Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !
I. Mở bài:
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
2. Biểu hiện:
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
3. Tác hại:
– Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung:
+ “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.
+ Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.
+ Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
4. Nguyên nhân:
– Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
+ Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ.
+ Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.
+ Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
5. Ý kiến đánh giá, bình luận:
– Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.
– Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III. Kết bài:
Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”
Tham khảo
“Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” - câu ca dao trên đã nói lên tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Vậy mà ngày nay, hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề đang diễn ra rất phổ biến gây ảnh hưởng tới giá trị nhận thức của cộng đồng.
Nói tục, chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, văn hóa khi giao tiếp với bạn bè, người lớn tuổi thậm chí cả những lúc tức giận vô thức thốt lên lời chửi thề. Bất cứ lúc nào, bất kỳ cuộc nói chuyện với ai họ đều nói tục, với họ nói tục cũng giống như những lời nói bình thường trong giao tiếp.
Đôi khi là bạn học sinh này bắt chước bạn khác nói tục, chửi thề rồi dần dần trở thành một thói quen xấu khiến người giao tiếp với họ bực mình, khó chịu, không muốn giao tiếp. Và các bạn học sinh không nhận ra rằng khi họ nói tục, chửi bậy sẽ tạo ra phản cảm với người đối diện, trở thành người thiếu văn minh, kém hiểu biết trong mắt người khác. Người nói tục, chửi thể nghiễm nhiên không được mọi người yêu thích thậm chí là xa lánh.
Nguyên nhân chủ quan của hiện tượng này là học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói lịch sự. Họ nói cho vui miệng, nói như một cách để thể hiện bản thân mình khác, mình chất. Họ cũng chưa hiểu được nói tục chửi bậy là hành vi xấu, là biểu hiện của những người kém văn minh. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xét đến nguyên nhân khách quan là do từ nhỏ, những học sinh đó đã tiếp xúc trong môi trường sống không lành mạnh, toàn những người nói tục thô thiển khiến họ lây nhiễm tật xấu nói tục và chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề.
Vì vậy, để ngăn chặn hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề, thì bố mẹ và nhà trường có trách nhiệm rất quan trọng. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ dễ học những thói xấu đó từ bên ngoài cho nên bố mẹ cần có trách nhiệm không được để trẻ học những thói hư, tật xấu đó. Nhà trường cũng nên tuyên truyền cho các học sinh biết tầm quan trọng của lời nói, dùng lời hay ý đẹp trong giao tiếp và ngăn cấm triệt để hiện tượng học sinh ăn nói thiếu văn minh.
Như vậy, để trở thành một con người văn minh, tài giỏi thì trước hết bản thân mỗi người phải ý thức được tầm quan trọng của lời nói và không nói tục, chửi thề trong mọi trường hợp.
Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
Từ xa xưa, ông bà ta đã có câu tục ngữ để răn dạy con cháu ngay từ thuở còn thơ rằng: "Học ăn, học nói, học gói, học mở", như vậy, chứng tỏ lời ăn tiếng nói là một vấn đề hết sức quan trọng, cần phải học hỏi và trau dồi liên tục. Lời nói là phương tiện giao tiếp chủ yếu nhất của con người, thông qua đó những tâm tư tình cảm được bộc lộ một cách rõ ràng và trực tiếp nhất mà không một phương tiện giao tiếp nào khác có thể thay thế được. Lời ăn, tiếng nói cũng thể hiện được những nét đẹp riêng biệt trong ngôn ngữ của mỗi quốc gia dân tộc, việc phát ngôn bất kỳ một vấn đề nào cũng cần được kiểm tra và có sự chuẩn bị, không phải cứ thích là nói, là buông lời một cách vô tổ chức, chẳng thế mới có cây: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Thế nhưng có một thực trạng rất đáng buồn hiện nay rằng một bộ phận giới trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của lời nói và những phát ngôn của bản thân mình khi đứng trong một cuộc giao tiếp với người khác. Họ dễ dàng buông ra những lời nói thiếu văn hóa, những câu nói tục, chửi thề mà không biết ngượng miệng, thậm chí còn cho đó là trò vui, là cách thể hiện bản thân. Đây là một vấn đề hết sức đáng quan tâm và cần chấn chỉnh để có một xã hội văn minh, sạch đẹp hơn.
