K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2021

 Bạn tham khảo nha:

Trong cuộc sống, thái độ ứng xử của mỗi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Xã hội phát triển con người mới tồn tại và có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Vì vậy, tự giác thực hiện trách nhiệm với mình, với gia đình và cộng đồng xã hội là bổn phận, nghĩa vụ của mỗi người. Xây dựng, bảo vệ những giá trị chung, sự an toàn của cộng đồng chính là bảo vệ lợi ích của cá nhân và gia đình mình.

Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội. Tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh tự nhiên, mà nó đòi hỏi phải có quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện. Như vậy, tự giác là sự kết hợp từ phía bản thân và phía bên ngoài, nó biểu hiện ở nhiều góc độ, trong ý nhĩ, hành động, trong ứng xử với chính mình và với người xung quanh. Tự giác phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục, đây là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen trở thành ý thức trong cách nghĩ và hành vi của con người, phù hợp với yêu cầu chung, nhằm mục đích nâng cao giá trị của bản thân và hướng đến xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. Một xã hội văn minh đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức tự giác theo cái đúng ở mọi lúc, mọi nơi kể cả trong gia đình hay nơi công cộng. Vấn đề là làm thế nào để mọi người tự giác. có thể nói, có hai yếu tố quyết định sự tự giác của cá nhân là giáo dục và môi trường xã hội. Tự giác có thể học tập được, nó được hình thành từ trong gia đình, rồi đến nhà trường, cộng đồng xã hội. Một đứa trẻ từ trẻ từ khi con nhỏ đã được ông bà, cha mẹ, anh chị dạy dỗ việc ăn, ngủ, học hành, vệ sinh, lễ phép, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn… biết làm những việc có ích cho gia đình và xã hội phù hợp với lứa tuổi, lớn lên được nhà trường, xã hội, cơ quan, đoàn thể tiếp tục dạy những điều đó, thì chắc chắn sẽ hình thành một công dân có ý thức tự giác, biết yêu thương gia đình, có trách nhiệm với Tổ quốc. Cùng với việc dậy dỗ, học tập để con người tự giác, cũng cần phải có một xã hội tiến bộ để sự tự giác của cá nhân phát triển.. Hiện nay, các bậc phụ huynh cũng rất lúng túng khi dạy con, cháu mình tự giác. Bởi khi các cháu ra ngoài nhiều khi phải chứng kiến việc người lớn không tự giác, các hành vi chen lấn, xô đẩy, không thực hiện vệ sinh chung, không tôn trọng người khác... Rất nhiều trường hợp tắc đường và xảy ra tai nạn, lại do chính lỗi của người tham gia giao thông vì thiếu ý thức tự giác, chen lấn, không nhường đường, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích... Nhiều khi chỉ vì hành vi thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm với xã hội mà con người đã gây ra thiệt hại không chỉ với cá nhân mình, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

Trong thời gian đại dịch covid-19 vừa qua, chúng ta được chứng kiến rất nhiều trường hợp vì thiếu trách nhiệm, mà cá nhân đã gây ra thiệt hại khôn lường cả về tinh thần và vật chất cho xã hội. Có lẽ, còn rất lâu người Việt Nam mới quên cái đêm ngày 06/3/2020, một cô gái 26 tuổi, trú tại phố Trúc Bạch, Hà Nội, đi từ vùng có dịch ở nước ngoài về nhưng không tự giác khai báo để cách ly được phát hiện dương tính với SARS-coV-2. Khó có thể thống kê những thiệt hại về kinh tế và công sức của hàng vạn người do trường hợp này gây ra. Đó là chưa nói đến sự an nguy của cộng đồng và sự xáo trộn xã hội, khi có thêm nhiều người lây nhiễm mắc cOVID-19 từ hành vi vô tình “gieo rắc virus” của bệnh nhân thứ 17, nếu như chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời, quyết liệt. Cũng trong thời gian này, nhiều người không tự giác thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chức năng về phòng chống dịch, thiếu trách nhiệm với xã hội, có trường hợp còn chống đối người thi hành công vụ. Một số người lại có những hành vi làm nguy hại cho cộng đồng, bằng việc đua xe, hay tung những tin giật gân trên mạng xã hội, chỉ vì thói ích kỷ để thu hút sự chú ý của nhiều người. Nguy hiểm hơn những tin đồn thất thiệt, tin giả trên mạng với tốc độ lây lan nhanh chóng, mà người ta gọi là “virut” độc hại, cũng nguy hiểm không kém dịch bệnh và đôi khi chính những dòng chữ vô cảm ấy, còn trở thành tội ác đối với đồng loại. Đã có những tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh mà găm hàng, tăng giá trục lợi và có những hành xử thiếu tình người, thậm trí còn sản xuất thiết bị y tế giả, hàng kém chất lượng thu lợi bất chính và gây nguy hại cho người sử dụng. Đặc biệt, còn có những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của đồng bào mình để chia nhau... Tuy nhiên, đó chỉ là những số ít và đã bị xã hội lên án, pháp luật sẽ nghiêm trị làm bài học cảnh tỉnh cho người người vô cảm, thiếu ý thức trách nhiệm trước đồng loại. Cái tốt, cái thiện luôn ở vị trí thượng phong, để những người ích kỷ, định làm điều xấu xa phải tự thấy ái ngại, xấu hổ mà dừng lại.

