K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

Tham khảo:

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi .hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?

Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tấtcả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thíchtính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn".

Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư dật. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ởcác câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?

Còn rất nhiều sai lầm của người chơi diện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấymới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể. rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!

Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ờ chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, để bạn bè xa lánh.

1 tháng 5 2019

Xã hội ngày càng phát triển sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và công nghệ khiến con người ngày càng có nhiều đòi hỏi vào việc thỏa mãn bản thân. Và cũng vì lí do đó mà hiện nay trò chơi điện tử đã trở thành một trò tiêu khiển hấp dẫn. Bàn về vấn đề này có ý kiến cho rằng “Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mải chơi nên sức học tập ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác”. Vậy bạn có suy nghĩ gì về ý kiến này?

Ngày xưa, khi mà đời sống con người còn khó khăn, khoa học kĩ thuật là một thứ xa lạ mà chưa ai từng biết đến thì những trò chơi được giới trẻ yêu thích là nhảy dây, chơi chuyền, đá bóng… Thế nhưng chính sự phát triển của khoa học hiện đại của đời sống xã hội đã khiến con người ngày càng sa đà vào những thú vui khác, những trò chơi dân gian giờ chỉ còn tìm lại trong tư liệu. Mỗi ngày người ta nghĩ ra cả tá các trò chơi hấp dẫn để thu hút mọi người nhất là giới trẻ như: đế chế, liên minh, đua xe,… Những trò chơi này đòi hỏi người chơi phải có trí tuệ, sự sáng tạo, trí tò mò và khéo léo. Chính vì thế nó được mệnh danh là một “trò chơi tiêu khiển hấp dẫn”. Vẫn biết rằng những trò chơi này ít nhiều sẽ giúp con người tìm lại được cân bằng sau những giờ lao động mệt nhọc nhưng nó cũng còn tồn tại đằng sau rất nhiều những vấn đề nan giải.

Việc học tập đối với học sinh là vô cùng quan trọng nó như là chiếc chìa khóa để bạn chinh phục thế giới muôn màu ngoài kia. Thế nhưng, hiện nay thay vì việc tìm tòi để tạo ra những sản phẩm tri thức thì dường như các bạn học sinh đang dành quá nhiều thời gian cho thú tiêu khiển này. Các bạn bỏ thời gian ngày đêm để cày cuốc lên hạng lên đời…. Nó chiếm quá nhiều trong quỹ thời gian một ngày của mỗi học sinh vì thế kết quả học tập sa sút cũng là điều dễ hiểu. Chưa kể nó còn gây nên rất nhiều điều sai trái. Đánh điện tử không phải bạn không mất gì. Ngoài việc mất thời gian bạn còn phải mất tiền. Với những học sinh gia đình không có điều kiện mua máy tính sẽ phải ra quán điện tử. Số tiền tuy không phải lớn nhưng nó cũng quá sức đối với lứa tuổi của các bạn. Đấy còn chưa nói trường hợp một số bạn còn dùng tiền để mua dụng cụ phục vụ cho trò chơi của mình. Và để có được tiền ban đầu sẽ là nói dối bố mẹ, sau đó sẽ là trộm cắp cướp giật. KHông phải quá xa lạ vì đã có rất nhiều vụ việc báo chí phản ánh đó là việc nam sinh dùng dao tàn nhẫn cướp đi mạng sống của bà nội chỉ vì vài chục ngàn đồng đánh điện tử. Và còn có rất nhiều những việc đã diễn ra nữa.

Không chỉ mất tiền, sinh hư mà nó còn ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mỗi người. Có rất nhiều trường hợp các bạn học sinh vì quá mải mê chơi điện tử mà đánh thâu ngày thâu đêm, bỏ bê ăn ngủ, giao tiếp dần dần dẫn đến kiệt sức và tử vong. Nhiều bạn học sinh vì quá ảnh hưởng những cảnh bạo lực trong game mà sinh ra tính tình cục mịch, khát máu… Dần dần thành hoang tưởng và có những hành động vượt ngoài tầm kiểm soát bản thân.

Trên thực tế những hiện tượng này không phải là hiếm. Thậm chí nó còn nhan nhản trên các mặt báo. Nhiệm vụ của người học sinh quan trọng nhất đó là học tập và nghiên cứu kiến thức. VÀ chỉ có học chúng ta mới có thể trở thành những người có ích cho xã hội mà thôi. Trò chơi điện tử hay còn gọi là game là những thú vui dành để giải trí, tìm lại sự cân bằng sau những giờ học tập lao động vất vả. Mỗi ngày nếu bạn biết sắp xếp thời gian cho việc học tập, ngủ nghỉ và chơi bời thì việc chơi điện tử sẽ giúp bạn thư giãn và rèn luyện trí tuệ cực tốt. Còn nếu bạn lệ thuộc vào nó thì cuộc đời bạn sẽ sa sút dần vì nó.

Chúng ta sinh ra và lớn lên ai cũng mang trong mình một trách nhiệm và quyền lợi đó là học tập. Vì thế chúng ta hãy dành thời gian cho nó để nó mang đến cho bản thân những điều tốt đẹp nhất. Hãy biến việc chơi điện tử thành một thói quen tốt thay vì để nó hủy hoại chính tương lai của mình bạn nhé.

14 tháng 5 2021

Hiện nay, vấn đề về lồi sống, đạo đức của giới trẻ đang được cả xã hội quan tâm. Đất nước ta ngày càng hội nhập vào quốc tế và internet đang trở nên phổ biến. Thế nhưng, cùng với internet thì game online cũng phát triển nhanh chóng, dẫn đến một bộ phận học sinh vì mãi chơi mà xao lãng việc học tập và còn phạm phải những sai lầm khác.

Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm được cài vào máy tính, nhà sản xuất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, để lôi cuốn người chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người sử dụng mạng internet thì có tới 61.4% là để chơi game. Một bộ bộ phận người chơi đã trở thành những “game thủ” và bị nghiện game. Đây đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.

Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho người chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn, giảm stress, luyện phản ứng nhanh,… Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà các nhà sản xuất đã tìm đủ mọi cách để lôi cuốn người chơi, ngay cả việc đưa vào game những hình ảnh “mát mẻ” thiếu lành mạnh, biến game online trở thành thứ độc địa giết đi đầu óc trong sáng của học sinh.