Nói tục chửi thề là một khái niệm chung để chỉ tất cả những phát ngôn đi ngược lại với đạo đức thuần phong mỹ tục, xúc phạm đến danh dự ông bà tổ tiên, xúc phạm người khác bằng những từ ngữ thô tục, thiếu lịch sự, kém văn minh. Những người nói tục chửi bậy không có ý thức tôn trọng người đối diện, khi cứ ào ào tuôn ra những lời lẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, bực dọc, còn bản thân người nói lại cho rằng đó là vui, là cách thể hiện bản thân. Nói tục chửi thề vốn không còn là vấn đề lạ lẫm, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay, việc nói bậy trở thành thói xấu khó bỏ. Chúng ta thường nghĩ rằng, chỉ khi gặp những chuyện quá ức chế, bất bình người ta mới có thể văng tục, chửi thề những lời bất bình, để giải tỏa bản thân, tuy nhiên không đến mức thái quá. Còn hiện nay, việc nói tục chửi thề xuất hiện đầy rẫy ở mọi nơi, hầu như đi đâu cũng có thể bắt gặp ai đó đang phun ra những lời không mấy tốt đẹp, mặc dù nhìn ngoài họ vẫn đang cười đùa vui vẻ, chứ chẳng giống đang điên tiết vì chuyện bất bình nào đó. Không chỉ giới hạn đối tượng giao tiếp là bạn bè, thậm chí giới trẻ ngày nay còn ngông cuồng sẵn sàng phát ra những lời hàm hồ, kém văn minh với cả bậc cha, anh, những người lớn tuổi. Họ không hề cảm thấy đó là việc xấu hổ hay thiếu tôn trọng bản thân và người khác mà cho rằng đó là chuyện đương nhiên, có người còn cố biện hộ rằng nói tục nhưng tâm hồn họ không hề xấu xa. Thử hỏi tâm hồn đẹp, biết tự trọng bản thân, tôn trọng người khác thì liệu cái miệng họ có thể vô ý vô tứ phát ngôn ra những lời thiếu văn minh, thiếu lịch sự khiến người khác ngán ngẩm như vậy hay không? Thực chất đó là biểu hiện của một nhân cách thiếu giáo dục, thiếu văn hóa, thiếu cả suy nghĩ thì đúng hơn.
Nói tục chửi thề theo tôi thấy chẳng mang lại được một thứ lợi ích nào cả, mà chỉ chồng chất những tác hại, đôi khi người nói vẫn chưa thể nhận thức được. Thứ nhất, khi bạn nói tục chửi thề, tức là khả năng ngôn ngữ của bạn bị hạn chế, bạn chưa tìm được một cách diễn giải hợp lý cho cảm xúc của mình dẫn tới nói đại mà nói đại thì thường dẫn tới nói sai. Và bạn thất bại ngay từ bước đầu trong giao tiếp, người nghe không hiểu bạn muốn trình bày cảm xúc gì bằng những lời tục tĩu ấy, thêm nữa họ sẽ ngay lập tức có ấn tượng không mấy tốt đẹp về bạn, và bạn sẽ khó có thể tiếp chuyện với họ thêm nữa. Việc nói tục chửi thề lâu dần thành một thói quen khó bỏ, trở thành câu cửa miệng, khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng phải nhìn nhận lại về tư cách đạo đức của bạn, bởi người ta thường tin vào những gì mình, nghe thấy nhìn thấy trước tiên. Thêm vào đó việc bạn kém lịch sự, duyên dáng trong giao tiếp, khiến mọi người dần trở nên sợ hãi và xa lánh, bởi họ không muốn bị nhiễm những cái xấu vào người. Chẳng có chàng trai hay cô gái nào ưa thích việc bạn gái bạn trai của mình suốt ngày văng tục chửi thề như tát nước vào mặt người khác cả. Trên tất cả, họ cũng sợ bị đánh giá khi giao tiếp với một người luôn có những phát ngôn thiếu cẩn trọng, thiếu suy nghĩ, thích chêm vào những từ ngữ tục tĩu không phù hợp với hoạt cảnh giao tiếp.