Xã hội không thể tốt đẹp nếu người ta chỉ nói những điều tốt đẹp, mà không có những hành động đẹp. Mỗi người đều có việc phải làm để tồn tại và phát triển. Xong xã hội chỉ văn minh, tiến bộ khi có nhiều người có khả năng tự quản lý mình, tự giác thực hiện trách nhiệm của cá nhân theo yêu cầu của xã hội. Người tự giác, sống có trách nhiệm luôn được người khác tôn trọng và chắc chắn họ sẽ thành công trong cuộc sống. Xã hội chúng ta hôm nay có rất nhiều người tử tế và luôn luôn cần thêm nhiều người tử tế hơn nữa, để xã hội văn minh và xây dựng đất nước Việt Nam phát triển ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống của Dân tộc
12 tháng 4 2021

Cảm ơn bạn nha

22 tháng 7 2017

 - Từ ấy (1937 - 1946)

    -  Việt Bắc (1946 - 1954)

    -  Gió lộng (1955 - 1961)

    -   Ra trận (1962 - 1971)

    -   Máu và hoa (1971 - 1977)

Đáp án cần chọn là: D

7 tháng 5 2016

giúp mình với hihi

Bạn tham khảo :

Xã hội điện đại,công nghệ phát triển từ đó chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng đi lên.Và chắc chắn,kèm theo đó là gồng quay nặng nề ,cùng với đó là lòng tham của con người-thứ đang ngày càng biến dạng trước những áp lực và khó khăn của cuộc sống.Vậy lòng tham là gì? Lòng tham đơn giản là ham muốn về một thứ gì đó , là sự đắm say,sự đam mê về một điều gì đó.Lòng tham xuất hiện ở mọi nơi,trong tất cả các tầng lớp từ nghèo đến giàu.Nhưng có lẽ vấn đề mà đáng để chúng ta bàn luận nhất là lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng - Một loại lòng tham cần được kiềm chế trong xã hội ngày nay.Tiền vốn dĩ  không mua được tất cả nhưng lại có thể làm người ta bị mất đi tất cả,danh tiếng tuy không nguy hại nhưng lại có thể làm phẩm chất của một con người biến chất hoàn toàn.Vậy có nên có lòng tham hay không? Có nên có lòng tham về sự giàu sang ,về danh tiếng,về tên tuổi của bản thân hay không? Theo em là có,tất nhiên là có,mỗi người đều nên và có quyền có lòng tham về một cuộc sống đầy đủ về vật chất,một danh tiếng tốt ,một cuộc sống hạnh phúc và thành công theo định nghĩa của riêng mình.Nhưng loại lòng tham này nên được kiềm chế lại,không phải loại bỏ mà là kiềm chế.Chúng ta có quyền tham muốn về một cuộc sống giàu có hơn,hạnh phúc hơn nhưng nhất định không được vì thế mà bán rẻ lương tâm,làm những điều thiếu đạo đức ,hay kiếm tiền trên những nỗi đau khổ,vất vả của người khác cũng đừng vì cái danh tiếng mà trở nên giả tạo,làm xấu xí đi trái tim của bản thân.Đời này ta chỉ được sống một lần,dù giàu hay nghèo thì ta cũng chỉ được sống một lần.Tiền bạc hay danh tiếng không thể đi cùng ta đi đến thế giới bên kia ,và giàu có đôi khi cũng chưa chắc đã hạnh phúc.Vậy thì tại sao chúng ta không cùng nhau kiềm chế lòng tham về tiền tài ,về danh vọng lại để quan tâm đến những người xung quanh ta,đến những người thân của ta.Nói chuyện với những đồng nghiệp,hàng xóm nhiều hơn,ăn bữa cơm ấm áp cùng với gia đình .Để ta thấy rằng cuộc sống này ,đáng tham nhất không phải là sự giàu sang hay danh tiếng vang vọng mà là những phút giây yêu thương,tình cảm với gia đình.