Học sinh là đối tượng chính của game online. Với hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động cùng với những thay đổi không ngừng, game online đã trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn của học sinh. Một số bạn vì quá mải mê với trò chơi điện tử dẫn đến “nghiện game”. Nhiều bạn có thể chơi liên tục 4 - 5 tiếng đồng hồ mà không cần nghỉ ngơi, cá biệt, có nhiều bạn có thể chơi đến 12 tiếng một ngày! Đối với các bạn nghiện game thì việc chơi game được để lên hàng đầu, xao lãng việc học, quên cả sức khoẻ bản thân, quên cả cuộc sống xung quanh. Thậm chí có bạn vì cần tiền đi chơi mà sẵn sàng làm trái pháp luật. Gần đây rộ lên những vụ án cướp của, giết người mà thủ phạm là những trẻ vị thành niên bị nghiện game online. Những vụ án ấy đã thổi lên một hồi còi báo động cho xã hội về thực trạng nghiện game online của giới trẻ ngày nay. Như đã nói ở trên, game online có tính khích thích cao, dễ nghiện và một khi đã nghiện thì sẽ dẫn đến những hậu quả, tác hại khôn lường cho người chơi, gia đình và xã hội. Trước hết là những tác hại cho sức khoẻ người chơi. Khi chơi game không điều độ dễ đẫn đến một số bệnh lí liên quan đến mắt như cận thị, loạn thị,… Không chỉ thế, ngồi chơi game liên tục còn đưa đến tình trạng ảnh hưởng đến cột sống do tư thế ngồi sai hoặc ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Khi người chơi game quá mê chơi bỏ ăn uống thì có thể dẫn đến việc sụt cân nhanh chóng, sức đề kháng của cơ thể trở nên yếu ớt. Ở Đài Loan đã có trường hợp một anh thanh niên hai mươi lăm tuổi chết do kiệt sức vì chơi game suốt 24 tiếng đồng hồ không nghỉ ngơi! Không chỉ có vấn đề về sức khoẻ nghiện game còn khiến người chơi quá đắm trong thế giới “ảo” mà quên đi thế giới thực. Người chơi còn bỏ ra quá nhiều thời gian để chơi điện tử mà quên mất công việc, gia đình. Từ đó dễ dẫn đến sự sa sút trong công việc, trong học tập. Không dừng lại ở đó, game online gây ảnh hưởng đến nhân cách người chơi, đặc biệt là học sinh. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lí còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy.

Ở nước ta, game online phát triển nhanh chóng vì có điều kiện thuận lợi. Việc học sinh nghiện game có rất nhiều nguyên nhân khách quan. Để đáp ứng nhu cầu chơi game của giới trẻ, hiện nay nhiều tiệm net mọc lên nhanh chóng và lúc nào cũng xôm tụ, gây sự ham thích cho người chơi. Gia đình còn chưa thực sự quan tâm đến con em do guồng quay vội vàng của cuộc sống. Nhiều bạn bị nghiện game đã lâu mà gia đình không biết, cứ tưởng con mình đang học bài, đến khi xảy ra chuyện mới tá hỏa, ân hận thì đã muộn. Ở lứa tuổi học sinh, nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rất chính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Về yếu tố chủ quan, nghiện game còn là do chính bản thân học sinh. Do các bạn đang ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí chưa phát triển đầy đủ, nhận thức còn non nớt nên khó cưỡng lại sức hấp dẫn của game online. Hơn nữ, các bạn còn chơi game để khẳng định bản thân mình, xem trò chơi chơi điện tử như một nơi thể hiện “đẳng cấp”, cá tính riêng của mình. Một bộ phận học sinh còn chơi game online vì đua đòi, không muốn thua kém các bạn, số khác là do bị chấn thương tâm lí, bị coi thường ngoài cuộc sống, bị cô lập,… tìm đến game như để giải toả tâm lí.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện game, do đó, muốn xoá hẳn thực trạng nghiện game ta phải giải quyết cho thấu đáo những nguyên nhân trên. Nhưng trước hết là về gia đình và xã hội. Gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi của các bạn. Gia đình còn phải hướng dẫn các bạn chơi sao cho lành mạnh. Xã hội phải tạo điều kiện cho các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động văn hoá - xã hội. Nhà nước cần kiểm soát các trò chơi điện tử và tiệm net, không để cho các trò chơi thiếu lành mạnh lưu hành trên thị trường và đương nhiên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh. Và riêng bản thân học sinh cần phải có ý thức, không sa đà vào game, tham gia tích cực các hoạt động văn hoá – xã hội để rèn luyện bản thân, không vì game mà xao lãng học tập và cuộc sống.

Tóm lại, game online là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao lãng học tập cuộc sống. Nghiện game cũng như nghiện ma túy, gây ra những tác hại khôn lường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để đẩy lùi thực trạng nghiện game. Riêng học sinh phải có tinh thần trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để tự rèn luyện mình thành người có ích cho xã hội. Dẹp bỏ nạn nghiện game cũng chính là mở đường cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

8 tháng 9 2021

tự mà làm

24 tháng 4 2022

Thái độ lồi lõm dễ sợ, bạn ấy hỏi thì có sao đâu , ko làm thì thôi mắc mớ gì nói, lắm mồm

3 tháng 3 2021

Tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí của con người cũng thay đổi theo sự phát triển đó, đặc biệt là ở tầng lớp thanh thiếu niên. Thay vì những trò chơi giải trí mang tính truyền thống như bắn bi, nhảy ngựa, nhảy dây thì các bạn trẻ ngày nay lại đam mê một hình thức giải trí khác đó là trò chơi điện tử. Có những bạn ham mê thái quá dẫn tới nghiện “game” mà xao lãng việc học. Đây đang là vấn đề đuợc cả xã hội quan tâm.

Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm đuợc cài vào máy tính, nhà sản xất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, lôi cuốn nguời chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những nguời sử dụng mạng internet thì có tới  61.4% là để chơi game. Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh  không hề gây hại cho nguời chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn ,giảm stress, luyện phản ứng nhanh,…

Tuy nhiên, với một số các bạn thanh niên đặc biệt là đối tượng học sinh lại không kiềm chế được sở thích chơi game của mình, khiến cho sở thích này trở nên thái quá dẫn tới tình trạng nghiện game. Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn...Các bạn trở nên sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình là gì. Trong đầu chỉ luôn nghĩ tới những trò chơi điện tử mà không chú tâm vào học tập khiến cho kết quả học tập ngày càng giảm sút. Không những kết quả học tập kém đi, nhiều bạn vì mê điện tử còn làm ra những hành động sai trái khác như nói dối bố mẹ,lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy. Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn.

Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại . Ở lứa tuổi học sinh, nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rất chính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Vậy nên, gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo thêm nhiều sân chơi cho  lứa tuổi học sinh để học sinh có được sân chơi lý thú và hấp dẫn từ đó không bị lôi cuốn vào những trò chơi điện tử nữa. Bên cạnh đó gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi, đồng thời hướng dẫn con em mình chơi sao cho lành mạnh.

