Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.
Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm.
Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.
Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất.
Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
Câu 2: Diễn biến:
- Tháng 4/42, Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công và chiếm Hợp Phố, sau đó chia thành 2 đạo thủy bộ tiến vào nước ta.
- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì- Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.
- Tháng 3/43 Hai Bà hy sinh trên đất Cấm Khê nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.
chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
1. Ý nghĩa của sản xuất lương thực:
- Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển của xã hội.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực.
- Mở đường để đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội.
- Nguồn dự trữ an ninh lương thực và quốc phòng.
- Nước ta là nước đông dân, gia tăng dân số còn ở mức cao. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm phải đặt lên hàng đầu.
2. Điều kiện sản xuất cây lương thực, thực phẩm
a. Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Đất trồng:
+ Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.
+ Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.
+ Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.
- Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng, phát triển.
- Nguồn nước:
Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.
- Sinh vật:
Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.
Ngoài ra, nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú,….thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật:
+ Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.
+ Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.
+ Dịch vụ nông nghiệp phát triển rộng khắp.
- Đường lối chính sách:
+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
+ Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.
+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới, vay vốn,…)
+ Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm lương thực: ĐBSH và ĐBSCL
- Thị trường: nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu lớn.
b. Khó khăn.
- Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão lụt, hạn hán) và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.
- Cở sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp.
- Thị trường lương thực không ổn định.
3. Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm ở nước ta.
a. Thành tựu sản xuấ lương thực
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh.
Từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (1990) và 7,5 triệu ha (năm 2002).
- Năng suất lúa tăng mạnh.
+ Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.
+ Năng suất lúa tăng từ 31,8 tạ/ha (năm 1990) lên 48,9 tạ/ha.
- Sản lượng lúa đã tăng mạnh
Từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triêu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
- Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh.
Năm 1980 đạt 268 kg/người, năm 2005 đạt 476 kg/người.
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm.
b. Phân bố:
* Cây lương thực
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích cả nước và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1.000 kg/năm.
- Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
* Cây thực phẩm
- Các loại rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…).
- Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia ra làm 2 quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Bắc Trung Bộ). ở mỗi quận có một viên cai trị gọi là quan sứ hay điền sứ với tư cách là sứ giả của nhà vua.
Các lạc tướng đều dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ. Bên cạnh các viên quan sứ còn có 1 viên chức quan võ (tả tướng) và một số quân đồn trú đề kiềm chế các lạc tướng. Bên dưới quận chưa hề có một tổ chức hành chính nào khác. Những luật lệ, phong tục tập quán cũ của Âu Lạc dưới thời Triệu tạm thời được duy trù.
-Từ 111 tr.CN sau khi chinh phục được Nam Việt, nhà Tây Hán đã thay nàh Triệu cai trị Âu Lạc. Nhà Hán chia vùng đất mới chiếm ra làm 9 quận là Đạm Nhic, Chu Nhai (thuộc đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (thuộc Quảng Đông, Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc bộ Việt Nam), Cửu Chân (vùng Thanh – Nghệ Tĩnh), Nhật Nam (Quảng Bình Quảng Nam). Năm 106 nhà Tây Hán đặt châu Giao Chỉ để thống suất 7 quận miền lục địa. Trụ sở của châu đặt tại quận Giao Chỉ -là quận lớn nhất, tại đất Mê Linh. Đứng đầu châu là một viên thứ sử phụ trách công việc của các quận. Mỗi quận có 1 viên thái thú và 1 viên đô uý (cai quản hành chính – dân sự, quân sự). Dưới quận là huyện từ các bộ phận chuyển thành. Các lạc tướng vẫn nắm quyền cai trị và vẫn được thế tập nhưng đổi gọi là huyện lệnh.
Tuy nhà Hán đã áp đặt được bộ máy ở cấp châu, quận nhưng ở cấp huyện và cấp cơ sở, bộ máy quản lý hành chính cổ truyền của người Việt hầu như vẫn được giữ nguyên.