Với người giao tiếp với bạn, trước hết họ không thể diễn giải và định nghĩa được những lời kém văn minh của bạn, họ sẽ lâm vào trạng thái ức chế, khó chịu và không muốn nói chuyện với một người thiếu văn hóa thêm nữa. Họ sẽ dễ có cái nhìn nhận đánh giá không mấy tốt đẹp dành cho bạn, đồng thời có những suy nghĩ làm sao để kết thúc cuộc nói chuyện, chưa kể họ sẽ có những lời bình, lan truyền về tật nói tục của bạn cho nhiều người khác nữa. Thêm vào đó, việc bạn nói tục trước mặt trẻ con, đặc biệt là lứa tuổi nhỏ nhận thức chưa có chúng sẽ dễ dàng bắt chước, vấy bẩn cái tâm hồn trong sáng, biến chúng thành những đứa trẻ hư, không có giáo dục, nề nếp.
Nghiêm trọng hơn việc nói tục chửi thề của bạn sẽ trở thành thước đo để người ta đánh giá cha mẹ bạn, gia đình bạn rằng đó là gia đình thiếu văn hóa, không biết dạy con, người ta sẽ không tôn trọng cả bạn và cha mẹ các bạn. Đồng thời việc giới trẻ văng tục chửi thề ở mọi nơi ngày càng gia tăng đã ngày càng làm giá trị đạo đức xã hội đi xuống, ảnh hưởng đến tầm nhận thức của con người và văn hóa tốt đẹp của đất nước.
Một vài nguyên nhân chính dẫn tới việc nói tục chửi thề diễn ra phổ biến chủ yếu là do tiếp xúc với môi trường kém lành mạnh, sớm phải nghe những lời nói kém văn minh lịch sự, từ bề trên, từ bạn bè, anh chị,... Cha mẹ, gia đình, nhà trường trong quá trình giáo dục còn lơ là, chưa đủ quan tâm uốn nắn việc giao tiếp ứng xử của các em, khiến các em nói theo bản năng, mà không nhận thức được hậu quả, lâu dần trở thành thói quen khó từ bỏ, bởi chúng đã ăn sâu vào tâm hồn, trở nên chai lì với những tác động nhằm cải thiện vấn đề. Chủ quan bản thân các bản trẻ thì vẫn chưa đủ nhận thức về tầm quan trọng của lời nói, hành động, còn thiếu hiểu biết, thiếu suy nghĩ, tâm tính bốc đồng non dại sớm muốn thể hiện bản thân, nên thường chọn cách tiêu cực là nói tục chửi thề để gây chú ý, thể hiện bản thân mình là người mạnh bạo, không sợ trời không sợ đất. Một bộ phận khác xem việc ứng xử kém văn minh ấy là trò vui đùa, giải tỏa bản thân, nhưng không thèm quan tâm đến cảm xúc của người đối diện.
Tuy nhiên sau tất cả, đó cũng chỉ là một bộ phận giới trẻ có lối ứng xử kém văn minh, còn đại đa số các bạn trẻ đều có văn hóa, hiểu biết được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói, có cách hành xử đúng chuẩn mực đạo đức xã hội. Luôn phát ngôn cẩn thận, dùng lời hay ý đẹp, khéo léo trong giao tiếp tạo cảm giác thân thiện, dễ chịu trong cuộc giao tiếp. Những người như vậy chắc chắn sẽ dễ thành công trong cuộc sống hơn hẳn với một bộ phận dùng lời nói kém văn minh, thô thiển kia.
Chung quy lại, chúng ta đang sống ở thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc cư xử văn minh đúng mực là vô cùng cần thiết, đó là bước đệm cho chúng ta tiến tới các mối quan hệ vững bền tốt đẹp, người có văn hóa sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý hơn cả. Vậy nên mỗi người cần tự ý thức được tầm quan trọng của lời nói, ra sức tuyên truyền vận động mọi người cùng đối xử và giao tiếp với nhau một cách văn minh lịch sự, bài trừ những lời nói vô duyên, khiếm nhã, kém lịch sự, đặc biệt là việc nói tục chửi thề. Hãy thể hiện mình là một con người văn minh sống trong xã hội văn minh.
là hiện tượng ko tránh đc,bố mẹ chửi còn ác hơn chứ nói j học sinh
thoy, đó là tật rồi
dell hiểu sao lun ý
Nói tục là không tốt nhưng nói tục cũng có 1 số mặt lợi như Bác Hồ có 1 câu nói:'' Là học sinh các cháu đéo được nói tục.''
