Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo Cổng thông tin Thừa Thiên - Huế:
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3o đến vĩ độ 26o Bắc và từ Kinh độ 100o đến 121o Đông. Ngoài Việt Nam, còn có tám nước khác tiếp giáp với biển Đông là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới.
Biển Đông nằm trên tuyến được giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150-200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là loại có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải tử 30.000 tấn trở lên. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực, nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên trở qua kênh đào Pa-ra-ma. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Ma-lắc-ca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.
Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biền Đông, thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè…. phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới.
Biển Đông còn được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei-Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Kông, sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan... trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.
Tham khảo:
- Biển Đông là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Các nước giáp ranh biển Đông đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa quan trọng như cảng: Xin - ga - po, Ku - an - tan, Ma - ni - la, Đà Nẵng, Hồng Công...
- Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số khu cực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
THAM KHẢO!!!!
- Tầm quan trọng chiến lược về kinh tế của Biển Đông:
+ Với vị trí chiến lược quan trọng và nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, Biển Đông vừa là cửa ngõ giao thương quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp có thể phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, với những ngành mũi nhọn như: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản; vận tải hàng hải và du lịch biển.
+ Nhiều nước ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam,... có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển và nguồn tài nguyên trên Biển Đông.
+ Biển Đông được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á với một khối lượng lớn hàng hoá vận chuyển quốc tế qua đây. Khoảng hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45 % trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.
- Tầm quan trọng chiến lược về chính trị - an ninh của Biển Đông:
+ Trong lịch sử, Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn, đồng thời là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn hoá như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa…. Vì vậy, các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới. Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông cũng xuất hiện từ sớm và khá phức tạp.
+ Hiện nay, Biển Đông có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi giao thương trên biển phát triển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày càng lớn hơn. Vì thế, an ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, trong đó có Việt Nam.
Tham khảo:
- Biển Đông là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Các nước giáp ranh biển Đông đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa quan trọng như cảng: Xin - ga - po, Ku - an - tan, Ma - ni - la, Đà Nẵng, Hồng Công...
- Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số khu cực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Khu vực | Những nét chính |
Các nước Đông Âu | Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: Giai đoạn phát triển. - Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,... - Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển. |
Châu Á | Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH. |
Khu vực Mỹ La-tinh | Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. |
* Những sự kiện tiêu biểu của chiến tranh thế giới thứ hai ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương:
- Tháng 9-1940, Nhật tiến vào Đông Dương, quan hệ Mĩ - Nhật căng thẳng.
- Ngày 7-12-1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Mĩ), Mĩ tuyên chiến, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.
- Từ tháng 12-1941, Nhật Bản mở hàng loạt các cuộc tấn công vào các nước Đông Nam Á, bành trướng khu vực Thái Bình Dương; Nhật chiếm Mã lai, Thái Lan, Singapo, Philippin, Miến Điện, Inđônêxia nhiều đảo ở Thái Bình Dương...
- Từ tháng 4-1942, Nhật đánh chiếm hầu hết các đảo Tân Ghi-nê, uy hiếp Ô-xtray-li-a.... Tháng 8-1942, quân Mĩ đánh bại quân Nhật ở Gu-a-đa-ca-nan tạo ra bước ngoặt ở mặt trận này, Mĩ chuyển sang phản công lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương. Từ 1944, liên quân Anh - Ấn, Mĩ - Hoa, tấn công đánh chiếm Miến Điện, Philippin, uy hiếp các thành phố lớn của Nhật bằng không quân.
- ngày 6-8-1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản) làm 140 nghìn người chết.
- Ngày 8-8-1945 Liên Xô tuyên chiến và tiêu diệt đạo quân Quan Đông (gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu).
- Ngyaf 9-8-1945. Mĩ ném bom nguyên tử thứ hai xuống thành bố Nagaxaki (Nhật) giết chết 70 nghìn người.
- Ngày 15-8-1945, Nhật bản tuyên bố đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
* Sự kiện tác động mạnh mẽ đến tình hình chiến tranh
- Ngày 7-12-1941 Nhật Bản tấn công Mĩ tại Trân Châu Cảng (Ha-oai)
- Nhật bản tấn công mĩ tại Trân Châu cảng đã buộc Mĩ phải tham chiến. Việc Mĩ tham chiến cùng với Liên Xô từ tháng 6-1941 đã chính thức làm cho cuộc chiến tranh lan rộng khắp thế giới.
- Chính phủ Mĩ phải thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. Ngày 1-1-1942 tại Oa sinh tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã kí tuyên ngôn Liên hợp quốc, tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình, từ đó khối đồng minh chống phát xít thành lập.
- Sự ra đời của khối đồng minh chống phát xít đã thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình thế giới.
Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; Châu Âu - Châu Á; Trung Đông - Châu Á.
Biển Đông có nguồn tài nguyên phong phú, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên trong Biển Đông thường phân bố trên diện rộng, có liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia. Điều này đã đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, như: sự khai thác quá mức một số loại tài nguyên; ô nhiễm môi trường biển; khai thác trong các vùng biển chồng lấn,…