lao động. Nếu con người chỉ biết lao vào công việc mà quên mất việc học thì khác nào cái máy, con rô bốt vô tri vô giác, khác nào một con vẹt học tiếng người, nói tiếng người mà chẳng hiểu mình đang nói gì?. Còn khi ta biết kết hợp việc học với việc hành thì làm việc tốt hơn củng cố được kiến thức, kĩ năng đã học. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Bin Ghết, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm súc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Lí Tiên Hoàng Lí Công Uốn là người học sâu hiểu rộng lịch sử nước ta,sử sách nước ngoài để rồi có quyết định sáng suốt dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, làm nhân dân muôn đời hạnh phúc, an vui. Trong hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Hồ Chí Minh như vì sao sáng, sáng cả về học thức uyên thâm, sáng cả về những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước. Bên cạnh đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập người xưa, lãnh đạo quân dân kháng chiến chống pháp rồi đánh Mĩ. Nhà nông học Lương Định Của thì sao? Ông đã cùng nhân dân lội xuống ruộng cấy lúa, đem hết tài năng của mình để tạo ra những giống lúa mới đem lại cuộc sống ấm no cho bao người. Nếu bạn bảo “Những vị đó đều là nhân tài kiệt xuất, ta làm sao sánh bằng”. Xin thưa rằng để trở thành nhân tài họ phải học, phải hành chăm chỉ cần cù. Tôi có biết một bạn gái lớp 8 đã vui vẻ nhận lời hướng dẫn em làm Toán viết Văn, đi trồng lạc, trồng ngô cùng bố, sẵn sàng giúp đỡ gia đình. Với cô bạn ấy, đó cũng là thú vui, là cách để củng cố kiến thức cho mình. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử. Thật cảm ơn những bài học sâu sắc của tác giả. Từ đây, tôi đã nhận thấy rằng học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học sẽ giúp hành lưu loát, trôi chảy, hành sẽ giúp học tốt hơn. Ngày nay, bên cạnh những người có ý thức học, kết hợp học với hành thì còn có nhiều học sinh, sinh viên chỉ học lấy hình thức, lấy tiếng là người đi học mà không biết gì, khong thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Mọi người hãy từ bỏ lối học đó, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Học có vai trò to lớn đối với mỗi con người, với cả gia đình và dân tộc. Vì vậy có cách học đúng đắn, học theo lời dạy của bậcm cha ông mới xứng là người con đất Việt. Giờ đây, tôi vẫn vui chơi, nghịch ngợm như trước nhưng tôi đã biết không được nghịch điện, không được bẻ cành hái hoa, không được vứt rác bừa bãi, không được thiếu lễ phép, tôn trọng mọi người. Chắc chắn rằng tôi sẽ còn cố gắng để tìm đến con đường học vấn chân chính, và bạn sẽ có được phương hướng cho mình. Hiểu biết hạn hẹp của tôi chỉ có thể có những suy nghĩa giản đơn, nhỏ bé về sự học vô bờ. Có thể bạn sẽ còn lĩnh hội được những ý nghĩa thâm thuý sâu xa của “Bàn luận về phép học” mà tôi chưa có khả năng. Nhưng bây giờ, trong óc tôi đang hiện lên một ý nghĩa nhỏ bé mà quan trọng “Học có vai trò to lớn nhưng nếu ta cố gắng, phấn đấu, sửa chữa cái sai thì ta sẽ đạt được điều mong muốn.”

20 tháng 2 2020

3. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đứng sau đó tạo nhịp điệu dồn dập, diễn tả tình cảm tha thiết, khát vọng trào dâng mãnh liệt và ước nguyện chân thành của nhà thơ nói riêng, của mọi người nói chung.

 Cho đoạn trích sau:Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn...
Đọc tiếp
 Cho đoạn trích sau:
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
[…] Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm( Ở Bỉ, từ năm 1987 vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la , tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã giảm hẳn số lượng người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “ Một Châu Âu ko còn thuốc lá”.
                                         (Trích Ngữ văn 8, Tập 1, Tr.120, 121)
Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Từ các giải pháp được nêu trên, theo em Việt Nam chúng ta đã thực hiện được những việc nào? Bản thân em cần làm gì để góp phần thực hiện chiến dịch chống thuốc lá?
Từ ngữ liệu và văn bản vừa tìm được, tác giả muốn gởi đến người đọc những thông điệp gì?

Giúp mình với ạ
0