Em tham khảo :
Trên Trái Đất thân yêu, chúng ta đang gây ra vô vàn sự ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề đối với nó. Một trong những nguyên nhân làm cho Trái Đất ngày càng xấu đi chính là do hiện tượng vứt rác bừa bãi của một số người vô ý thức hiện nay. Ta có thể thấy, hiện tượng này xảy ra thường xuyên trên đường, những gốc cây thậm chí là trước của nhà người khác. Không thể hiểu nổi vì sao người ta có thể làm những việc phi nhân tính như vậy. Họ không hiểu những hậu quả của việc xả rác bừa bãi. Điển hình như xả rác xuống đường có thể gây tắc công rồi những ngày mưa, ngày lũ có thể bị ngập lụt do những chiếc cống đã bị chặn lại bằng những rác thải. Không chỉ vậy, nó còn gây mất cảnh quang đô thị. Giả dụ như khách nước ngoài đến thăm thử nghĩ xem họ nghĩ gì về một đất nước đầy những rác bị xả lung tung với những con ruồi, con gián hay chuột với cái mùi hôi thối? Rồi có ảnh hưởng đến nền kinh tế du lịch của đất nước không khi họ không còn hứng thú với một đất nước như thế? Bên cạnh đó còn có trường hợp xả rác ra tận môi trường biển; họ không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra. Những chú cá ăn phải những rác thải độc sẽ chết, chúng ta không có gì ăn hay ăn lại chính cái chất độc mình thải ra. Chẳng phải đó là tự hại mình hay sao? Còn vô vàn những tác hại rác thải có thể gây ra do hiện tượng xả rác bừa bãi của còn người. Nhưng chung quy lại, hãy có ý thức bảo vệ môi trường, góp phần giúp môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp. Bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ chính chúng ta.
Em cũng nêu theo bố cục nêu hiện trạng sau đó em trình bày quan điểm của mình em thấy nó đúng hay sai, nên hay không nên. Rồi em tiếp tục nêu ra những lí do, lí giải quan điểm của em ví dụ như hậu quả, ảnh hưởng. Cuối cùng em đưa ra hướng giải quyết của mình nhé!
Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. HS có thể lựa chọn những đồ dùng khác nhau như phấn, bảng, bút...Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay – thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích nghiện internet là gì? (2đ):
+ Là hiện tượng phổ biến, đáng báo động của giới trẻ ngày nay.
+ Nghiện là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Nghiện internet là việc dành phần lớn thời gian để dùng internet đến mức không thể kiểm soát, tách rời hay sống thiếu nó được.
- Phân tích – chứng minh (5d):
Biểu hiện:
+ Thờ ơ với mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào internet thời gian dài và liên tục.
+ Bần thần, thẫn thờ nếu không được sử dụng internet.
+ Sống không giao lưu với ai ngoài các thiết bị internet, xa cách cộng đồng.
Thực trạng:
+ Công nghệ thông tin phát triển, thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại, các quán net mọc lên như nấm, phục vụ 24/24.
+ Các trò chơi trên internet được sáng tạo ra ngày một nhiều hơn.
+ Số lượng người thường xuyên sử dụng internet vào mục đích giải trí đến mức say mê ngày một nhiều.
Nguyên nhân:
+ Thời đại công nghệ số, khoa học máy tính phát triển ở mức độ cao, nhiều trò chơi được tạo ra trên internet có sức hấp dẫn mạnh mẽ.
+ Cha mẹ buông lỏng quản lí con cái, không quan tâm đến con, để chúng làm theo ý thích.
+ Lối sống buông thả, ham chơi của một bộ phận giới trẻ.
Hệ quả:
+ Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm, tự kỉ...
+ Tốn thời gian, tiền bạc.
+ Ảnh hưởng đến công việc, học tập.
+ Sống ảo, thờ ơ với cuộc sống thực tại.
Giải pháp:
+ Tuyên truyền về sử dụng internet một cách khoa học.
+ Thắt chặt quản lí đối với các quán game online phục vụ 24/24.
+ Mở ra nhiều sân chơi bổ ích cho giới trẻ tham gia thay vì ngồi trước màn hình máy tính.
- Bình luận (2đ):
+ Nghiện internet là thói quen xấu, cần loại bỏ.
