Tiếng Việt giàu

      Của mẹ cha trao

...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 6 2021

@ Dương Thị Lan Hương

Gọi tên tắt là M.A nhé

Tớ học văn cảm thụ nhiều chán rồi

17 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nhé !

Bài này mk tự nghĩ nên sẽ ko hay lắm 

Tiếng Việt - ngôn ngữ của đất nước Việt Nam ta.Tiếng Việt đã được lưu truyền bao đời nay từ đời này qua đời khác.Trong quá khứ, dân tộc phải đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do, để dưới ách cai trị của ngoại xâm không làm mất đi hồn cốt của dân tộc cũng bởi có tiếng Việt soi sáng.Tiếng Việt cũng là chủ đề không bao giờ với cạn trong thơ ca Việt Nam.Trong đó,tôi ấn tượng nhất bài thơ " Tiếng Việt " của nhà thơ Bùi Đình Khôi.Trong đó có đoạn :

      Tiếng Việt giàu

      Của mẹ cha trao

      Ta trân trọng

      Nâng niu từng tiếng một...

Những dòng thơ trên mới đầy cảm xúc làm sao ! Tiếng Việt sinh ra trong lòng dân tộc, được nuôi lớn, được làm giàu đẹp hơn bởi chính những người chân đất vô danh, mà kho tàng văn học dân gian là minh chứng sáng ngời cho điều đó.Đó là thứ tiếng mẹ đẻ,tiếng của dân tộc,tiếng của đất nước,chúng ta cần phải trân trọng và nâng niu và giữ gìn nói.Tiếc thay, nếu trong xã hội có những người coi trọng và giữ gìn nó thì lại có những người sẵn sàng quên đi tiếng mẹ đẻ của mình chỉ để hòa nhập với cộng đồng quốc tế.Có những người mang dòng máu Việt Nam nhưng lại sẵn sàng lên mạng nói xấu nước của mình,bênh vực nước khác.Nếu nói nặng thì đó sẽ là PHẢN QUỐC . 

Tôi mong chúng ta có thể giữ gìn,trân trọng tiếng mẹ đẻ của mình .Hiện nay, cần có thái độ trân trọng hơn với ngôn ngữ của dân tộc mình mà trước tiên cần phải hiểu sự giản dị, trong sáng của tiếng Việt có đủ khả năng từ ngữ, đủ năng lực để diễn tả mọi điều trong cuộc sống.

23 tháng 5 2021

em hãy nêu cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ trên

6 tháng 10 2017

         Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

5 tháng 10 2017

Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:

 
 


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”. Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.

Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra, mà còn là nơi in dấu tuổi thơ, nơi của những “bâng khuâng chuyến đò” mà đêm đêm vọng câu hò Trương Chi. Mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” ấy chan chứa bao nghĩa tình, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Điệp từ “ta đi ta nhớ” càng nhấn mạnh tình yêu son sắt, sự gắn bó bền chặt:

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Từ nỗi nhớ nước non đến nỗi nhớ những điều dung dị, mộc mạc:

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bát cơm rau muống quả cà giòn tan

“Ta” lớn lên nhờ đồng ruộng và khoai ngô, nhờ bữa cơm đạm bạc của rau muống, quả cà dầm tương. Thức quà của làng quê giản dị mà nuôi nấng biết bao thế hệ nên người. Dù mai này cất bước đến đâu, bữa cơm ấy vẫn luôn hiện hữu như sợi dây gắn kết để gợi nhớ quê hương. Yêu đất nước cũng chính là yêu từ bao điều bình dị như thế.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

Đoạn thơ được trích trong bài thơ "Việt Nam thân yêu" của tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện được tình yêu, sự ngợi ca dành cho vẻ đẹp của đất nước của tác giả. Bài thơ với thể thơ lục bát đậm chất trữ tình dân tộc, đã thể hiện được tình cảm tha thiết dạt dào mà tác giả dành cho quê hương, đất nước của mình. Câu thơ đầu tiên tựa như một lời gọi cảm thán với đại từ "ta" thể hiện được niềm tự hào dân tộc tha thiết và dạt dào dành cho đất nước Việt Nam. Câu thơ thứ hai đã ca ngợi vẻ đẹp đặc trưng của Việt Nam đó là những cánh đồng lúa mênh mông tít tắp dài đến tận chân trời. Cùng với đó là hình ảnh của những cánh cò trắng bay lả rập rờn trên những cánh đồng lúa vàng ấy. Chẳng những thế, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam còn được thể hiện ở hình ảnh của đỉnh núi Trường Sơn quanh năm phủ mây mù sương khói. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên của quê hương, đất nước Việt Nam và tình yêu quê hương, niềm tự hào dạt dào da diết của tác giả.

