Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhân tố tự nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá chất; khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crôm, thiếc, chì - kẽm,...) là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit,...) là cơ sở cho phát triển công nghiệp hoá chất; các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện).
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. Ví dụ, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thuỷ điện, nhiệt điện).
Tiềm năng
-Nước ta có bờ biển dài
– Có nhiều các đảo và quần đảo đẹp đặc biệt là vịnh HẠ LONG được UNESCO công nhận
-Dọc bờ biển có 120 bãi cát dài phong cảnh đẹp
-Địa hình ven biển thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở vật chất
-Có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng cảng để thuận lợi cho việc di chuyển
Tình hình phát triển
–Cơ cấu khach du lịch đa dạng
-Lượng khách du lịch tăng
năm 1995: 6,9 triệu lượt người
năm 2007:23,3 triệu lượt người
=> tăng 16,4 triệu lượt người gấp 3,4 lần
-Doanh thu lịch tăng
năm1995:8 nghìn tỷ đồng
năm 2007:56 nghìn tỷ đồng
=> tăng 48 nghìn tỷ đồng gấp 7 lần
du lịch nước ta đang phát triển nhanh thu hút khách du lịch nhiều trung tâm du lich
Hạn chế
-Chỉ tập chung khai thác hoạt động tắm biển
– Các hoạt động du lịch biển còn đơn giản
-Môi trường biển ô nhiễm
Biện pháp
– Phát triển các hoạt động du lịch biển
-Bảo vệ môi trường biển
ko bt là có đúng ko nha......
Câu 1: Trình bày tình hình phát triển lương thực ở nước ta?
Tình hình phát triển lương thực ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ một nước nhập khẩu lúa vào những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhờ áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến giống, và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất và chất lượng lúa của nước ta đã được nâng cao đáng kể.
Câu 2: Trình bày tình hình phát chuyển cây công nghiệp ở nước ta?
Cây công nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại cây như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu và dầu dừa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Diện tích trồng và năng suất của các cây công nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh, nhờ việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.
Nhà máy thủy điện Sơn La
Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:
– Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí.
– Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:
+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,…
+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.
Câu 1:
1. Ngành thủy sản:
- Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Sản lượng thủy sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.
- Ngành thủy sản góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, cung cấp công việc cho hàng triệu người dân và đóng góp vào xuất khẩu của Việt Nam.
2. Ngành lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam.
- Sản xuất gỗ và các sản phẩm liên quan từ ngành lâm nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên rừng cần được quản lý bền vững để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành này.
3. Ngành lúa:
- Là nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam, ngành lúa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
- Chính sách hỗ trợ của chính phủ cùng với sự phát triển công nghệ đã giúp tăng năng suất và chất lượng lúa.
- Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa hàng đầu thế giới.
Câu 2:
Sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm cả các yếu tố Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển công nghiệp ở nước ta:
1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Với vị trí gần biển và nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển công nghiệp xuất khẩu.
- Tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện) góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
2. Kinh tế - Xã hội:
- Chính sách và Quy định: Chính sách hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là các chính sách thuế, đầu tư và thương mại, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển công nghiệp.
- Hạ tầng: Sự phát triển và cải thiện hạ tầng về giao thông, viễn thông, điện lực và nước sạch là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp.
- Lao động: Sự có mặt của lao động giỏi và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.
3. Công nghệ và Đổi mới:
- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Sự đổi mới và sáng tạo trong các quy trình sản xuất và sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.
4. Hội nhập và thị trường:
- Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định EVFTA (EU - Việt Nam Free Trade Agreement) đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
ây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km2
Giải thích:
– Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
– Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều.
+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km2 và 501- 1000 người/ km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.
+ Cấp từ 50- 100 người/ km2 và 101- 200 người/ km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…
+ Cấp dưới 50 người/ km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…
Tham khảo
Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:
- Quy mô các trung tâm lớn nhất, cơ cấu ngành rất đa dạng, nhiều ngành hiện đại.
- Hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: TP. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- Các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử,...TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước.
Nghành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt phát triển dựa trên những lợi thế: có nhiều nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên,...
Tham khảo
Tình hình phát triển
- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.
Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007
Năm
2000
2005
2007
Sản lượng (tỉ kWh)
26,7
52,1
64,1
Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.
Nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.
+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:
• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.
• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.
Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...
+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.
- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:
+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.
+ Hệ thống đường dây tải điện.
+ Các trạm biến áp.
Phân bố
- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.
- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).
- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).
- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.
- Các trạm biến áp:
+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.
+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.