+ Bài học nhận thức và hành động: chú tâm vào học tập, tham gia các câu lạc bộ/ hoạt động bổ ích cho sức khỏe; tuyên truyền với các bạn về tác hại của nghiện internet...
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại vấn đề: mọi người cần chung tay đẩy lùi hiên tượng nghiện internet, dành thời gian cho gia đình, công việc...
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".
Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.
Thân đoạn:
- Cách tham gia giao thông của học sinh:
+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.
+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.
+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.
+ ....
- Văn hóa giao thông:
+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.
+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.
+ ...
- Hậu quả:
+ Gây tai nạn cho bản thân.
+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)
+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.
+ ...
- Giải pháp:
+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.
+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.
+ ...
- Mở rộng:
+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.
- Thực trạng:
+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.
=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".
+ Vượt đèn đỏ trái phép.
+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.
=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.
Viết bài văn nghị luận xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu tuổi học trò – những rung động đầu đời tự nhiên, trong sáng nhưng đồng thời cũng làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Vậy đó là tình cảm như thế nào? Làm thế nào để giúp người trong cuộc xử lí những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân?
b. Thân bài (9đ)
- Thế nào là tình yêu tuổi học trò (2đ):
+ Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung...
+ Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18).
→ Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi.
- Phân tích (5đ):
+ Tình yêu học trò là tình cảm trong trẻo, vô tư và hồn nhiên nhất của cuộc đời.
+ Là những rung động của tuổi mới lớn – độ tuổi chưa được trang bị đầy đủ về kinh nghiệm sống, tri thức về giới tính, tình dục, hôn nhân. Vì vậy vấn đề đặt ra là lợi ích – hệ quả của tình yêu tuổi học đường là gì?
→ Lợi ích: Tình yêu học trò – vì yêu mà cố gắng học tập, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người kia.
→ Hệ quả của tình yêu học trò khi không được trang bị đầy đủ tri thức về giới tính, tình dục an toàn: dễ nhầm lẫn với các tình cảm khác (sự ngưỡng mộ, biết ơn...), sa sút học tập, mang thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp quẫn trí tự tử.
- Giải pháp: Vai trò của người lớn – làm thế nào để có tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh.
+ Khi học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu hay rung động, người lớn (cha mẹ, thầy cô) sẽ là người cố vấn giúp các em có định hướng hành động đúng đắn. Tôn trọng, quan tâm tới các mối quan hệ của con cái; chú ý những biểu hiện lạ trong cảm xúc, hành động của con; làm bạn để cùng trò chuyện và hiểu con hơn; lắng nghe tâm sự của con để giúp con biết việc gì nên hay không nên trong mối quan hệ đó. Người lớn cần trang bị cho con cái kiến thức về giới tính và tình dục một cách đầy đủ và thắng thắn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện trong nhà trường/ lớp học ở những giờ hoạt động ngoại khóa bàn về tình yêu học đường để HS nhận thức được hệ quả/ cách xử lí hợp tình hợp lí nhất.
- Bàn luận (2đ):
+ Tình yêu học trò là những rung động hết sức tự nhiên, chân thành, không nên và không thể cấm đoán.
+ Điều quan trọng là trang bị tất cả kiến thức cần thiết liên quan để cho tình cảm ấy trong sáng, lành mạnh; không áp đặt hay thiếu tôn trọng tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này.
+ Bài học nhận thức và hành động: trang bị kiến thức về tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, tình yêu là động lực cùng cố gắng học tập tốt hơn.
c. Kết bài (0.5d)
- Khẳng định lại vấn đề.