7 tháng 2 2022

Cho mình sửa lại câu hỏi là Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên

26 tháng 9 2021

Trả lời :

Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.

Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.

Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.

~ HT ~

11 tháng 6 2018

Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ " Vàm Cỏ Đông " của nhà thơ Hoài Vũ.Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa,ngụp lặn của trẻ con mà còn là nơi đưa nước về tắm mát cho những ruộng lúa,nương khoai,cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngàocủa mẹ nuôi dưỡng các con từ thuở lọt lòng.Không những thế mà dòng nước ấm áp như tấm lòng mẹ yêu thương,sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.

Chúc bạn hok tốt !

11 tháng 6 2018

Trả lời:

Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạc ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thuở lọt lòng. Không những thế, dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương còn sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.

15 tháng 7 2020

bài làm

 Trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm, hai câu thơ sau đã dựng lên một hình ảnh thơ đặc sắc:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

      Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”.

.Mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên. Còn em cu Tai là mặt trời của mẹ.Mặt trời - vị thần tư nhiên mang lại ánh sáng. Sự ấm áp cho những cây bắp trên đỉnh Ka-lưi - đang tỏa rạng trên lưng đồi phía xa. Còn mặt trời của bà mẹ Tà-ôi là đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng gầy. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” ngầm so sánh hình ảnh người con với mặt trời, nhà thơ khẳng định vai trò của người con đối với người mẹ. Có lẽ, với mẹ, con chính là lẽ sống, là ánh sáng, là niềm tin, là động lực... Hình ảnh mặt trời “nằm trên lưng” khiến hình ảnh người mẹ chói lòa trong ánh sáng của lòng yêu thương, sự trìu mến. Đặc biệt, hai câu thơ còn có sự đối xứng nhịp nhàng: “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ”. Điều đó góp phần tạo nên vẻ đẹp thẩm mĩ cho hình thức thơ.Mặt trời của tự nhiên, của bắp thì trên cao và xa. Còn em cu Tai, mặt trời của mẹ thì gần gũi, ngay trên lưng mẹ. Tình cảm của mẹ đối với con là vô bờ. Mẹ mang mặt trời bé con trên lưng và làm tất cả để cho mặt trời đó mãi mãi rạng rỡ.
 

*Ryeo*


 

So sánh hình ảnh người con với mặt trời, khẳng định vtrof của đứa bé với ng mẹ . Đứa con là : Động lực , ánh sáng , niềm tin tưởng của ng mẹ , Và " Mặt trời nhỏ đang nằm trên lưng " khiến đứa trẻ bé nhỏ bỗng sáng lòa bởi những hy vọng , yêu thương của người mẹ  . Phép đối lập : “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ” :

+Mặt trời - mang lại ánh sáng , sưc sống cho những cây bắp trên đỉnh núi Ka-lưi thì đang tỏa sáng ở phía xa xa .

+Mặt trời của  mẹ Tà-ôi - đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng.


 


 

18 tháng 4 2018

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài hoa. Ông có sự gắn bó mật thiết đối với nền văn học Cách mạng ở Việt Nam từ những ngày đầu trứng nước (từ ngày thành lập Hội Văn hóa Cứu Quốc (1943) cho đến nay). Ông cống hiến tích cực trên nhiều lĩnh vực văn học (thi ca, truyện, kịch, phê bình văn học), thảo luận triết học, sáng tác nhạc. Ông được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - 1996). Trong lĩnh vực sáng tác thi ca, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho đời tác phẩm Đất nước. Bài thơ được sáng tác trong quãng thời gian 8 năm (1948 - 1955), diễn tả quá trình nhận thức về kháng chiến, sự hình thành, nảy nở tình cảm yêu nước, căm thù bè lũ cướp nước và khái quát những chặng đường kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, gian khổ nhưng vĩ đại của dân tộc ta.

Chúng ta hãy tìm hiểu phần thứ nhất của bài thơ (từ câu đầu đến câu 21):

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Từ câu một đến câu ba là khúc dạo đầu của một bản đàn:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa.

