K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2016

Câu 4. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?

Trả lời:

Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.

Câu 5. Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá ?

Trả lời:

Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía... Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.



 

7 tháng 5 2019

cái này bn cóp ở đâu đó chứ đâu có câu 4,5 đâu

leu

20 tháng 3 2016

1/Những đặc điểm của nấm giống vi khuẩn:

-   Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.

-   Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

2/ Những điểm giống nhau và khác nhau của tảo là:

+ Giống nhau: 

-    Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.

-    Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.

-    Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.

+ Khác nhau:   Khác nhau giữa nấm và tảo

NấmTảo
- Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác.- Sống trong môi trường nước.
- Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.
 
-Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.
 
-Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh.- Sống tự dưỡng

3/

-Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo:

 

Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.

Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).

-Mốc trắng và nấm rơm sinh sản bằng:

--Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính).

--Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử.


 

 

 

 

 

15 tháng 1 2017

Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.

Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).

* Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào t


cam on nhe

9 tháng 5 2016

day la de ki 1 chu 

I/ TRẮC NGHIỆM:(4đ)Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng : Câu 1: Trật tự các bậc phân loại thực vật làA. ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài         C. ngành – loài – chi - lớp - bộ - họB. ngành - lớp - bộ - chi – loài - họ         D. ngành – chi - lớp - bộ - họ - loàiCâu 2: Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì ?A. Hoa                        B. Quả...
Đọc tiếp

I/ TRẮC NGHIỆM:(4đ)

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng :

 

Câu 1: Trật tự các bậc phân loại thực vật là

A. ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài         C. ngành – loài – chi - lớp - bộ - họ

B. ngành - lớp - bộ - chi – loài - họ         D. ngành – chi - lớp - bộ - họ - loài

Câu 2: Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì ?

A. Hoa                        B. Quả                         C.Nón              D. Túi bào tử

Câu 3: Bộ phận nào sau đây phát triển thành quả?

A. Đầu nhụy   B. Bầu nhụy    C. Vòi nhụy                D. Nhụy

Câu 4: Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?

A. Hạt                          B. Lông hút                C. Bó mạch                  D. Chóp rễ

Câu 5: Dương xỉ tiến hoá hơn rêu ở điểm là

A. óc quả                     B. có hoa                     C. có lá                        D. có rễ thật

Câu 6: Loại quả nào sau đây có thể tự phát tán?

A. Qủa khô                 B. Quả khô nẻ             C. Quả hạch                D. Quả thịt

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu ?

A. Sinh sản bằng bào tử                      B. Thân có mạch dẫn

C. Có lá thật sự                                   D. Chưa có rễ chính thức

Câu 8: Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?

A. Tay chân miệng                  B. Á sừng                    C. Bạch tạng   D. Lang ben

II/ TỰ LUẬN:(6đ)

Câu 9 (2đ): Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Cho ví dụ.

Câu 10 (2đ): Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Nêu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt nhờ động vật?

Câu 11 (2đ) : Tại sao người ta nói “thực vật góp phần bảo vệ đất,chống lũ lụt và hạn hán”?

 

3
5 tháng 7 2021

II/ TỰ LUẬN:(6đ)

Câu 9 (2đ): Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Cho ví dụ.

 - Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả).

- Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo

Câu 10 (2đ): Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Nêu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt nhờ động vật?

 * Có 4 cách phát tán của quả và hạt

-Tự phát tán:quả phải tự nổ được khi chín

- Phát tán nhờ động vật:thơm,ngon thu hút động vật chim chóc,có gai nhỏ để dính vào lông động vật

- Phát tán nhờ gió:nhẹ,có túm lông

- Phát tán nhờ con người:ăn được,thơm,ngon

*Đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt:

Phát tán nhờ động vậtquả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào da hoặc lông của động vật. VD: Quả ké đầu ngựa, hạt thông, quả cây xấu hổ ( trinh nữ ),...

Câu 11 (2đ) : Tại sao người ta nói “thực vật góp phần bảo vệ đất,chống lũ lụt và hạn hán”?

* Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:

+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán.

+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn chế lũ lụt.

