K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2017

Sau Mĩ, Nhật Bản là nước thứ hai thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy vậy, nền kinh tế Nhật Bản cũng chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.
Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng; gấp 5 lần Sau chiến tranh, nhiều công ty mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á. Tuy nhiên, nền nông nghiệp không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông; thôn Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn. Đặc biệt là trận động đất lớn tháng 9 - 1923 làm cho thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn.
Năm 1918, phong trào đấu tranh đánh chiếm các kho gạo của quần chúng nhân dân. được gọi là cuộc "bạo động lúa gạo” bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham gia. Phong trào bãi công của công nhân cũng diễn ra sôi nổi Tháng 7 - 1922. Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

Năm 1927. Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng phải đóng cửa. Khủng hoảng tài chính đã làm mất lòng tin của nhân dân và giới kinh doanh vào chính phủ, đồng thời chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.

23 tháng 12 2016

Tình hình kinh tế nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX:

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế => Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quố tế:

+ Công nghiệp của Mĩ chiếm 48% thế giới

+ Trũ lượng vàng chiếm 60% thế giới

So sánh:

Giống nhau: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cả hai nước này đều có nền kinh tế phát triển mạnh. Tuy nhiên, đó chỉ là thời gian đầu. Còn thời gian sau (từ năm 1929 đến năm 1939) thì kinh tế của 2 nước đã có sự chuyển biến lớn: cả hai nước đều phải chịu cảnh khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

11 tháng 12 2017

sau chiến tranh thế giới thứ nhất mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế do đó mĩ trở thành trung tâm thương mại và tài chính quốc tế:

+công nghiệp mĩ chiếm 48% thế giới

+trũ lượng vàng chiếm 60% thế giới

14 tháng 12 2016

Những nét chính của tình hình Kinh tế nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất :

- Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất thu được nhiều lợi nhuận nhất là kinh tế

- Nhưng ngay sau đó kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp vẫn lạc hậu không có gì thay đổi so với công nghiệp

15 tháng 12 2016

-Nền kinh tế Nhật phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh

-Năm 1918, phong trào đấu tranh đánh chiếm các kho gạo của quần chúng nhân dân bùng nổ với 10 triệu người tham gia

-Phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi

-Tháng 7-1922, đảng Cộng sản Nhật ra đời lãnh đạo phong trào công nhân

-Năm 1927, cuộc khủng hoảng tài chính đã chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật

20 tháng 12 2020

      Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong khi các nước tham chiến và cả châu Âu gánh chịu hậu quả của cuộc chiến thì Mỹ lại giàu lên một cách nhanh chóng. Kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt những năm 20 của thế kỷ XX. Nguyên nhân đó là: - Đất nước Mỹ cách xa chiến trường, đựoc 2 đại dương lớn bao bọc nên chiến tranh không lan tới. - Mỹ lợi dụng chiến tranh để kiếm lời. 114 tỷ USD mà Mỹ có được là nhờ nguồn lợi từ việc buôn bán vũ khí. - Trong khi các nước đang mải mê chiến trận thì Mỹ tranh thủ để sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế... - Ngoài ra còn những lý do như: Mỹ áp dụng những tiến bộ của khoa học vào sản xuất, tham gia chiến trận muộn(1917 mới tham chiến), lại được lợi lộc từ hệ thống V-O..... Do vậy, Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh trong thập kỷ 20 của thế kỷ XX. (Chỉ là sự phồn vinh tạm thời, vì cũng phải nói thêm rằng, chính sự phồn vinh đó đã dẫn đến việc sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, cung vượt qúa xa cầu....đó cũng chính là nguyên nhân đưa Mỹ bước vào thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế những năm 1929-1933 đó bạn!)

20 tháng 12 2020

 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong khi các nước tham chiến và cả châu Âu gánh chịu hậu quả của cuộc chiến thì Mỹ lại giàu lên một cách nhanh chóng. Kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt những năm 20 của thế kỷ XX. Nguyên nhân đó là: - Đất nước Mỹ cách xa chiến trường, đựoc 2 đại dương lớn bao bọc nên chiến tranh không lan tới. - Mỹ lợi dụng chiến tranh để kiếm lời. 114 tỷ USD mà Mỹ có được là nhờ nguồn lợi từ việc buôn bán vũ khí. - Trong khi các nước đang mải mê chiến trận thì Mỹ tranh thủ để sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế... - Ngoài ra còn những lý do như: Mỹ áp dụng những tiến bộ của khoa học vào sản xuất, tham gia chiến trận muộn(1917 mới tham chiến), lại được lợi lộc từ hệ thống V-O..... Do vậy, Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh trong thập kỷ 20 của thế kỷ XX. (Chỉ là sự phồn vinh tạm thời, vì cũng phải nói thêm rằng, chính sự phồn vinh đó đã dẫn đến việc sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, cung vượt qúa xa cầu....đó cũng chính là nguyên nhân đưa Mỹ bước vào thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế những năm 1929-1933 đó bạn!)

21 tháng 12 2020

Nguyên nhân: 

-Sự phát triển kinh tế - chính trị không đồng đều giữa các cường quốc 

- Sự bất công trong hệ thống Versailles-Wasington 

- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản 

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 

- Thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp phát xít của Anh, Pháp, Mĩ 

KẾT CỤC

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, Ita-li-a, Nhật. 

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. 

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. 

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.. 

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới 

Tính chất: 

+ Giai đoạn 1939 – 1941: là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc. 

+ Giai đoạn 1941 – 1945: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.

29 tháng 11 2021

a) Nguyên nhân:

- Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.

b) Tình hình:

- Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

+ Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

 

1 tháng 1 2023

Mẹ ơi đây là chiến tranh tg t2 r 

9 tháng 12 2021

Tham khảo

Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) - Study for our future

Hình như thiếu giải thích ?