Đó là những thứ mà một khi đã đánh mất thì dù có cố gắng cả đời cũng không thể nào lấy lại được ,là thứ vô giá nhất ,mà rất nhiều người giàu có và thành công  nhất mơ ước đến ,cũng khiến cho bao người phải hối hận vì đã bỏ lỡ.Nói tóm lại,đối với em,lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng không nên bị loại bỏ nhưng cần phải kiềm chế lại vì cuộc đời còn có nhiều thứ "đáng tham" và vô giá hơn thế nhiều lần.Thật ra tiền bạc có thể kiếm lại,danh tiếng có thể dựng xây nhưng tình người,sự yêu thương và tình cảm gia đình là những thứ mà một khi đã bỏ lỡ hoặc vụt mất thì mãi mãi không thể nào lấy lại được nữa.Còn bây giờ,lựa chọn là của bạn,bạn đặt lòng tham của mình ở đâu để bản thân sẽ không hối hận? 

Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí? A.   Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động B.   Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt...
Đọc tiếp

Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

A.   Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động

B.   Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.

C.   Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá- Rút ra bài học nhận thức và hành động.

D. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn

1
14 tháng 9 2018

- Có 4 bước để trình bày bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được sắp xếp như sau:

        B1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

        B2. Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

        B3. Bình luận và đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến,… )

        B4. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Đáp án cần chọn là: C

29 tháng 11 2021

Bạn cần đoạn văn hay bài văn?

29 tháng 11 2021

cj ơi cho em hỏi khi nào tạo meet nữa ạ 

14 tháng 11 2021

undefined

Tham khảo :

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

7 tháng 5 2021

Với sự phát triển của mạng xã hội ngày nay, nó đã được áp dụng trong việc mở rộng thế giới thông tin của chúng ta. Chúng ta không thể nào phủ nhận được những vai trò to lớn của mạng xã hội. Bởi nó giúp chúng ta kết bạn, giao lưu học hỏi với bạn bè ở khắp nơi trên thế giới. Phải chăng thế giới trong chiếc điện thoại, máy tính kia, lại có vẻ như thú vị và đa dạng hơn thế giới bên ngoài. Vì vậy, chúng ta lại đang gặp phải một vấn đề, đó là mọi người dành quá nhiều thời gian của mình để tham gia mạng xã hội mà không ra ngoài, tiếp xúc với mọi người xung quanh. Một số người dành thời gian ngoài thời gian học tập, làm việc, chỉ để lướt mạng xã hội, không quan tâm đến việc nhà, đến mọi người xung quanh, thậm chí khi được nhờ vả thì cáu gắt với họ....Tiếp đó, khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới. Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter,…và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ. Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. Xã hội thì vẫn đang phát triển, việc kết nối, giao lưu là vô cùng cần thiết, nhưng đừng quá chìm đắm vào nó, đừng để nó đi lệch hướng với thực tế. Hãy sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn. Đừng để nó đưa ta ra khỏi mối quan hệ bạn bè, người thân của mình

7 tháng 5 2021

bài viết rất hay nhé.

mình bổ sung nè, vì đây là bài nghị luận, dù là đoạn văn hay bài văn cũng hãy giải thik vấn đề nghị luận nhé, đưa ra dẫn chứng để thuyết phục hơn

- góp ý -