K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2020

... Câu hát căng buồm cùng gió khơi

... Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

...Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

- Nguồn: Google

2 tháng 3 2020

1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.

2. Đó là khúc ca lao động và tác giả thay lời những người ngư dân.

Câu thơ có từ hát được dùng nghệ thuật ẩn dụ:  “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

26 tháng 2 2022

tham khảo ý làm bài mình rồi bạn làm bài văn nhe:

- Cảm nhận của thi sĩ về những tín hiệu của mùa thu ở không gian gần và hẹp:
+ Bức tranh thu có những tín hiệu của hương ổi chín phả vào gió se, sương nhân hoá chậm chạp đi qua ngõ
+ Cảm xúc của thi sĩ bâng khuâng, ngỡ ngàng, xao xuyến khi nhận ra thu về
- Cảm nhận của thi sĩ về tín hiệu mùa thu đã rõ rệt hơn ở không gian cao và rộng
+ Bức tranh thiên nhiên có sự vận động đối lập: sông dềnh dàng, chim vội vã, có đám mây như tấm voan mềm mại vắt ngang ranh giới hai mùa hạ - thu.
+ Tâm trạng của thi sĩ: nửa bâng khuâng nuối tiếc mùa hạ, nửa háo hức đón thu. Thi sĩ như cũng bâng khuâng trước biến chuyển của cuộc đời
- Về nghệ thuật: hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giọng thơ bâng khuâng tựa như dòng suy ngẫm, thể thơ 5 chữ.

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.”(Trích Truyện Kiều)Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử...
Đọc tiếp

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận cho em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ

1
25 tháng 10 2021

HEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEHEEEEEEEE

6 tháng 12 2021

Biển cả mênh mông luôn mang lại nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Nếu Xuân Quỳnh cảm nhận những cơn sóng biển dạt dào luôn khao khát yêu thương thì Huy Cận lại nhìn về biển với sức sống mạnh liệt, là một bức tranh kì vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận mang hồn thơ của một sức sống mới, sự hồi sinh của một tâm hồn và một đất nước. Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. 

Mở đầu bài thơ là bức tranh về hoàng hôn trên biển rộng. Giữa màn đêm đang dần lấn chiếm không gian bao la của vũ trụ, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

 Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả. – một ngày lao động trên biển bắt đầu:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả vẻ đẹp của biển với nguồn tài nguyên vô tận, mặt trời lắng và giấc ngủ sâu sau một ngày dài cũng là lúc các sự vật trên biển bừng thức:

Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đoàn thoi.

Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sáng tạo về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc. Các biện pháp nghệ thuật ở đây được sử dụng một cách linh hoạt, làm người đọc cảm thấy được sự giàu có của biển cả. Kết hợp giữa bút pháp tả thực và trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những luồng cá  được ví như đoàn thoi, dệt lên muôn luồng sáng trên tấm lưới khổng lồ. Trong đêm đen giữa biển cả bao la, những luồng sáng vút lên như chứa chan bao hi vọng của người đi biển và đó cũng là sự ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên phong phú của biển cả cho những ngư dân. Không chỉ có cá thu, cá bạc, mà các loài cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song,… cũng đang hòa chung khúc hát, tạo nên khúc ca hùng tráng của biển khơi.

 

Mặt trời đã tắt nhưng ánh trăng chiếu rọi luồng sáng trên cao xuống mặt biển dập dìu sóng nước, tạo ra không gian lãng mạn, huyền ảo Sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với màu sắc của các loài cá trên biển tạo nên những màu sắc rực rỡ: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe,… đã khiến bức tranh trở nên đa dạng về màu sắc, sinh động, có hồn hơn.Vẻ đẹp thiên nhiên thật đẹp đẽ, tràn đầy hơi thở sự sống: Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. Biển cả trù phú, giàu có chính là nguồn sống nuôi dưỡng con người khôn lớn, trưởng thành. Người dân chài gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết biết bao.

Sau một đêm lao động vất vả, khẩn trương, trời đã trở về sáng. Hình ảnh mặt trời một lần nữa xuất hiện trong bài thơ. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ đội biển nhô lên thật tuyệt diệu. Bình minh lên cũng là lúc người ngư dân trở về bến cảng, với những khoang thuyền đầy ắp cá. Mặt trời và ánh sáng của bình minh tươi đẹp đã chiếu rọi vào đôi mắt cá như khẳng định những thành quả lao động của con người sau bao vất vả. Mặt trời ngày mới như ánh hoàng quang rực rỡ tô điểm cho chiến thắng của những người ngư dân sau một chuyến ra khơi thành công rực rỡ.

Cảnh hoàng hôn và cảnh bình minh trên biển được đặt ở vị trí đầu và cuối bài thơ đã mở ra một không gian rộng lớn là thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ, đó cũng là nhịp sinh hoạt của những người ngư dân về một đêm đánh cá trên biển. Cùng với đó, câu hát cũng  được những người ra khơi cất lên từ lúc ra đi cho đến trở về. Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Câu hát mang âm điệu nhẹ nhàng phơi phới diễn tả khí thế hăm hở và sảng khoái vì thành quả tốt đẹp của đêm lao động cật lực. Hình ảnh hoán dụ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một trường liên tưởng về một tương lai tốt đẹp, những hi vọng vào một cuộc sống mới đủ đầy cho đất nước hôm nay.

 

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Qua đó, cũng cho thấy khả năng quan sát tỉ mỉ về bức tranh thiên nhiên đầy sinh động, trí tưởng tưởng phong phú cùng sự chắt lọc ngôn từ tinh tế của Huy Cận. Bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên.

 

bạn lọc nhé !

 

6 tháng 12 2021

Đa tạ đại nhân :))

1. Chép ba câu thơ 

Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.

3. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy

- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.