K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Khi có cột chống trời trời đất sẽ tách riêng ra, trời đất phân đôi, đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn số 3

Lời giải chi tiết:

Sau khi có cột chống trời:

- Trời đất phân đôi.

- Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.

- Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

7 tháng 5 2023

- Khi có cột chống trời, trời và đất có những thay đổi :

+ Vòm trời đẩy lên mãi phía mây xanh mù mịt.

+ Trời đất phân đôi, chia tách.

+ Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

2 tháng 3 2023

Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào?

A. Trời đất mới được hình thành, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây, muông thú

B. Trời đất mới được hình thành, đã có cỏ cây, muông thú và chưa có loài người

C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cùng một số vị thần như Lửa, thần Nước

D. Trời đất mới sinh thành, có cỏ cây, muông thú và các thần Lửa, thần Nước

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

Đáp án B. Trời đất mới được hình thành, đã có cỏ cây, muông thú và chưa có loài người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, - Chi tiết này gợi nhớ đến câu truyện Sự tích bánh chưng bánh giày

- Tóm tắt: Vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp được giặc Ân, vua Hùng quyết định sẽ truyền ngôi cho con. Ngài bảo rằng nhân dịp đầu Xuân, hoàng tử nào tìm được thức ăn ngon lành, ý nghĩa nhất để bày cỗ thì sẽ truyền ngôi cho người đó. Vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu- một người con hiền hậu, hiếu thảo rất lo lắng vì không biết phải làm sao. Một hôm, chàng đã nằm mộng và được thần chỉ bảo lấy gạo nếp tạo bánh hình tròn, hình vuông để tượng trưng cho trời đất. Bên ngoài lấy lá bọc bánh, làm nhân bên trong để tượng trưng cho Cha mẹ sinh thành. Nhờ sự chỉ dẫn đó, Lang Liêu đã quyết định tạo nên bánh chưng- tượng trưng cho đất, bánh giày- tượng trưng cho Trời. Cuối cùng, chàng đã được thừa kế ngôi vị nhờ hương vị cùng ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh này.

- Điểm tương đồng:

+ Đất: Trong Thần Trụ trời thì là : Đất phẳng như cái mâm vuông

          Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh chưng vuông vức tượng trung cho đất

+ Trời: Trong Thần Trụ trời thì là : Trời trùm lên như cái bát úp

          Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh giày cũng màu trắng tròn đầy như cái bát tượng trưng cho Trời.

Tôi hỏi đất- đất sống với nhau như thế nào? -Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước- nước sống với nhau như thế nào? -Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ - cỏ sống với nhau như thế nào? - chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời Tôi hỏi người - người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người- người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người- người sống với nhau như thế nào? ...
Đọc tiếp

Tôi hỏi đất- đất sống với nhau như thế nào? -Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước- nước sống với nhau như thế nào? -Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ - cỏ sống với nhau như thế nào? - chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời Tôi hỏi người - người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người- người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người- người sống với nhau như thế nào? ("Hỏi" Hữu Thỉnh) Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 3. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tu từ? Nêu tác dụng của nó trong câu thơ " Tôi hỏi nước - Nước sống với nhau như thế nào? - chúng tôi làm đầy nhau" Câu 4. Từ dòng thơ " Tôi hỏi cỏ - cỏ sông với nhau như thế nào? - chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời " ,gợi cho em suy nghĩ gì về cách sống của cỏ

1
19 tháng 5 2022

Nhanh ghê 
Hóng trả lờiha

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại câu văn “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong văn bản (đoạn văn 3, trang 13).

- Đưa ra sự so sánh để tìm ra truyền thuyết có nội dung tương tự câu văn.

Lời giải chi tiết:

Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.

- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:

       Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

+ Đều có tính hư cấu.

+ Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.

+ Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.

7 tháng 5 2023
 

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.

- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:

       Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

+) Đều có tính hư cấu.

+) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.

+) Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.

NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi...
Đọc tiếp

NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu.Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữaNhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người. (Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009) 1. Yếu tố nào giúp em nhận diện tác phẩm trên là một tác phẩm Thần Thoại 2. Trong tác phẩm nhân vật Nữ Oa có vai trò gì

2
16 tháng 9 2023

3. Theo em tác phẩm phản ánh tư duy của người xưa như thế nào

16 tháng 9 2023

4. Bản thân em có tin vào các vị thần không em đã thấy được các tín ngưỡng hay phong tục nào liên quan đến các vị thần

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Theo em, thần Trụ trời là vị thần rất cao lớn, khỏe mạnh, thần còn biết rất nhiều phép lạ, thần còn giữ chức vụ cai quản, phân chia đất đai các vùng.