K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2021

biện pháp tu từ trong câu :" trước lầu ngưng bích khoá xuân ..." là Lặp cú pháp giữa hai cụm danh từ trong câu thơ thứ hai.

12 tháng 5 2021

thanks

 

17 tháng 8 2021

Tham khảo:

- Điệp ngữ: Buồn trông

- Tác dụng:  Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.

+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.



 

19 tháng 10 2016

Gió thổi, nước trôi... tất cả đều gợi sự chảy trôi, như thân phận “Bên trời góc bể bơ vơ” của nàng Kiều. Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm  như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa về gần, từ cao đến thấp, mong mỏi kiếm tìm một sự đáp vọng. Thanh âm duy nhất đáp lại nàng là tiếng sóng "ầm ầm” “kêu quanh ghế ngồi”. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Xót xa biết bao, đớn đau biết bao! Chỉ có thiên nhiên bên nàng, sẻ chia “tấm lòng’' với nàng. Đó chính là thời khắc Kiều thấm thía nhất nỗi niềm tự thương thân.

Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng cùa những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.

Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

19 tháng 10 2016

Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ cùa Kiều.Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sáu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rôi bời cùng nỗi hoảng sợ tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.Có thể nói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua dó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.

Gió thổi, nước trôi... tất cả đều gợi sự chảy trôi, như thân phận “Bên trời góc bể bơ vơ” của nàng Kiều. Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa về gần, từ cao đến thấp, mong mỏi kiếm tìm một sự đáp vọng. Thanh âm duy nhất đáp lại nàng là tiếng sóng "ầm ầm” “kêu quanh ghế ngồi”. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Xót xa biết bao, đớn đau biết bao! Chỉ có thiên nhiên bên nàng, sẻ chia “tấm lòng’' với nàng. Đó chính là thời khắc Kiều thấm thía nhất nỗi niềm tự thương thân.Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng cùa những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.

 

 


 

27 tháng 9 2021

undefinedundefined

CHÚC EM HỌC TỐT NHÉhihi

16 tháng 10 2021

Tham khảo :

Tám câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng bích" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã dựng lên bốn bức tranh phong cảnh qua con mắt Thúy Kiều,qua đó thể hiện tâm trạng buồn lo và số phận bất hạnh cuă nàng. Mỗi bức trang đều được bắt đầu bằng hai tiếng "buồn trông" thể hiện nỗi buồn miên man, sâu sắc của Kiều, dưòng như ở đây không có con người mà chỉ có cái nhin của nhân vật hay đúng hơn, chỉ có tâm trạng. Hình ảnh"cánh buồm xa xa" trơ trọi nơi "cửa bể chiều hôm" thể hiện nỗi nhớ mong quê hương da diết và cảnh đời lưu lạc của Kiều. Cánh "hoa trôi man mác" giữa "ngọn nước mới sa" phải chăng chính là tâm trạng bi thương, số phận lênh đênh, vô định của nàng? Và Kiều ngày càng chìm sâu vào những buồn lo khiến cảnh vật xung quanh nàng thêm thấm đẫm nỗi sầu đau tê tái. "Nội cỏ rầu rầu "giữa" chân mây mặt đất một màu xanh xanh" kia hay chính là tâm trạng đau đớn của nàng trước tương lai mờ mịt, tăm tối? Ngoài biển cả, âm thanh dữ dội "ầm ầm tiếng sóng" như nói lên tâm trạng hãi hùng và cuộc sống đầy đe dọa đang bủa vây cuộc đời nàng,thiên nhiên dữ dội cũng là lời dự báo trước một thảm họa sắp xảy ra với Kiều, sẵn sàng vùi dập cuộc đời nàng!Tám câu thơ cuối bài là một bức tranh miêu tả thiên nhiên nhưng ta vẫn thấy bên trong thấm đẫm tâm trạng nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình dặc sắc của Nguyễn Du là ở đó. Thơ của ông luôn lấy những cảnh vật hết sức chân thực, hết sức đời thường và những âm thanh vô cùng sinh động cuă thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. Đối với tám câu thơ cuối thì những hình ảnh, âm thanh đó là:cửa biển, cánh buồm, hoa trôi, nội cỏ, tiếng sóng ầm ầm,...tất cả đều được miêu tả bằng bút pháp khắc họa khái quát, bằng hình tượng và ngôn ngữ ước lệ, công thức. Tám câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là đoạn thơ hay, đặc sắc trong Truyện Kiều, những câu thơ vừa có nhạc, có họa ấy đã tạo nên giai điệu sâu lắng lòng người, và trong nó không chỉ có cảnh thiên nhiên, tâm trạng của nhân vậtmà còn có cả tấm lòng nhà thơ, Nguyễn Du đã dành sự đồng cảm, buồn thương, chua xót cho kiếp người "hồng nhan bạc mệnh".

 

16 tháng 10 2021

Đoạn văn 1

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn mà nhìn xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng, xa xa, không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển (theo Lê Văn Hòe), ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiểu ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước. Đây chỉ là cảnh nàng tưởng tượng về số phận mình. Nàng lại trông thấy đồng cỏ úa tàn, chân mây, mặt đất một màu mờ mịt xanh xanh, tưởng như mịt mùng không có chân trời. Nàng lại “trông gió cuốn mặt duềnh”. “Duềnh” là chỗ biển ăn sâu vào đất liền, thành vụng (theo Thạch Giang). "Gió cuốn mặt duềnh" làm cho sóng vỗ dào dạt, ầm ầm... Tất nhiên, dù lầu Ngưng Bích có rất gần bờ biển cũng không thể nghe được "tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" được. Đây là hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm nàng xuống vực. Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau này. Trong đoạn thơ này, không gian bao la rợn ngợp, không một bóng người. Thời gian như dồn lại, không biết bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều lặp lại. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực, trơ trọi. Nghệ thuật trùng điệp như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.