Trò chơi điện tử là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao nhãng học tập cuộc sống. Ham chơi điện tử - Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

3 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

I. Mở bài:

 Mở bài 1:

- Nước ta đã bước vào thời kì hộp nhập. Vì thế cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ngành công nghệ thông tin cũng phát triển vượt bậc.- Bên cạnh những tiện ích thì Internet cũng có những mặt trái của nó.

- Đặc biệt, là trò chơi điện tử - món tiêu khiển hấp dẫn đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.

- Chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?

* Mở bài 2:

- Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan… mà thay vào đó là việc chơi trò chơi điện tử trên mấy tính.

- Có nhiều bạn vì mải chơi trò chơi này mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác.

- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?

II. Thân bài:

1.Khái quát ( Dẫn dắt vào vấn đề):

- Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bận tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.2. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì?

- Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”.

- Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử ( thường được gọi là game).3.Phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận:a. Liên hệ thực tế, chỉ ra biểu hiện:

- Ta có thể bắt gặp những quán điện tử ở bất cứ nơi đâu, từ các thành thị đến các nẻo đường thôn xóm ngõ ở nông thôn.

- Có thể thấy rằng, số lượng của hàng dịch vụ của trò chơi này ngày càng một gia tăng, mọc lên như nấm sau cơn mưa.

- Món tiêu khiển hấp dẫn đó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.- Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà quên cả học hành.

- Hiện tượng đi sớm về muộn, té ngang, tạp ngửa vì “nghiện” game của một bộ phận học sinh đã chẳng còn xa lạ  Điều đó, đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa.

b, Nguyên nhân:

- Trò chơi điện tử là một món tiêu khiến hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút, mê mải không làm chủ bản thân mình:

+ Thật vậy, trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.

+ Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. Càng chơi, các bạn càng thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thõa mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ.

+ Không những thế, ngoài mục đích chính là để giải trí, nó còn giúp ta mở rộng quen biết với mọi người bởi tính cộng đồng của trò chơi điện tử rất cao, nhất là các trò chơi trực tuyến.

- Nhưng cũng không thể phủ nhận một phần nguyên nhân là do bản thân chưa có ý thức tự giác, mà còn mải chơi do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…

c. Phân tích mặt lợi và mặt hại của trò chơi điện tử:

- Trò chơi điện tử giúp con người rèn luyện tư duy, nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt, xử lí các tình huống một cách sáng tạo và khéo léo.

- Một số trò chơi điện tử du nhập từ nước ngoài vào, do đó khi chơi chúng sẽ giúp ta trau dồi vốn từ tiếng Anh của mình, mở rộng hiểu biết.

- Đồng thời ,cũng giúp chúng ta thư dãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

- Nhưng bị cuốn hút vào nó thì tác hại sẽ khôn lường:

+ Chơi nhiều trò chơi điện tử, tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém,cho nên trốn học, bỏ học.

+ Ham chơi điện tử có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện thực cho thấy, ngồi trước màn hình máy tính nhiều sẽ dẫn đến cận thị, đầu óc mệt mỏi.

+ Chơi game nhiều sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc trên nên mụ mẫm, thiếu vốn sống thực tế.

+ Nói về vấn đề kinh tế, trò chơi điện tử có tác hại vô cùng ngay cả với gia đình có kinh tế khá giả. Khi quá đam mê, không có tiền, người chơi sẽ nói dối bộ mẹ, trộm cắp vặt…

+ Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. ( Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).3. Đánh giá, bình luận:- Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh.

Vì vậy:

+ Mỗi học sinh cần phải tự giác thực hiện qui định thời gian, không ảnh hưởng đến học tập.

+ Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.

+ Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh.

+ Các cơ quan chức năng cũng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm.

III. Kết bài:

- Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.

- Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.

28 tháng 6 2017

Mở bài:
– Khái quát về tác hại của trò chơi điện tử.
– Nêu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài:
a. Hiện trạng:
- Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng.
- Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.
– Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa…
b. Nguyên nhân:
- Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.
- Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ.
- Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…
c. Tác hại:
- Đam mê trò chơi điện tử: tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học…
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: cận thị, đầu óc mệt mỏi…
- Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế…
- Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác…
- Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội…
(Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).
d. Giải pháp khắc phục, lời khuyên:
Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy:
- Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, thực hiện qui định về thời gian, không ảnh hưởng đến học tập…
- Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.
- Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh nhằm thu hút các em.
- Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm…
(Học sinh có thể nêu những giải pháp hợp lý khác)
- Liên hệ thực tế, đưa ra lời khuyên thiết thực.
3. Kết bài:
- Khái quát nhận định của cá nhân về vấn đề nghị luận.
- Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.
- Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó...

28 tháng 6 2017

Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .

Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.

Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

5 tháng 5 2018

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?

Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tất cả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư giả. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?

Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!

Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, để bạn bè xa lánh.

5 tháng 5 2018

Hiện nay, vấn đề về lồi sống, đạo đức của giới trẻ đang đuợc cả xã hội quan tâm. Đất nuớc ta ngày càng hội nhập vào quốc tế và internet đang trở nên phổ biến. Thế nhưng, cùng với internet thì game online cũng phát triển nhanh chóng, dẫn đến một bộ phận học sinh vì mãi chơi mà xao nhãng việc học tập và còn phạm phải những sai lầm khác.

Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm đuợc cài vào máy tính, nhà sản xất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, để lôi cuốn nguời chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những nguời sử dụng mạng internet thì có tới 61.4% là để chơi game. Một bộ bộ phận nguời chơi đã trở thành những “game thủ” và bị nghiện game. Đây đang là vấn đề đuợc cả xã hội quan tâm.
Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho nguời chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn ,giảm stress, luyện phản ứng nhanh,… Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà các nhà sản xuất đã tìm đủ mọi cách để lôi cuốn nguời chơi, ngay cả việc đưa vào game những hình ảnh “mát mẻ” thiếu lành mạnh, biến game online trở thành thứ độc địa giết đi đầu óc trong sáng của học sinh.
Học sinh là đối tượng chính của game online. Với hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động cùng với những thay đổi không ngừng,game online đã trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn của học sinh. Một số bạn vì quá mải mê với trò chơi điện tử dẫn đến “nghiện game”. Nhiều bạn có thể chơi liên tục 4 - 5 tiếng đồng hồ mà không cần nghỉ ngơi, cá biệt, có nhiều bạn có thể chơi đến 12 tiếng một ngày! Đối với các bạn nghiện game thì việc chơi game được để lên hàng đầu, xao nhãng việc học, quên cả sức khoẻ bản thân, quên cả cuộc sống xung quanh. Thậm chí có bạn vì cần tiền đi chơi mà sẵn sàng làm trái pháp luật. Gần đây rộ lên những vụ án cướp của, giết người mà thủ phạm là những trẻ vị thành niên bị nghiện game online. Những vụ án ấy đa thổi lên một hồi còi báo động cho xã hội về thực trạng nghiện game online của giới trẻ ngày nay. Như đã nói ở trên, game online có tính khích thích cao, dễ nghiện và một khi đã nghiện thì sẽ dẫn đến những hậu quả, tác hại khôn lường cho người chơi, gia đình và xã hội. Trước hết là những tác hại cho sức khoẻ người chơi. Khi chơi game không điều độ dễ đẫn đến một số bệnh lí liên quan đến mắt như cận thị, loạn thị,… Không chỉ thế, ngồi chơi game liên tục còn đưa đến tình trạng ảnh hưởng đến cột sống do tư thế ngồi sai hoặc ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Khi người chơi game quá mê chơi bỏ ăn uống thì có thể dẫn đến việc sụt cân nhanh chóng, sức đề kháng của cơ thể trở nên yếu ớt. Ở Đài Loan đã có trường hợp một anh thanh niên hai mươi lăm tuổi chết do kiệt sức vì chơi game suốt 24 tiếng đồng hồ không nghỉ ngơi! Không chỉ có vấn đề về sức khoẻ nghiện game còn khiến người chơi quá đắm trong thế giới “ảo” mà quên đi thế giới thực. Người chơi còn bỏ ra quá nhiều thời gian để chơi điện tử mà quên mất công việc, gia đình. Từ đó dễ dẫn đến sự sa sút trong công việc, trong học tập. Không dừng lại ở đó, game online gây ảnh hưởng đến nhân cách người chơi, đặc biệt là học sinh. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy.
Ở nước ta, game online phát triển nhanh chóng vì có điều kiện thuận lợi. Việc học sinh nghiện game có rất nhiều nguyên nhân khách quan. Để đáp ứng nhu cầu chơi game của giới trẻ, hiện nay nhiều tiệm net mọc lên nhanh chóng và lúc nào cũng xôm tụ, gây sự ham thích cho người chơi. Gia đình còn chưa thực sự quan tâm đến con em do guồng quay vội vàng của cuộc sống. Nhiều bạn bị nghiện game đã lâu mà gia đình không biết, cứ tưởng con mình đang học bài, đến khi xảy ra chyện mới tá hỏa, ân hận thì đã muộn. Ở lứa tuổi học sinh,nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rấtchính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Về yếu tố chủ quan, nghiện game còn là do chính bản thân học sinh. Do các bạn đang ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí chưa phát triển đầy đủ, nhận thức còn non nớt nên khó cưỡng lại sức hấp dẫn của game online. Hơn nữ, các bạn còn chơi game để khẳng định bản thân mình, xem trò chơi chơi điện tử như một nơi thể hiện “đẳng cấp”, cá tính riêng của mình. Một bộ phận học sinh còn chơi game online vì đua đòi, không muốn thua kém các bạn, số khác là do bị chấn thương tâm lý, bị coi thường ngoài cuộc sống, bị cô lập,… tìm đến game như để giải toả tâm lý.
Có rất nhiều nguyên dẫn đến nghiện game, do đó, muốn xoá hẳn thực trạng nghiện game ta phải giải quyết cho thấu đáo những nguyên nhân trên. Nhưng trước hết là về gia đình và xã hội. Gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi của các bạn . Gia đình còn phải hướng dẫn các bạn chơi sao cho lành mạnh . Xã hội phải tạo điều kện cho các bạn học sinh tham gia vào cáchoạt động tập thể, các hoạt động văn hoá - xã hội. Nhà nước cần kiểm soát các trò chơi điện tử và tiệm net, không để cho các trò chơi thiếu lành mạnh lưu hành trên thị trường. và đương nhiên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh. Và riêng bản thân học sinh cần phải có ý thức, không sa đà vào game, tham gia tích cực các hoạt động văn hoá – xã hội để rèn luyện bản thân, không vì game mà xao nhãng học tập và cuộc sống.
Tóm lại, game online là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao nhãng học tập cuộc sống. Nghiện game cũng như nghiện ma túy, gây ra những tác hại khôn lường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để đẩy lùi thực trạng nghiện game. Riêng học sinh phải có tinh thần trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân, gia đìh và xã hội để tự rèn luyện mình thành người có ích cho xã hội. Dẹp bỏ nạn nghiện game cũng chính là mở đường cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.
17 tháng 5 2017
Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm đuợc cài vào máy tính, nhà sản xất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, để lôi cuốn nguời chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những nguời sử dụng mạng internet thì có tới 61.4% là để chơi game. Một bộ bộ phận nguời chơi đã trở thành những “game thủ” và bị nghiện game. Đây đang là vấn đề đuợc cả xã hội quan tâm.
Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho nguời chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn ,giảm stress, luyện phản ứng nhanh,… Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà các nhà sản xuất đã tìm đủ mọi cách để lôi cuốn nguời chơi, ngay cả việc đưa vào game những hình ảnh “mát mẻ” thiếu lành mạnh, biến game online trở thành thứ độc địa giết đi đầu óc trong sáng của học sinh.

Học sinh là đối tượng chính của game online. Với hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động cùng với những thay đổi không ngừng,game online đã trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn của học sinh. Một số bạn vì quá mải mê với trò chơi điện tử dẫn đến “nghiện game”. Nhiều bạn có thể chơi liên tục 4 - 5 tiếng đồng hồ mà không cần nghỉ ngơi, cá biệt, có nhiều bạn có thể chơi đến 12 tiếng một ngày! Đối với các bạn nghiện game thì việc chơi game được để lên hàng đầu, xao nhãng việc học, quên cả sức khoẻ bản thân, quên cả cuộc sống xung quanh. Thậm chí có bạn vì cần tiền đi chơi mà sẵn sàng làm trái pháp luật. Gần đây rộ lên những vụ án cướp của, giết người mà thủ phạm là những trẻ vị thành niên bị nghiện game online. Những vụ án ấy đa thổi lên một hồi còi báo động cho xã hội về thực trạng nghiện game online của giới trẻ ngày nay. Như đã nói ở trên, game online có tính khích thích cao, dễ nghiện và một khi đã nghiện thì sẽ dẫn đến những hậu quả, tác hại khôn lường cho người chơi, gia đình và xã hội. Trước hết là những tác hại cho sức khoẻ người chơi. Khi chơi game không điều độ dễ đẫn đến một số bệnh lí liên quan đến mắt như cận thị, loạn thị,… Không chỉ thế, ngồi chơi game liên tục còn đưa đến tình trạng ảnh hưởng đến cột sống do tư thế ngồi sai hoặc ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Khi người chơi game quá mê chơi bỏ ăn uống thì có thể dẫn đến việc sụt cân nhanh chóng, sức đề kháng của cơ thể trở nên yếu ớt. Ở Đài Loan đã có trường hợp một anh thanh niên hai mươi lăm tuổi chết do kiệt sức vì chơi game suốt 24 tiếng đồng hồ không nghỉ ngơi! Không chỉ có vấn đề về sức khoẻ nghiện game còn khiến người chơi quá đắm trong thế giới “ảo” mà quên đi thế giới thực. Người chơi còn bỏ ra quá nhiều thời gian để chơi điện tử mà quên mất công việc, gia đình. Từ đó dễ dẫn đến sự sa sút trong công việc, trong học tập. Không dừng lại ở đó, game online gây ảnh hưởng đến nhân cách người chơi, đặc biệt là học sinh. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy.