Từ 23 – 220 nhà Đông Hán thay thế nhà Tây Hán cai trị Âu Lạc và tổ chức bộ máy đô hộ hoàn thiện hơn. Đứng đầu châu Giao Chỉ là chức châu mục, đến năm 42 đổi lại thành thứ sử. Thứ sử phải luôn trụ tại sử làm việc và cử người thay mặt mình về triều đình báo cáo. Giúp việc châu mục có các lại viên gọi là tòng sự sử gồm 7 người: công tào tòng phụ trách việc tuyển bổ quan lại, tào tòng sự … ở cấp quận, ngoài viên thái thú còn đặt thêm chức quận thừa giúp việc và thay thế khi thái thú vắng mặt. ở nhiều quận biên giới đặt 1 viên thừa (ngạch quan văn) làm trưởng sử giúp thái thú. Đến 38, các quận biên giới bỏ chức thái thú và quận thừa, tất cả quyền hành tập trung vào thừa trưởng sử. Thái thú nắm cả quyền quản lý hành chính xét xử và chỉ huy quân sự. Bộ máy hành chính cấp quận chia thành các tào, đứng đầu là các duyên sử, tuỳ từng quận mà có thế đặt thêm chức quan diêm quan, thiết quan (đúc chế sắt), công quan (thu thuế thủ công nghiệp)…
Các huyện thuộc quận, đứng đầu là huyện lệnh, huyện trưởng do các lạc tướng nắm giữ, ăn lương nhà nước. Dưới huyện lệnh là 1 viên thừa (quan văn) và 2 viên uý (quan võ) giúp việc. Bộ máy hành chính cấp huyện cũng chia thành các tào chuyên trách.
Địa bàn nước ta khi ấy nằm trên 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
+Quận Giao Chỉ chia ra 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lâu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Theo Đào Duy Anh: “Quận Giao Chỉ ở đời Hán là đất Bắc Bộ ngày nay, trừ miền Tây Bắc còn ở ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán, 1 góc tây nam tỉnh Ninh Bình bây giờ là địa đầu của quận Cửu Chân và một dải bờ biển từ Thái Bình Kim Sơn (Ninh Bình) bấy giờ chưa được bồi đắp, lại phải thêm, vào đấy một vùng về phía tây nam Quảng Tây”.
+Quận Cửu Chân chia làm 7 huyện: Tư Phố, Cư Long, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên.
+Quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Chu Ngô, Tỷ ảnh, Lê Dung, Tây Quyển, Tương Lâm.
THỜI VĂN LANG - ÂU LẠC | THỜI KÌ ĐÔ HỘ |
Vua | Quan lại đô hộ |
Quý tộc | Hào trưởng Việt - Địa chủ Hán |
Nông dân công xã | Nông dân công xã Nông dân nô lệ |
Nô tì | Nô tì |
Thời Văn Lang - Âu Lạc | Thời kì bị đô hộ | ||
Vua Hùng Vương - An Dương Vương | Quan lại đô hộ (của các triều đại phong kiến phương Bắc) | ||
Qúy tộc |
| ||
Nông dân công xã |
| ||
Nô tì | Nô tì |
1. Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)
- Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.
- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.
2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp
a. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.
- Đất trồng:
+ Chủ yếu là đất feralit trong đó:
Đất đỏ badan có trên 2 triệu ha, phân bố chủ yếu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su,…
Đất feralit phát triển trên đá phiến và đá mẹ khác, rất thích hợp việc trồng chè và các cây đặc sản.
Đất đỏ đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá,…
+ Đất phù sa, phân bố tập trung ở các đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho việc tròng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cói, dừa, đước, sú, vẹt,….
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, vĩ độ và độ cao. Các tỉnh phía Nam tính nhiệt đới tương đối ổn định nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao cả nước và ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.
+ Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công nghiệp.
+ Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật.
+ Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây nghiệp.
+ Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây nghiệp.
- Chính sách
+ Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.
c. Khó khăn
- Mùa khô kéo dài ở các vùng chuyên canh cây nghiệp, gây ra tình trạng thiều nước ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.
- Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.
3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp.
Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2.500 nghìn ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1.600 nghìn ha (chiếm gần 65%).
- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
+ Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. + Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
+ Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).
- Cây công nghiệp hằng năm
+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
+ Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tỉnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.
+ Đậu tương được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.
+ Đay ở đồng bằng sông Hồng
+ Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
1 : Trình bày vị trí, đặc điểm của các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất ? :)
=====> TL: Có 5 đới khí hậu: 2 Ôn đới;2 hàn đới;1 nhiệt đới
2. Nước biển và đại dương có mấy vận động? Đó là những vận động nào? Nêu khái niệm các vận động đó và nguyên nhân sinh ra chúng ? Con người đã lợi dụng thuỷ triều để phát triển ngành , nghề gì ? :3
====> Tl: Có 3 vận động đó là: Sóng biển;thuỷ triều;dòng biển
NGuyên nhân: Gió; sức hút của mặt trăng và 1 phàn của maywsj trời.
Tình hình chính chị là:
Thế kỉ XVIII Vua Lê - Chúa Trịnh ăn chơi xa đoa ko quan tam đến đời sống nhân dân
Quan lại bóc lột nhân dân thậm tệ
Kinh tế suy sụp doi sống nhân dân khổ cực
=> Nông dân nổi dậy trống phong kiến