Nguyền Đình Thi cảm nhận về đất nước thân yêu của mình bắt đầu từ buổi sáng tinh khiết của mùa thu. Trời thu mát mẻ, trong trẻo “mùi hương cốm mới” hòa quyện trong những làn gió nhẹ mơn man gợi cảm giác thi vị và cũng gợi cho chúng ta nhớ đến hương vị thơm ngon của lúa nếp trong câu thơ của Hoàng Cầm “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng” (Bên kia sông Đuống). Từ mùa thu nơi núi rừng Việt Bắc, mùa thu độc lập, tự do, mùa thu của quê hương cách mạng, Nguyễn Đình Thi đưa điểm nhìn về “Những ngày thu đã xa”. Có thể nói, nhà thơ chỉ:

Vặn đàn mấy tiếng dạo qua

Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay.

Lòng tác giả nhớ về mùa thu Hà Nội:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Khung cảnh Hà Nội hiện lên thật đẹp, bàng bạc chất thơ. Tiết trời chỉ “chớm lạnh” - cái lạnh rất đặc trưng của Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Cái lạnh làm rung động hồn người. Cái lạnh gợi thi hứng khác hẳn cái lạnh lẽo của mùa đông. Những cơn gió heo may xao xác đầu mùa rải trên đường phố tĩnh lặng làm cho phố phường dài hơn, rộng hơn. "Xao  xác” là từ láy được nhà thơ dùng “rất đắt”. Đặc biệt những tia nắng hanh vàng soi trên “thềm nắng lá rơi đầy” gợi được thần sắc riêng biệt của vẻ đẹp mùa thu. Chính vì Hà Nội luôn ở nơi hồng trái tim của Nguyễn Đình Thi nên nhà thơ mới miêu tả đúng vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội như thế. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy dưới điểm nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng, buồn lặng lẽ. Nhưng không thể vui được khi Hà Nội vẫn còn bóng dáng của quân cướp nước, bán nước. Cho nên, “Người ra đi đầu không ngoảnh lại'’. Câu thơ đã vẽ lên bức chân dung tự họa của thi sĩ Nguyền Đình Thi. Tâm trạng người ra đi mang nặng niềm thương mến, vấn vương. Vì lí trí nhắc nhở trách nhiệm của người công dân nên “Người ra đi đầu không ngoảnh lại”. Còn tinh cảm có sự lưu luyến với nếp sống quen thuộc trong căn nhà bé nhỏ và nỗi nhớ nhung Hà Nội bốn ngàn năm văn hiến. Vì vậy, nhà thơ “đầu không ngoảnh lại” nhưng tâm hồn thì không thể không ngoảnh lại:

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Nếu như mùa thu Hà Nội gợi cảm, thoáng nét buồn trọng khung cảnh biệt li thì mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Câu thơ “Mùa thu nay khác rồi” vừa là câu chuyển đoạn, chuyển ý vừa nói lên sự biến chuyển trong nhận thức về lòng yêu nước của Nguyền Đình Thi. Ở đây, niềm vui giữa chủ thể và khách thế có sự vang ứng, cộng hưởng. Nhà thơ đứng giữa thiên nhiên đẹp đến hai lần mà cất tiếng reo vui. Nghệ thuật nhân hóa tu từ đã giúp cho những cảnh vật đơn sơ trở nên có hồn và gần gũi với con người. Nhà thơ nhìn rừng tre thấy nó cũng vui; nhìn trời thu thấy nó vừa xanh vừa trong, vừa “thay áo mới”, vừa “nói cười thiết tha” như chưa bao giờ được nói cười một cách tự do, thoải mái như thời điểm này. Chúng ta đã thấy nhân vật “tôi” có sự thay đổi lớn. Trước đây, nhân vật “tôi” có cái nhìn còn hẹp, chỉ quẩn quanh nơi đường phố, thềm nhà. Bâv giờ, nhân vật “tôi” có cái nhìn rộng lớn bao quát cả: núi đồi, rừng tre, trời thu, cánh đồng, dòng sông... Có thể nói, cái nhìn của nhân vật “tôi” ít nhiều giống với cái nhìn của nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Đó là cái nhìn của những trí thức, văn thi sĩ nhập cuộc, đứng trong lòng cuộc kháng chiến, tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Vậy nên, cái “tôi” của nhà thơ (chủ thề) đã hòa quyện vào cái chung rộng lớn vui tươi (khách thể).