Ở nước ta, game online phát triển nhanh chóng vì có điều kiện thuận lợi. Việc học sinh nghiện game có rất nhiều nguyên nhân khách quan. Để đáp ứng nhu cầu chơi game của giới trẻ, hiện nay nhiều tiệm net mọc lên nhanh chóng và lúc nào cũng xôm tụ, gây sự ham thích cho người chơi. Gia đình còn chưa thực sự quan tâm đến con em do guồng quay vội vàng của cuộc sống. Nhiều bạn bị nghiện game đã lâu mà gia đình không biết, cứ tưởng con mình đang học bài, đến khi xảy ra chyện mới tá hỏa, ân hận thì đã muộn. Ở lứa tuổi học sinh,nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rấtchính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Về yếu tố chủ quan, nghiện game còn là do chính bản thân học sinh. Do các bạn đang ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí chưa phát triển đầy đủ, nhận thức còn non nớt nên khó cưỡng lại sức hấp dẫn của game online. Hơn nữ, các bạn còn chơi game để khẳng định bản thân mình, xem trò chơi chơi điện tử như một nơi thể hiện “đẳng cấp”, cá tính riêng của mình. Một bộ phận học sinh còn chơi game online vì đua đòi, không muốn thua kém các bạn, số khác là do bị chấn thương tâm lý, bị coi thường ngoài cuộc sống, bị cô lập,… tìm đến game như để giải toả tâm lý.

Có rất nhiều nguyên dẫn đến nghiện game, do đó, muốn xoá hẳn thực trạng nghiện game ta phải giải quyết cho thấu đáo những nguyên nhân trên. Nhưng trước hết là về gia đình và xã hội. Gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi của các bạn . Gia đình còn phải hướng dẫn các bạn chơi sao cho lành mạnh . Xã hội phải tạo điều kện cho các bạn học sinh tham gia vào cáchoạt động tập thể, các hoạt động văn hoá - xã hội. Nhà nước cần kiểm soát các trò chơi điện tử và tiệm net, không để cho các trò chơi thiếu lành mạnh lưu hành trên thị trường. và đương nhiên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh. Và riêng bản thân học sinh cần phải có ý thức, không sa đà vào game, tham gia tích cực các hoạt động văn hoá – xã hội để rèn luyện bản thân, không vì game mà xao nhãng học tập và cuộc sống.

