Câu 1. Tìm các chữ viết sai trong đoạn văn dưới đây và chữa lại cho đúng:“Buổi sáng sớm của cao nguyên, sau những cơn mưa đầu mùa, cây cối nhưđang nử nả vì trải qua gần sáu tháng dòng chang chang nắng lửa, bỗng tươi tắn hẳnlại. Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I-rơ-pao chao mình rung động. Bầu trờitrong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra...
Đọc tiếp
Câu 1. Tìm các chữ viết sai trong đoạn văn dưới đây và chữa lại cho đúng:
“Buổi sáng sớm của cao nguyên, sau những cơn mưa đầu mùa, cây cối như
đang nử nả vì trải qua gần sáu tháng dòng chang chang nắng lửa, bỗng tươi tắn hẳn
lại. Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I-rơ-pao chao mình rung động. Bầu trời
trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh
mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường
Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất.
Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh
thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng tuốt
chen nhau bơi lội… Những con chim kơ-púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố
dướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo…”
(Thiên Lương)
Các chữ viết sai là: Viết đúng
1. ………………………… -> …………………………
2. ………………………… -> …………………………
3. ………………………… -> …………………………
4. ………………………… -> …………………………
5. ………………………… -> ………………………....
6. ………………………… -> …………………………
…………………………… -> …………………………
…………………………… -> …………………………
Câu 2. Xét về mặt từ loại, dãy từ sau có một từ không cùng nhóm với các từ còn lại.
Đó là từ nào ? Vì sao ?
Nhút nhát, gian dối, nhân hậu, nhân tài
Xét về mặt từ loại, từ……………………..... không cùng nhóm với các từ còn lại.
Vì các từ còn lại là …………………………, còn từ ………………………………. là
………………………….........................................................................................
Câu 3. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau:
a. …………… tôi có màu vẽ …………… tôi sẽ vẽ cả vầng mặt trời buổi sáng này, cả
dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương
sớm và cả cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia.
b. …………… rừng ngập mặn được phục hồi ở nhiều địa phương.....…………….. môi
trường đã có những sự thay đổi nhanh chóng.
Câu 4. Câu ghép: “Đường chân trời viền những dải mây mỏng dài màu hồng và ánh
hoàng hôn tràn vào các ô cửa sổ không rèm.” (Theo L. M. Montgomery) có hai vế
câu, đó là những vế nào ? Hai vế ấy được nối với nhau bằng cách nào?
Vế 1: …………………………………………………………………………….....
Vế 2: ……………………………………………………………………………….
Hai vế ấy được nối với nhau bằng ………………………………………………...
Câu 5. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống dưới đây để có hai câu liên kết:
a. Gió thổi mãi không thôi. …………… khiến cho khu vườn dợn sóng, thổi bạt làn khói
liên tục tuôn ra từ ống khói trên căn nhà và dồn đến những đám mây bù xù màu tro
chẳng tốt lành gì.
b. Trong khu vườn bên dưới là những cây tử đinh hương nở hoa tím biếc. Mùi hương
ngọt ngào say lòng của …………… theo làn gió sớm trôi vào cửa sổ.
Câu 6. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều
nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người
làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương
vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.”
(Nguyễn Khải)
Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng mấy cách? Đó là những cách
nào ?
Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng ……………......... cách.
Đó là:
(1) …………………………………………………………………………….........
(2) ………………………………………………………………………………….
(3) ………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
Câu 7. Đại từ trong câu: “Ngôi nhà không đồ sộ mà lại thấp lè tè nhưng ta có cảm
tưởng là nó không thể dưới 100 tuổi được.” là từ nào? Từ đó thay thế cho từ ngữ nào?
Đại từ trong câu trên là ………………………, thay thế cho ………………….........
Câu 8. Đọc câu ca dao sau và cho biết:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
Câu ca dao trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Biện pháp nghệ thuật ấy khiến
chú trâu hiện lên như thế nào?
Câu ca dao trên sử dụng biện pháp nghệ thuật ………………………….........
Biện pháp nghệ thuật ấy khiến chú trâu hiện lên……………………………...
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 9. Câu: “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và
tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.” (Phạm Đức)
có bao nhiêu vị ngữ ?
Câu trên có...............................................................................................................
Đó là:.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
Câu 10. Thành phố vào buổi sớm thật đẹp! Mặt trời từ từ nhô lên trên tấm màn mây
trắng như bông và tỏa ánh ban mai êm dịu. Những chú chim cất tiếng ca lảnh lót, báo
hiệu ngày mới. Hàng cây ven đường dường như cũng vừa tỉnh giấc, xào xạc gọi nhau
trong nắng sớm. Các cửa hàng, cửa hiệu thức dậy để bắt đầu một ngày lao động mới.
Dựa vào đoạn văn gợi ý trên em hãy viết đoạn văn miêu tả lại khung cảnh thành phố
buổi sớm.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Vì-nên
Vì...nên