Đoạn văn 2

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn mà nhìn xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng, xa xa, không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển (theo Lê Văn Hòe), ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiểu ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước. Đây chỉ là cảnh nàng tưởng tượng về số phận mình. Nàng lại trông thấy đồng cỏ úa tàn, chân mây, mặt đất một màu mờ mịt xanh xanh, tưởng như mịt mùng không có chân trời. Nàng lại “trông gió cuốn mặt duềnh”. “Duềnh” là chỗ biển ăn sâu vào đất liền, thành vụng (theo Thạch Giang). "Gió cuốn mặt duềnh" làm cho sóng vỗ dào dạt, ầm ầm... Tất nhiên, dù lầu Ngưng Bích có rất gần bờ biển cũng không thể nghe được "tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" được. Đây là hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm nàng xuống vực. Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau này. Trong đoạn thơ này, không gian bao la rợn ngợp, không một bóng người. Thời gian như dồn lại, không biết bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều lặp lại. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực, trơ trọi. Nghệ thuật trùng điệp như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.

4 tháng 8 2021

bài văn à ??????

4 tháng 8 2021

tham khảo :

Qua tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gián tiếp miêu tả tâm trạng Kiều bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc. Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng ngoài biển xa mênh mông trong buổi chiều ta gợi lên không gian xa lắc của quê nhà và không khí tĩnh lặng, qua đó thể hiện rõ nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng Kiều. Còn hình ảnh “hoa trôi man mác” là hình ảnh tả thực về những bông hoa trôi nổi, bấp bênh trên mặt nước, bị sóng biển vùi dập, xô đẩy, qua đó diễn tả tâm trạng buồn tủi và những dự cảm tinh tế về tương lai không biết sẽ đi đâu về đâu của Thúy Kiều? Ôi cánh hoa mỏng manh như nâng Kiều đang ôm nỗi lo về số phận vô định trên dòng đời. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” kéo dài đến tận “chân mây” vẫn chỉ một màu xanh đang héo úa ấy đã vẽ lên một cảnh tượng u ám, héo hắt, nó gợi cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn triền miên, vô vọng của Thúy Kiều. Hai câu thơ cuối cùng tả cảnh "gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” gợi lên rất rõ cả hình ảnh, cả âm thanh của phong ba bão táp hung dữ sắp ập đến cuộc đời Kiều, khiến ta cảm thấy nỗi lo sợ hãi hùng trong lòng người con gái tài hóa trước bao tai họa ào ạt giáng xuống đời nàng. Thêm vào đó, Nguyễn Du còn dùng điệp ngữ “buồn trông” đặt ở đầu những câu thơ nhằm liên kết các hình ảnh trong cả đoạn thơ thành một chuỗi cảnh sầu thảm. Hơn nữa, từ “buồn trông” mang hai thanh bằng lặp đi lặp lại bốn lần trong bốn cặp thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn diễn tả nỗi sầu như kéo dài dằng dặc của nhân vật. Tám Câu thơ, bốn hình ảnh thiên nhiên, bốn điệp ngữ đã diễn tả thật phong phú, tinh tế mọi sắc thái nội tâm Thúy Kiều.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

– Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều.

+ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: sự thẳng thắn trong cốt cách như cành mai, hình dáng yểu điệu như hoa mai, tinh thần trong sáng thánh thiện như tuyết.

+ Bốn câu thơ tiếp theo tả Thúy Vân: “khuôn trăng” – khuôn mặt phúc hậu, xinh tươi như trăng rằm; “hoa cười ngọc thốt” – cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – tóc mềm hơn mây, da trắng hơn tuyết.

+ Tả Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” – dùng hình ảnh làn nước mùa thu, nét núi mùa xuân để nói về vẻ đẹp đôi mắt Kiều. Kiều đẹp đến nỗi hoa, liễu phải ghen tị.

⇒ dùng thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ, tác giả vừa vận dụng nghệ thuật truyền thống vừa thể hiện tinh thần tiến bộ, tôn trọng phái đẹp.

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

– “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình đề nói về tâm trạng của Thúy Kiều:

+ Ẩn dụ: “người dưới nguyệt chén đồng” nói về Kim Trọng và mối tình tươi đẹp nhưng dang dở đầy bất hạnh của hai người; “người tựa cửa hôm mai”, “sân lai”, “gốc tử” nói về cha mẹ của Thúy Kiều, thể hiện sự lo lắng hiếu thuận của Kiều. Hình ảnh cửa bể, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, gió, sóng đều ẩn dụ cho hoàn cảnh, số phận cô đơn, trôi nổi, bấp bênh của Kiều.

+ Hoán dụ: “tấm son” – nói về danh dự, nhân phẩm, tiết hạnh của Thúy Kiều, cũng là về bản thân Kiều. Trong nỗi nhớ, sự đau khổ tình yêu, Thúy Kiều luôn day dứt nỗi đau nhân phẩm.

+ Điệp ngữ “buồn trông” lặp lại 4 lần: tả tâm trạng sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng của Thúy Kiều.

21 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ

16 tháng 12 2016

Những biên pháp nghệ thuật được sử dụng trong 8 câu thơ cuối bài " Kiều ở lầu Ngưng Bích" là :
Hai tiếng "Buồn trông" được lặp lại bốn lần ở trong đoạn trích, vừa như gói gọn tâm thế của Kiều ở lầu Ngưng Bích, vừa tại nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. => Nghệ thuật: Điệp ngữ
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng buồn của Kiều.
Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ.
Đoạn thơ này có giá trị nhân văn sâu sắc.

17 tháng 12 2016

Cảm ơn nha friend