Tóm lại, game online là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao nhãng học tập cuộc sống. Nghiện game cũng như nghiện ma túy, gây ra những tác hại khôn lường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để đẩy lùi thực trạng nghiện game. Riêng học sinh phải có tinh thần trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân, gia đìh và xã hội để tự rèn luyện mình thành người có ích cho xã hội. Dẹp bỏ nạn nghiện game cũng chính là mở đường cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.
25 tháng 5 2017
(tham khảo dàn ý chi tiết ở dưới)
1,Khái niệm:
-Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa:“Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”.Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử.(Thường được gọi là “game”).
2,Chứng minh trò chơi điện tử là một món tiêu khiển hấp dẫn:
- Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi sự đầu tư tính đa dạng của nó:
+ phong phú về thể loại: thể thao (Fifa), hành động (Hitman), chiến thuật, phiêu lưu (Tarzan), trí tuệ (Sherlock Holmes), mô phỏng (Sim), chiến thuật (Yuri), vui nhộn,…
+ nhiều hình thức: video game (Mario,Racing,tetris…), game show trực tiếp trên truyền hình (Vui cùng Hugo), game trong điện thoại di động, game trên máy tính, …
+ Song phải kể đến một loại trò chơi điện tử thật sự tạo nên một “cơn bão” trong giới học sinh: game online (trò chơi trực tuyến) bởi hình ảnh đồ họa 3D sắc nét, người chơi có thể trực tiếp thi thố tài năng với nhau thông qua điều khiển các nhân vật ảo, vừa chơi game vừa chat, có thể chuyển nhượng các món đồ trong game (đồ ảo).
 Chính bởi tính đa dạng của trò chơi điện tử, nó phù hợp với mọi lứa tuổi, sở thích và cá tính.
+Trò chơi điện tử khiến người chơi thử thách sự dũng cảm, khéo léo, kiên trì, trí tưởng tượng,…tạo hứng thú với kỹ thuật hiện đại, các nhân vật được xây dựng phong phú,có thể ăn theo một số phim, truyện ăn khách (Thiên Long Bát bộ,..) hoặc các hoạt động đang được yêu thích tại thời điểm đó.(bóng đá, nhảy hiphop,…).
+”Game có thể thảo mãn hầu hết các nhu cầu tâm lý căn bản của người chơi. Đó là lý do khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi rời bỏ thế giới ảo”-theo một cuộc nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia trường Đại học Rochester (New Yord, Mỹ) tiến hành trên 1000 người chơi.
+Trò chơi điện tử khiến giải tỏa cảm giác căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học vất vả, đem lại tiếng cười, sự thoải mái và niềm vui.
+Giáo sư tâm lý Richard M. Ryan khẳng định:“Chơi game không chỉ đem lại cho người ta sự vui vẻ”.Game có thể đem đến cho người giải trí cảm giác thanh công, tự do và được tương tác với người khác.
 Song những mặt tích cực ấy chỉ khi bạn chơi điều độ,mức độ vừa phải với những trò chơi phù hợp.
3,Tác hại của việc chơi trò chơi điện tử nhiều:
Game không xấu và cả chơi game cũng không xấu nhưng việc nhiều người đang lạm dụng tính giải trí của nó một cách quá mức lại gây lên những tác hại mà người chơi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh không ngờ đến.
+ tốn thời gian: Một người chơi ít khi nhận ra chỉ loáng một cái họ tiêu diệt một con quái vật lại ngốn đến cả tiếng đồng hồ, chỉ một loáng họ vượt qua một “cửa” lại ngấu đến vài tiếng. Và thế, thời gian ăn, ngủ, học, làm việc,... đều bị bớt xén, thậm chí là cắt hẳn để giành cho thời gian chơi game.
• Có phụ huynh cho rằng:”Thà cứ để nó chơi thế còn hơn sa đà vào tệ nạn xã hội”. Nhưng họ đâu ngờ cô cậu quý tử nhà họ lại bỏ học để có đủ thời gian ”cày level” cho bằng bạn bằng bè. Bạn có tin không,những người làm game online đã tính toán để bạn, một người chơi game của họ sẽ mất ít nhất là 57 tiếng mỗi ngày nếu bạn muốn trong vòng một năm (khoảng 2500 giờ) lên được level cao (Đương nhiên họ cũng tính để bạn không bao giờ có đủ khả năng lên được hết tất cả các level trước khi game này không còn ai chơi nữa!). Vậy bạn có thấy tiếc thời gian của mình khi cả ngày chỉ vùi đầu vào trò chơi điện tử, đeo đuổi những khát vọng viển vông, trong 2500 giờ ấy, bạn có thể tham gia bao nhiêu hoạt động có ích như từ thiện, hay chỉ đơn giản là chơi một môn thể thao, đọc sách,…Trong 2500 giờ, bạn có thể đọc hàng trăm cuốn sách, tiếp thu hàng ngàn những điều lý thú xung quanh mình.Trong 2500 giờ, nếu bạn chơi cầu lông, tôi tin bạn sẽ là một vận động viên cực kỳ xuất sắc. Vậy mà suốt 2500 giờ ấy, bạn chỉ biết quay cuồng với những nhân vật ảo trong game mà họ đã tạo ra, và cuối cùng cái bạn đã có là gì? Chưởng của thiếu lâm? Biết được cách giết mấy con quái vật? Tôi không chắc là nó sẽ có ích gì trong xã hội hiện tại, một xã hội cần những con người có học hành, có tri thức, có hiểu biết. Bạn có hiểu vấn đề không? Bạn bỏ học để chơi game, chính là biểu hiện của việc tự làm mình thụt lùi lại so với văn minh nhân loại.
• Có bạn khi được hỏi như vậy thì chống chế ”lỡ mai này có chiến tranh thì bọn em đã được trang bị trước kiến thức cần thiết rồi!” làm các cô chú phóng viên phải bất ngờ vì sự ngây thơ đến buồn cười của một câu học sinh đã 16 tuổi nhưng mới học lớp 8 vì đúp 2 năm liên tiếp do bỏ học chơi ở nhà chơi game. Chiến tranh vũ trang giữa các nước chưa bao giờ người ta có thể sử dụng đến chưởng thiếu lâm! Và nếu có cần sử dụng đến thật thì bạn cũng chỉ mất đến 25 giờ để học tất cả những điều mà một người chơi game biết được trong 2500 tiếng!
+ tốn tiền bạc:
• Hãy làm một phép tính đơn giản thế này, một người chơi ngoài hàng 5 giờ/ngày với giá trung bình 2500 đồng/1 giờ thì trong một năm sẽ sẽ tiêu tốn hơn 4 triệu rưỡi! Dù nhà bạn có máy tính, số tiền bỏ ra cũng chẳng ít hơn với ti tỉ thứ tiền phải trả: tiền hao tổn máy (sửa chữa); tiền nâng cấp các bộ phận của máy tính để cho hiện đại nhất, đáp ứng những nhu cầu ngày càng khó chiều của các game; tiền điện; tiền internet,…
• Bạn sẽ mất ít nhất là 4 triệu rưỡi một năm để nuôi cái thú vui xa xỉ này nếu bạn là một tay “nghiện game bình dân”!Bởi vì không chỉ phải trang trải cho tiền chơi hàng ngày mà còn bỏ không ít tiền để “trang trí” thêm cho con nhân vật ảo của mình nếu muốn trông nó đẹp và “chẳng kém ai”.Thậm chí có những game yêu cầu bạn phải “nạp thẻ” (tức là trả tiền chơi cho nhà sản xuất) như “Võ Lâm truyền kỳ” với một thẻ 60 000 được 100 giờ (tất nhiên bạn vẫn phải trả tiền cho hàng net). Một người chơi game online chuyên nghiệp tâm sự: ”Tiền chơi phải bỏ ra là một truyện, nhưng tiền mua đồ cho con character (nhân vật) mới thật sự tốn kém, trung bình mỗi tháng mất không dưới 800 nghìn. Hơn nữa còn phải nạp thẻ Võ lâm. Nhiều khi tiền tiêu vặt bố mẹ cho không đủ đốt, túng quá phải đi chơi bài ăn tiền!”.Thật cay đắng thay!
• Là một học sinh, bạn làm gì ra mấy trăm nghìn một tháng?Dù là một người lớn, kiếm mấy trăm nghìn cũng đâu có đơn giản.Một công nhân giày da làm việc vất vả với bụi và khói, tính cả tiền độc hại cũng chỉ ước tính 900 nghìn một tháng. Thú vui này nó ngấu của người ta ngày càng nhiều tiền bạc mà người ta không dễ gì nhận ra. Để có được số tiền ấy, nếu bạn chẳng có một ông bố nhà giàu đáp ứng tất tần tật những mong muốn tốn kém của mình thì ngoài việc ăn trộm, cướp giật hay cắt xén chính tiền học bố mẹ cho thì đâu còn cách nào khác? Thật khó để tưởng tượng những trò chơi điện tử đã gián tiếp đẩy những con người còn ngồi trên ghế nhà trường vào con đường phạm pháp.
+ ảnh hưởng đến sức khỏe & trí óc:
• Game có thể ngốn năng lượng của bạn nhiều hơn bất cứ một hoạt động nào.Tin không? Một người chơi game thường xuyên bộc bạch “Đối với gamer (người chơi), overnight (thức qua đêm) là khái niệm hết sức bình thường”.3h sáng với thế giới xung quanh chìm trong giấc ngủ im lìm, có ai biết rằng trong một góc phòng nào đó, vẫn có những kẻ còn đang quay cuồng với những đòn, chưởng, đao, thương. Những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng đến quên ăn quên ngủ như vậy, đối với dân nghiền game đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Trong số đó, có mấy ai sẽ tỉnh ngộ và dừng lại kịp thời trước khi sức khỏe lần lượt “đội nón ra đi”.
• Những học sinh đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, đòi hỏi một thời gian biểu hợp lý với ăn, ngủ, nghỉ, học, chơi song lại bị bóp méo đáng sợ để chỉ dành thời gian cho thú vui trong thế giới ảo. Đâu là thời gian để bạn ôn lại những bài học cũ trước khi kiểm tra? Đâu là thời gian cho bạn làm bài tập thầy cô cho về nhà?
