Rừng chiều
Hoàng hôn bắt đầu buông xuống trên cánh rừng già. Nhá nhem, từng đàn, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Các loài động vật như gà rừng, sóc nâu, nai, hoẵng cũng từ mọi nơi trở về kiếm chỗ trú thân cho đêm nay. Tiếng suối chảy róc rách như cũng nhỏ đi bởi tiếng lay động của cả khu rừng. Trên các tán lá, một thứ ánh sáng nửa đen, nửa trắng hòa lẫn tạo nên một màu thẫm dần, thẫm dần như báo hiệu rằng thần đêm đang từ từ bước tới khoác chiếc áo đen bao phủ toàn bộ khu rừng. Lâu lâu lại vang lên tiếng kêu của chú hoẵng nào lạc mẹ hay tiếng hú của bầy sói gọi đàn đi kiếm ăn đêm. Cả khu rừng mỗi lúc như càng nặng nề hơn. Rồi tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên.
( Theo Bài tập bổ trợ và nâng cao TV5, NXBĐHSP, 2006 )
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào ý trả lời đúng:
A. Dựa theo bài học, hãy chọn những câu trả lời đúng :
1. Tác giả tả cảnh gì ? Vào lúc nào ?
a. Cảnh rừng già lúc hoàng hôn
b. Cảnh rừng trong màn đêm
c. Cảnh rừng già từ lúc chiều tối bắt đầu hoàng hôn đến khi màn đêm buông xuống
2. Trong câu văn : “Trên các tán lá, một thứ ánh sáng nửa đen, nửa trắng hòa lẫn tạo nên một màu thẫm dần, thẫm dần như báo hiệu rằng thần đêm đang từ từ bước tới khoác chiếc áo đen bao phủ toàn bộ khu rừng”, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ?
a. Chỉ sử dụng biện pháp nhân hóa
b. Chỉ sử dụng biện pháp so sánh
c. Sử dụng hai biện pháp so sánh và nhân hóa
3. Trong bài đọc, vạn vật nơi rừng già được nhân hóa bằng cách nào?
a. Dùng những từ chỉ hành động, trạng thái của người nói để nói về vạn vật trong rừng.
b. Dùng những từ chỉ đặc điểm, tính tình của người nói để nói về vạn vật trong rừng.
c. Dùng những từ chỉ các bộ phận của cơ thể người để nói về vạn vật trong rừng.
4.Viết lại những chi tiết cho thấy cảnh được miêu tả là chiều tối ? (M3)
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5.Tác giả quan sát và miêu tả cảnh rừng chiều qua cảm nhận của những giác quan nào ?
a. Thị giác
b. Thị giác và thính giác
c. Thị giác và thính giác, khứu giác
6.Cảnh rừng chiều được miêu tả trong bài văn gợi cho em những cảm nhận gì ?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
7.Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ nhá nhem trong câu : “Nhá nhem, từng đàn, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi”
a. Mờ mờ tối, tranh tối tranh sáng, khó nhìn rõ mọi vật.
b. Nham nhở nhiều chỗ với màu đen trắng mờ mờ, gợi cảm giác bẩn.
c. Tối, nhìn mọi vật đều có màu đen như bị bôi bẩn.
8.Tìm các động từ, tính từ có trong câu: “Rồi tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên.”
- Động từ:…………………………………………………………………………
- Tính từ:………………………………………………………………………….
9. Dòng nào sau đây chỉ toàn các từ láy:
a. hoàng hôn , nhá nhem, mệt mỏi, róc rách , nặng nề
b. nhá nhem, mệt mỏi, róc rách , nặng nề , say sưa
c. nhá nhem, róc rách , nặng nề , say sưa, vội vã
10. Gạch chân chủ ngữ và vị ngữ có trong câu sau:
Rồi tất cả vạn vật / chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên.
11. Câu thành ngữ: “Vào sinh ra tử” thuộc chủ điểm nào em đã học?
……………………………………………………………………
- Giống nhau: Bài văn vẫn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài
- Khác nhau: về kết cấu
+ Bài “Con thỏ trắng” kết cấu bài miêu tả đúng so với trình tự mẫu
+ Bài “Điệu múa trên đồng cỏ” có sự thay đổi về trình tự kết cấu
Con thỏ trắng
Điệu múa trên đồng cỏ
Mở bài: giới thiệu chú thỏ trắng
Mở bài: miêu tả ngoại hình của thiên nga
Thân bài: miêu tả ngoại hình, tính cách của chú thỏ
Thân bài: tính tình, hoạt động của loài thiên nga
Kết bài: tình cảm của nhân vật với chú thỏ
Kết bài cảm nghĩ của tác giả thông qua ngoại hình của thiên nga.