Hơn nữa, đối với nhà thơ, niềm vui được giải phóng như được nhân lên theo cấp số nhân:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp và liệt kẽ cùng với nhịp điệu khẩn trương, khỏe khoắn, hồ hởi, sôi nổi cách dùng nhiều tính từ, cách chọn vần âm vang: “a - at” đã nhấn mạnh niềm tự hào mãnh liệt của nhà thơ khi được làm chủ đất nước. Vì đất nước đã độc lập, tự do nên trời xanh, núi rừng, cánh đồng, dòng sông đều trở về ta. Trước đây, Nguyên Đình Thi chưa có được những phút giây vui mừng, hạnh phúc đến thế. Trong Bài thơ Bắc Hải, khi phản ánh tâm trạng người tha hương, nhà thơ ghi nhận những nét sâu xa của tình yêu một đất nước bàng ngòi bút khổ đau:

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Nhớ Hải Phòng, nơi gắn liền với tuổi thơ ngây, hồn nhiên của mình, nhà thơ vẫn không quên được quá khứ đau thương của đất cảng:

Quán Bà Mau, ngõ Ba Chìa, Bến Đá

Chợ Cột Đèn, Chợ Sắt, chợ đưa người

Những tên gọi sao mà vất vả

Chẳng khác lênh đênh những cuộc đời.

(Nhớ Hải Phòng)

Do đó, trong điểm nhìn hiện tại, đất nước hiện lên trong đôi mắt chan chứa yêu thương của Nguyễn Đình Thi rất màu mỡ, phì nhiêu, dài rộng, bát ngát, duyên dáng và giàu tiềm năng.

Từ niềm vui lan tỏa không gian, mạch thơ chuyển sang suy tư trên mạch thời gian.

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đèm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.

Hai câu thơ:

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

là một sự khám phá về nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Từ “rì rầm” vừa miêu tả cảm nhận bằng thính giác, vừa miêu tả cảm nhận bằng linh giác. Đồng thời đó cũng là tiếng gọi của quá khứ “hồn núi sông ngàn năm” thiêng liêng trở về hiện tại. Mạt khác, nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của ông cha ta là: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh (những người chưa bao giờ khuất) và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất’’ để chuyện trò to nhỏ, đều đều, nhắc nhở con cháu không dứt lời. Đó cũng chính là hai đặc tính rất đáng nâng niu, trân trọng của một dân tộc anh hùng, hiên ngang, kiên cường, nhân ái, giản dị, cần cù, chất phác. Hai đặc tính này, sau đó, được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác. Nhà thơ Huy Cận đã viết:

Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững

Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa

Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng

Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.

Tóm lại, bằng một hồn thơ đất nước rộng mở, bằng tình cảm mạnh mẽ, bằng điếm nhìn từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại về quá khứ, bằng các thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Đình Thi vừa miêu tả được nét đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam trăm quý ngàn yéu, hết lời ca ngợi đất nước, vừa bày tỏ được cảm hứng về đất nước và dân tộc anh hùng một cách nhất quán, chân thành.

4 tháng 6 2021

trời ơi sao bạn babie VietNam trả lời dài thế nhờ

5 tháng 6 2018

Gợi ý

– Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm, kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Đêm đêm, “rì rầm trong tiếng đất” là lời nói của cha ông từ nghìn xưa vọng về nhắn nhủ con cháu.

– Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của cha ông từ “những buổi ngày xưa” (những ngày tháng đầy vẻ vang và đáng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc).

24 tháng 3 2022

Nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Thi, người ta nhắc đến một người con Hà Nội đa tài với nhiều tài nghệ đáng nể. Ông không chỉ viết nhạc nổi tiếng với bài Người Hà Nội mà còn viết kịch, viết truyện, viết thơ. Trong đó, tác phẩm thơ được nhiều người biết đến và được phổ thành nhạc là bài thơ Đất nước.

Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm,kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược.Đêm đêm "rì rầm trong tiếng đất" đó là những lời nói quý giá của cha ông ta về đây dặn dò,nhắn nhủ con cháu những điều tốt đẹp nhất hay những điều mà họ đã từng trải qua. Hai câu thơ cuối:
“Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất”

Đó là những dòng thơ mà cha ông muốn nhắc cho các con,các cháu hãy giữ vững truyền thống chưa bao giờ khuất của Việt

Nam.''Những buổi ngày xưa vọng nói về",những buổi ngày xưa đó là những ngày chiến thắng quân xâm lược,những ngày vẻ vang,những ngày tự hào ,hãnh diện của tác giả,của những người dân yêu đất nước Việt Nam

Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài đất nước trong nền thơ ca Việt. Bài thơ đã khẳng định tên tuổi của Nguyễn Đình Thi, để ông xứng đáng góp mặt trong những nhà thơ xuất sắc nhất của văn đàn thơ của dân tộc ta.