Dẫn chứng: Bạn Minh Hoàng,16 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội là một học sinh thông minh, chăm chỉ. Song kể từ khi chơi bắt đầu mải mê chơi điện tử, để có đủ thời gian chơi cho thoải mái, bạn bỏ học nhiều hôm chỉ vì “trót hẹn với anh em” rồi. Từ đầu năm 2007, bạn bỏ hẳn học ở nhà chơi game.
• Trong game,có thể bạn là một người có “vai vế” lắm, được mọi người nể trọng ghê lắm, nhưng xét cho cùng thì đó cũng chỉ là thế giới ảo. Bạn vẫn có cuộc sống của chính mình ở thế giới thật, có bố mẹ, thầy cô, bạn bè, và không thể cứ luôn ảo tưởng về chính mình toàn diện ra sao, tuyệt vời ra sao, thậm chí có người còn tự ti về mình, chẳng qua vì mình thua một người chơi nào đó 5 ván liên tiếp và cho rằng ở thế giới thật mình cũng là đồ bỏ đi và chẳng làm được gì ra hồn!
• Đặc biệt khi nghiện game ở mức nặng, người chơi còn rơi vào hội chứng ám ảnh, họ bị chìm trong thế giới ảo của game ngay cả khi đã thoát khỏi trò chơi. Đó là khi người nghiện game bị mất kiểm soát về mặt tâm lý và một cách vô thức họ quy chiếu những gì thuộc về thế giới ảo với cuộc sống thực.
• Chơi game liên tục khiến đầu óc bạn mệt mỏi và cả cơ thể rã rời, suy nghĩ lờ đờ và không đủ tỉnh táo để tiếp tục học tập.Theo tiến sỹ Quang cho biết: “Những người bị chứng nghiện games online không muốn ròi chiếc máy tính, nếu không được chơi thì nhớ, thèm, sinh ra buồn phiền, chán nản thậm chú kích động phá phách đồ đạc.Về mặt sinh lý họ có các biểu hiện như vã mồ hôi, chán ăn, mất ngủ, sút cân nhanh”.
Đừng bao giờ đánh đồng bạn của thế giới ảo và thế giới thật. Đừng bao giờ đánh mất sức khỏe và đánh mất chính mình chỉ vì bạn đã từng chơi trò chơi điện tử.
Dẫn chứng:
• Một thiếu niên ở thành phố Ekaterinburg (Nga) đã bị đột quỵ, và chết sau khi chơi điện tử liền tù tì suốt 12 tiếng tại một phòng games. Dù rất nỗ lực nhưng các bác sĩ cũng không thể cứu được cậu bé. Phẫu thuật tử thi, các bác sĩ thấy toàn bộ phần não của cậu bé bị phá hủy. Theo thông tin của cơ quan y tế thành phố, bi kịch xảy ra sau khi cậu bé ngồi chơi games suốt 12 tiếng tại một CLB games ở gần nhà. Khi về nhà, phát hiện cậu bé có những cách hành xử khá kỳ quặc và gần như không thể thích nghi với cuộc sống bình thường, bố mẹ cậu bé lập tức đưa cậu đến bệnh viện để điều trị.Tuy nhiên mọi chuyện đã không thể thay đổi và cậu bé đã chết. Các bác sĩ kết luận, trò chơi điện tử là nguyên nhân làm phát triển các bệnh về não bộ từ đó dẫn tới việc cậu bé bị đột quỵ
• Lại một câu chuyện đau lòng khác ở (TP.HCM), về một người chơi đột quỵ sau khi chơi nhiều giờ liên tiếp. Nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết rạng sáng 20-9, bệnh nhân Quốc C. (24 tuổi), ngụ P.6, Q.6, đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng ngưng thở. Qua xét nghiệm, không phát hiện có các chất gây nghiện, thuốc ngủ.Chị H., chị của bệnh nhân, cho biết ngày 19-9 C. chơi game cả ngày, chiều tối có về nhà ăn uống rồi sau đó tiếp tục đi chơi với bạn, đến khoảng 1g sáng mới trở về nhà. Khoảng 10 phút sau, C. bị đột quỵ, được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hiện bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê sâu, phải thở bằng máy, sau một tháng hôn mê do chơi game quá sức, nay đã chuyển sang đời sống thực vật. Do tổn thương ở não khá nhiều nên khả năng phục hồi các chức năng điều khiển hoạt động cơ thể rất thấp, C. vẫn còn trong trạng thái lơ mơ, không biểu hiện cảm xúc được như người bình thường. Hiện nay C. đã được chuyển sang Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng. Các bác sĩ đã mở một đường ở khí quản để tập cho C. tự thở, khỏi phải phụ thuộc vào máy giúp thở. Việc ăn uống vẫn phải qua đường ống hỗ trợ. Do chơi game quá sức, C. bị rối loạn tâm thần phân liệt, kèm theo hạ đường huyết (lượng đường huyết bằng 0) do không ăn gây biến chứng và hôn mê đến nay.
 Đây chính là hồi còi cảnh báo gay gắt về tình trạng chơi game liên tục trong nhiều giờ liên tiếp.
+ảnh hưởng đến nhân cách con người và các mối quan hệ xã hội:
• Tuổi học sinh đang là lứa tuổi hình thành lên nhân cách con người,song lại bị tiêm nhiễm vào đầu với những suy nghĩ bạo lực và tiêu cực. Chính bởi hàng lọat game bạo lực ra đời kích thích tính hiếu thắng của người chơi. Nội dung của các game bạo lực là cực kì hư cấu giả tạo mang nội dung tàn sát tiêu diệt đồng lọai, đề cao những cảnh tượng anh hùng kiểu Mỹ, mang nội dung muốn thống trị thế giới, kích động hận thù giữa các quốc gia.Học sinh thường dễ bị cuốn hút bởi những trò chơi như vậy, mang theo cả những âm thanh ghê rợn vào trong giấc mơ ở tuổi thần tiên, nữa đêm giật mình tỉnh giấc ngơ ngác, mồ hôi nhễ nhãi hỏi cách chỉnh mã tiền để mua súng trong bắn Half Life, cách chỉnh bất tử trong Comandos , Beach Head...Làm người nhưng đòi bất tử, đó là những bế tắc tai hại do game gây ra, làm cho chính người ta sống trong ảo tưởng không phân biệt dược hư và thực.
• Lại chuyện một cậu học sinh bị cảnh sát giao thông chặn lại thì giở trò côn đồ như trong Roash crash, tung mình móc cú đạp vô lê,ai có thể ngờ nó lại là con đường dẫn đến tội chống người thi hành công vụ (tù từ sáu tháng tới ba năm)
• Cậu học sinh vốn hiền lành,học giỏi ngoan ngoãn vì “kẹt” tiền chơi quá nên làm liều trộm tiền bố mẹ bị bắt và từ đấy bố mẹ cậu không còn tin tưởng ở cậu nữa. Học sinh vốn là lứa tuổi đẹp và luôn để lại những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời người. Một người con luôn khiến bố mẹ phải ngưỡm mộ trước các đồng nghiệp khác bởi những giải nhất toán học cấp quận, thành phố giờ lại phải xấu hổ, cũng trước những người kia vì con mình sa đà chơi điện tử đến bỏ học. Một người bà phải khóc vì thương đứa cháu mồ côi của mình vốn “là đứa tử tế” không ngờ lại ngày càng tàn tạ, đổ đốn chỉ vì chơi game nhiều.
• Với 1/3 thời gian bạn đắm chìm trong game, cộng với thời gian ăn, ngủ, đi học, nếu bạn vẫn còn giữ được nếp sống bình thường, sẽ lấp đầy thời gian biểu của bạn. Vậy đâu sẽ là thời gian bạn dành cho mọi người xung quanh mình? Đâu là thời để bạn giảng bài cho đứa em lớp 2 như mọi khi? Đâu là thời gian để bạn ngồi tâm sự và chia sẻ với bố hay mẹ? Đâu là thời gian để bạn dành một bông hoa cho bà trong ngày 8-3? Bạn đang dần làm mất cân bằng giữa một bên là thế giới ảo trong game và một bên là thế giới thực của chính mình!Có thể trong game, bạn tạo thêm được không ít những mối quan hệ mới, nhưng còn những người thân đáng lẽ phải nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn những người bạn chỉ mới quen trên mạng và chưa kịp biết gì về họ. Bạn đang dần theo khuynh hướng khép kín mình và giảm thiểu các mối quan hệ xuống mức thấp nhất.
• Một cuộc khảo sát với nội dung “Bạn chơi games vì?” đã nhận được: 0% chọn “Không có gì để làm”; 56,67% chọn “Games là thú vui, tiêu khiển, sở thích; 43,33% chọn “Games là cuộc sống”. Những cuộc nói chuyện của học sinh với nội dung về game, những hình dán, đồ vật có hình nhân vật trong game,… tràn lan đủ thấy sự ăn sâu vào tiềm tàng của game đối với giới học sinh hiện nay!
Dẫn chứng: tháng 4 năm 2001 một học sinh xả súng giết hại 6 người ngay tại trường học ở Michigan, USA sau khi chơi “Serious sam”.
3,Tóm lại:
- “Bản thân từ game đã hàm chứa trong nó ý nghĩa chỉ là một cuộc chơi,và khi đã là trò chơi thì phải có liều lượng.Cái gì quá đà thì đều không tốt, chứ không riêng gì game.Yếu tố quan trọng là liều lượng và nhận thức, tự điều chỉnh của bản thân người chơi” (Phạm Tấn Công, thư ký Vinasa)
-Trò chơi điện tử như con dao hai lưỡi, nếu bạn chơi đúng mức, nó sẽ có tác dụng tốt, nếu bạn chơi quá mức, nó sẽ có những tác hại xấu! Đã đến lúc mọi người cần có những hồi chuông thức tỉnh thật sự với những người đang chơi và sắp chơi với những tác hại ghê gớm của việc chơi mê mải game.
-Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng: Game không xấu,bản thân việc chơi game cũng không xấu.Chỉ có điều lạm dụng nó một cách quá ,mức sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.”Biết dừng lại khi nào?”,câu trả lời nằm ở lý trí những người chơi game.
20 tháng 3 2018