5 tháng 7 2021

I/ TRẮC NGHIỆM:(4đ)

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng :

 

Câu 1: Trật tự các bậc phân loại thực vật là

A. ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài         C. ngành – loài – chi - lớp - bộ - họ

B. ngành - lớp - bộ - chi – loài - họ         D. ngành – chi - lớp - bộ - họ - loài

Câu 2: Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì ?

A. Hoa                        B. Quả                         C.Nón              D. Túi bào tử

Câu 3: Bộ phận nào sau đây phát triển thành quả?

A. Đầu nhụy   B. Bầu nhụy    C. Vòi nhụy                D. Nhụy

Câu 4: Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?

A. Hạt                          B. Lông hút                C. Bó mạch                  D. Chóp rễ

Câu 5: Dương xỉ tiến hoá hơn rêu ở điểm là

A. óc quả                     B. có hoa                     C. có lá                        D. có rễ thật

Câu 6: Loại quả nào sau đây có thể tự phát tán?

A. Qủa khô                 B. Quả khô nẻ             C. Quả hạch                D. Quả thịt

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu ?

A. Sinh sản bằng bào tử                      B. Thân có mạch dẫn

C. Có lá thật sự                                   D. Chưa có rễ chính thức

Câu 8: Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?

A. Tay chân miệng                  B. Á sừng                    C. Bạch tạng   D. Lang ben

24 tháng 12 2017
  • Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.
  • Thông qua các hoạt động sống của cơ thể gồm trao đổi chất, lớn lên và phân chia, cảm ứng mà cơ thể trao đổi chất, lớn lên và sinh sản, cảm ứng.

=> Vì vậy, tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

24 tháng 12 2017

Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.

- Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+ Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+ Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin.

+ Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết.

+ Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào.

+ Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan.

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chức nhiễn sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong nhân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất.

Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.

+ Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

18 tháng 5 2017

Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.

18 tháng 5 2017

Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.

Câu 2: Điền từ thích hợp sau vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3... Cụm từ: sinh dục cái, sinh dục đực, hợp tử, tế bào, phôi, vỏ hạt, dự trữ, dinh dưỡng, đầu nhụy, bầu nhụy, hoa, quả.“Trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa, tế bào (1)sinh dục đực chui vào noãn, kết hợp với tế bào (2)sinh dục cái tạo thành một tế bào mới gọi là (3)hợp tử Sau đó, hợp tử phân chia...
Đọc tiếp

Câu 2: Điền từ thích hợp sau vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3...

Cụm từ: sinh dục cái, sinh dục đực, hợp tử, tế bào, phôi, vỏ hạt, dự trữ, dinh dưỡng, đầu nhụy, bầu nhụy, hoa, quả.

“Trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa, tế bào (1)sinh dục đực chui vào noãn, kết hợp với tế bào (2)sinh dục cái tạo thành một tế bào mới gọi là (3)hợp tử Sau đó, hợp tử phân chia nhanh, phát triển thành (4)phôi của hạt, vỏ noãn phát triển thành (5)........................., phần còn lại của noãn thành bộ phận chứa chất (6)........................... cho hạt. (7)............................ biến đổi và phát triển thành (8)............................... chứa hạt.”Mai mình thi nên mong mọi người giúp mình gấp ạ

1
15 tháng 3 2021

“Trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa, tế bào (1)sinh dục đực chui vào noãn, kết hợp với tế bào (2)sinh dục cái tạo thành một tế bào mới gọi là (3)hợp tử Sau khi thụ tinh, phát triển thành (4)phôi , vnoãn phát triển thành (5)hạt chứa phôi, phần còn lại của noãn thành bộ phận chứa chất (6) dự trữ cho hạt. (7) Bầubiến đổi và phát triển thành (8)quả chứa hạt.”

27 tháng 12 2017

Câu 1. Nêu các đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có đặc điểm gì khác và giống nhau?
Trả lời:
a) Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
* Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
* Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).
b) Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ
* Những điểm giống nhau:
- Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- Đều phân bố trong môi trường nước.
- Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.
- Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.
- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.
* Những điếm khác nhau:

Tảo xoắn Rong mơ
Phân bố - Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm...) - Môi trường nước mặn (biển)
Cấu tạo - có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục.
- Cơ thể có dạng sợi
- Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có chất sắc tố phụ màu nâu.
- Cơ thể có dạng cành cây.
Sinh sản - Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau. - Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu.
27 tháng 12 2017

a) Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.

* Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

* Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

b) Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ

* Những điểm giống nhau:

- Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.

- Đều phân bố trong môi trường nước.

- Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.

- Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.

- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.

* Những điếm khác nhau:

Tảo xoắn

Rong mơ

Phân bố

- Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm...)

- Môi trường nước mặn (biển)

Cấu tạo

- có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục.

- Cơ thể có dạng sợi

- Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có chất sắc tố phụ màu nâu.

- Cơ thể có dạng cành cây.

Sinh sản

- Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau.

- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu.



Bạn nào có sách Sinh học lớp 6 thì giúp mk bài báo cáo thực hành này với: (bạn nào có câu trả lời hay và sớm mình sẽ gửi đơn lên thầy phynit tick cho người ấy , thật đấy. đừng ngại đọc nke) Minh Hieu Nguyen Nguyễn Trần Thành Đạt giúp nka ( Bài mk viết dưới rồi )                                                BÁO CÁO THỰC HÀNH- Họ và tên : .................................        ...
Đọc tiếp

Bạn nào có sách Sinh học lớp 6 thì giúp mk bài báo cáo thực hành này với: (bạn nào có câu trả lời hay và sớm mình sẽ gửi đơn lên thầy phynit tick cho người ấy , thật đấy. đừng ngại đọc nke) Minh Hieu Nguyen Nguyễn Trần Thành Đạt giúp nka ( Bài mk viết dưới rồi )

                                                BÁO CÁO THỰC HÀNH

- Họ và tên : .................................                  - Lớp : ........................

I, Nội dung thực hành

1/...............................................
2/...............................................
3/...............................................
4/...............................................

( Các mục trong SGK Sinh 6 tập 1 trang 21 bài Cấu tạo của tế bào thực vật )

II, Kết quả ( Vẽ lại hình ảnh tế bào vảy hành/ tế bào thịt quả cà chua )

III, Nhận xét : Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 loại tế bào trên

Bài 6 :           QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT

1. Yêu cầu:
- Biết làm một tiêu bản hiển vi tạm thời, tế bào thực vật ( tế bào biểu bì vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín )
- Biết sử dụng kính hiển vi.
- Vẽ lại hình đã quan sát được.

2. Nội dung thực hành:
- Quan sát tế bào biểu bì vảy hành
- Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín


3. Chuẩn bị dụng cụ, vật mẫu
- kính hiển vi
- Bản kính, lá kính
- Lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt.
- Giấy hút nước
- Kim nhọn, kim mũi mác.
- Vật mẫu : củ hành tươi, quả cà chua chín

4. Tiến hành
a) Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi
- Bóc một vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác rạch một ô vuông, mỗi chiều khoảng 1/3 cm ở phía trong vảy hành. Dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông vảy hành, cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất.
- Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mặt ngoài vảy hành sát bản kính rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Nếu có nước tràn ra ngoài lá kính thì dùng giấy hút nước, hút cho đến khi không còn nước tràn ra nữa.
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi theo trình tự các bước như đã học
- Chọn 1 tế bào xem rõ nhất, vẽ hình

 
b. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín: 
- Cắt đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác cạo một ít thịt quả cà chua.( lưu ý lấy càng ít càng tốt, nếu lấy nhiều sẽ khó quan sát vì các tế bào chồng chất lên nhau)
- Lấy một bản kính đã nhỏ sẵn giọt nước đưa đầu kim mũi mác vào sao cho các tế bào cà chua tan đều trong giọt nước rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Tiếp tục làm các bước như trên
- Chọn tế bào xem rõ nhất , vẽ hình

1
21 tháng 9 2016

a)

b) 

Kết quả hình ảnh cho tế bào cà chua dưới kính hiển vi

Cái này mình thực hành ở trường rồi nhưng mình ngán vẽ nên lấy ảnh trê mạng nhé

21 tháng 9 2016

mk nhờ bn làm bài BÁO CÁO THỰC HÀNH mà Đặng Quỳnh Ngân