K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2019

I. Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973
1. Sự phát triển kinh tế
- Sau Chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
- Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
+ Mĩ áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.
+ Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.
+ Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

2. Về khoa học - kĩ thuật
- Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch); chinh phục vũ trụ (đưa người lên Mặt trăng năm 1969), và đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp v.v...

3. Về chính trị - xã hội
- Từ 1945 đến đầu những năm 70, nước Mĩ đã trải qua năm đời tổng thống (từ H.Truman đến R.Níchxơn), mỗi tổng thống đều đưa ra một chương trình cải cách những vấn đề xã hội.
- Mĩ thực hiện chính sách đối nội nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.
- Xã hội Mĩ không ổn định, nhiều mâu thuẫn xã hội nảy sinh. Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ diễn ra dưới nhiều hình thức.
- Về đối ngoại, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Mặc dù các chiến lược cụ thể mang những tên gọi khác nhau, nhưng chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu:
+ Ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên đây, chính sách cơ bản của Mĩ là dựa vào sức mạnh, trước hết là sức mạnh quân sự và kinh tế để khống chế các nước.

II. Nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991
- Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái, kéo dài tới năm 1982.
- Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại, nhưng cũng chỉ ở tốc độ trung bình so với Tây Âu và Nhật Bản. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ giảm sút nhiều so với trước.
- Với Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam, Mĩ rút quân về nước, các chính quyền Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, thực hiện sự đối đầu với Liên Xô thông qua cuộc Chiến tranh lạnh.
- Từ giữa những năm 80, Mĩ - Xô thực hiện chính sách đối thoại và hoà hoãn. Đến tháng 12 - 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.

III. Nước Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000
- Trong suốt thập kỉ 90, kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.
- Khoa học - kĩ thuật của Mĩ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
- Về chính trị và đối ngoại, trong thập kỉ 90, chính quyền B.Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Đó là:
+ Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ
+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Sau khi Chiến tranh lạnh kế thúc (1989), trật tự hai cực Ianta tan rã (1991), Mĩ tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên thế giới không bao giờ chấp nhận, vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 đã chứng tỏ điều đó.

15 tháng 10 2021

Tham khảo:

I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của đế quốc thực dân phương Tây.

- Tháng 8-1945, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy chống ách thống trị thực dân, giành chính quyền.

- Ngay sau đó, Đông Nam Á lại bị thực dân phương Tây xâm lược trở lại. Các nước này phải tiếp tục tiến hành kháng chiến giành độc lập dân tộc như ở Inđônêxia, Việt Nam,… đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX mới lần lượt giành được độc lập.

 

Lược đồ khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Nét nổi bật của Đông Nam Á thời kì Chiến tranh lạnh là:

+ Mĩ đã can thiệp vào Đông Nam Á.

+ Mĩ cùng Anh, Pháp lập nên khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

+ Mĩ tiến hành xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia => Tình hình Đông Nam Á trở nên đối đầu căng thẳng.

+ Inđônêxia, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.

25 tháng 10 2016

1, thành tựu kinh tế công nghiệp tăng bình quân 9,6% trên năm , đứng thứ hai thế giới khoảng 20% sản lượng thế giới

nông nghiệp có nhiều tiến bộ vượt bực

KH-KT phát triển mạnh đạt dc nhiều thành công vang dội

1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo

1961 là nc phóng thành công tau vũ trụ bay vòng quanh trái đất

Ý nghĩa : uy tín và địa vị dc đề cao;trở thành trụ cột của các nc XHCN và phong trào cách mạng thế giới

25 tháng 10 2016

2,tình hình chung của các nc châu Á sau 1945: cao trào cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50 phần lớn các nc châu Á đã giành dc độc lập; gần suốt nửa sau thế kỉ XX tình hình châu Á ko ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nc đế quốc nhất là khu vực Đông NAm Á và Tây Á; sau chiến tranh lạnh ở một số nc châu Á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ nạn; nhiếu nc châu á đã đạt dc sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như NHật Bản, Hàn Quốc, TRung Quốc, SIn-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

ASEAN ra đời trong hoàn cảnh khu vực và thế giới trong nửa sau những năm 60 c của thế kỉ XX có nhiều biến động to lớn; sau khi giành độc lập đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhiều nc ĐNA chủ trương tổ chức 1 liên minh khu vực nhằm cùng hợp tác phát triển đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực; ngày 8-8-1967 hiệp hội các quốc gia ĐNA ( ASEAN) dc thành lập tại Băng Cốc(Thái Lan) vs sự tham gia cuar 5 nc ( In-đô-nê-xi-a;phi-lip-pin;xin-ga-po;ma-lai-xi-a;thái lan)

nguyên tắc tôn thủ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ ko can thiệp vào công vc nội bội của nhau; giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; hợp tác và phát triển

thời cơ:nâng cao vị trí, tiếng nói của VN trên trường quốc tế, giúp nền kinh tế VN hội nhập vs các nc

thách thức : sự chênh lệch về kinh tế giữa các nc và chế độ chính trị

24 tháng 9 2018

Đáp án là B.

6 tháng 10 2019

Đáp án B

2 tháng 11 2021

* Công cuộc đấu tranh giành độc lập:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ.

- Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.

+ Năm 1959, Cách mạng Cu-ba thành công, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc.

+ Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “Lục địa bùng cháy”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. 

* Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước: thu được những thành tựu quan trọng.

- Củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị.

- Tiến hành cải cách kinh tế.

- Thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

25 tháng 10 2016

3, sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở châu Phi trước hết là khu vực Bắc Phi sau đó lan rộng ra các khu vực khác nhiều nc đã giành dc độc lập Ai CẬp ( 6-1953) An-giê-ri (1962) đậc biệt là sự kiện tuyên bố độc lập của 17 quốc gia ở châu lục này vào năm 1960 " năm châu phi" cùng vs đó là sự tan rã hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc ở châu lục này