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?

Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tất cả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng tròchơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư giả. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ đểlấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?

Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể rạng rỡ nụcười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!

Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, để bạn bè xa lánh.


20 tháng 3 2018

+ Mở bài:

– Nói qua về vấn nạn trò chơi điện tử trrong những năm gần đây mạng khoa học công nghệ phát triển vô cùng mạnh mẽ.

– Ngành công nghệ game, các hãng game liên tục đưa ra những trò chơi game online thu hút nhiều người đặc biết là các bạn học sinh, sinh viên tham gia.

+ Thân bài:

Nguyên nhân dẫn tới việc trò chơi điện tử thu hút các bạn học sinh là do đâu? Do các bạn đang ở lứa tuổi suy nghĩ mọi chuyện chưa thấu đáo, chưa thể lường hết được những hậu quả tác hại mà trò chơi điện tử mang lại.

– Do cha mẹ quản lý không nghiêm con cái mình, để cho các con tự phát triển theo bản năng, còn mình thi mải mê công việc, kiếm tiền.

– Do sự quản lý các nhà sẳn xuất trò chơi điện tử không chặt dẫn tới học sinh dễ dàng tiếp cận những trò chơi không đúng tuổi của mình.

– Hậu quả của việc nghiện trò chơi điện tử? Nhiều bạn học sinh vì mải chơi trò chơi điện tử nên đã bỏ học lấy tiền bố mẹ cho đi đóng học để mang đi chơi trò chơi điện tử.

– Vướng vào vòng lao lý, tù tội, đánh mất tương lai của mình.

– Trong xã hội có nhiều bài học đắt giá về tình trạng các bạn trẻ vì mê trò chơi điện tử mà giết hại người thân, bạn bè, hàng xóm xung quanh mình, biết bao thảm kịch đã xảy ra vì một trò chơi ảo trên internet.

– Ảnh hưởng sức khỏe, suy nhược thần kinh, tinh thần căng thẳng mệt mỏi. Sức khỏe suy giảm, chán ăn, mệt mỏi suốt ngày dẫn tới ốm đau bệnh tật…

– Phương pháp để ngăn chặn tình trạng nghiện trò chơi điện tử? Tích cực tuyên truyền về tác hại xấu của trò chơi điện tử đến phụ huynh và học sinh, để mỗi gia đình.

– Cha mẹ cũng nên giám sát con em mình trong việc tham gia trò chơi điện tử. Người xưa có câu “Dạy con từ thủa con thơ”

– Biện pháp quản lý nghiêm ngặt các công ty sản xuất trò chơi điện tử.

– Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động dã ngoại, những trò chơi vận động thú vị thu hút các bạn học sinh tham gia.

+ Kết bài:

– Liên hệ với bản thân rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

– Trò chơi điện tử hiện đang trở thành vấn nạn của toàn xã hội, vì vậy ngay từ hôm nay chúng ta cần chung tay loại bỏ.