Người ta thường nói, những rung động đầu đời luôn là những xúc cảm tuyệt vời nhất mà bạn sẽ không bao giờ còn được lặp lại. Giống như tình yêu trong sáng, hồn nhiên vô tư tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh và sẽ đi theo ta mãi về sau. Dù vẫn luôn tồn tại những quan niệm trái chiều về tình yêu tuổi học trò là "nên" hay "không nên" thì tình yêu đó vẫn luôn xảy ra, chúng ta hãy cùng nhìn nhận một cách đúng mực về tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu nói chung là thứ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, nó mang tính tự nhiên không thể cưỡng cầu ép buộc và tình yêu cũng là tất yếu, cần thiết của mỗi người song nó chỉ thích hợp vào một thời điểm nhất định của cuộc đời mỗi người. Có thể tình yêu sẽ đến sớm, cũng có thể đến đúng lúc hay đến muộn đó là điều mà chúng ta không lường trước được. Cũng giống như cách chúng ta bàn về tình yêu tuổi học trò, suy cho cùng tình yêu tuổi học trò thực ra rất "màu hồng", đó là thứ tình cảm hồn nhiên trong sáng, lành mạnh và vô tư, không toan tính cưỡng cầu cũng không có vụ lợi, hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Tình yêu tuổi học trò đơn giản như cùng chở nhau đi học, chờ nhau tan học, cùng nhau đi chơi, đi dạo. Nhưng cũng không thể phủ nhận, tình yêu tuổi học trò vẫn có những mặt tích cực và tiêu cực, tuy nhiên rất khó để phân định xem mặt nào nhiều hơn mặt nào. Trước hết về mặt tích cực, tình yêu tuổi học trò phát triển từ sự kết giao giữa hai người bạn, mối quan hệ đó giúp đối phương có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý lứa tuổi, yêu đương nằm trong một lộ trình phát triển bản thân vì vậy dù sớm hay muộn thì việc yêu cũng giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Bất cứ tình yêu nào cũng chứa đựng sự vị tha, chia sử và đồng cảm, tình yêu học trò cũng thế, nó giúp cho những cô cậu mới lớn biết thấu hiểu và quan tâm người khác, biết sẻ chia và cảm thông cho nhau. Khi biết yêu cũng là lúc ta đang hoàn thiện cách sống, cách suy nghĩ, ứng xử và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh, đó sẽ là kinh nghiệm tốt cho chúng ta sau này. Riêng trong học tập, tình yêu học trò đã giúp nhau xua tan căng thẳng, áp lực học tập, giúp đỡ nhau trao đổi kiến thức để cùng tiến bộ. Tuy nhiên tình yêu tuổi học trò cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, rõ nhất chính là sự hao tổn về thời gian và sức khoẻ, tâm sinh lý thay đổi, thời gian học tập ít đi và không còn chuyên tâm vào học tập. Điều đáng lo là ở tuổi học trò, khi chưa đủ chín chắn và trưởng thành, những người học sinh có thể sẽ có những quyết định sai lầm, đi sai đường rồi đến lúc muộn màng lại nảy sinh ra ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Ví dụ như một đôi học sinh yêu nhau vì thiếu suy nghĩ nên đã đi quá giới hạn, để lại hậu quả nhưng không biết giải quyết như thế nào nên lâm vào bế tắc, dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng trách, có thể sẽ bỏ học, hoặc sẽ phá thai hoặc đáng sợ hơn là trầm cảm tự kỉ rồi tự tử.
Có thể nói, tình yêu tuổi học trò không xấu, chúng ta cần tôn trọng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ ấy, tuy nhiên tuyệt đối không để tình yêu tuổi học trò trở thành tác nhân xấu ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và cuộc sống của chúng ta
Tham khảo
Giữa buổi giao thời này chắc chẳng cần nói thêm về những tật xấu, thói hư, muôn hình vạn trạng, dường như mỗi con người đều có một mảng tối riêng cùng song hành với một thói quen xấu nào đó. Trong đó có một trong nhóm “tứ đổ tường” mà từ xa xưa con người vẫn luôn mắc phải, thói hư khiến ta chông chênh đứng giữa hai bờ còn mất. Vâng, đó chính là cờ bạc. Như đã nói ở trên, thói quen này đã in sâu vào con người như một loại ma tuý gây nghiện, không thể nào từ bỏ được nó. “Dân trong ngành” gọi “chỉ là chơi vui thôi mà” thế mà “không chơi nhớ không chịu được”, một cuộc chơi may rủi…
Dẫu biết rằng nay có thể sống trong đầy đủ, nhưng ngày mai trong ván cờ cược đã hoá mình tay trắng. Biết rõ là vậy nhưng chẳng thể thoát ra khỏi vòng mê muội. Có những người xa rời chốn thành thị, nơi người ta bảo dễ nhiễm thói hư tật xấu để đến những vùng quê sống đời nông nghiệp, những tưởng rằng nơi vùng quê nghèo đói, khô cằn, họ sẽ ý thức được cuộc sống hơn, chăm chỉ làm ăn hơn, thế nhưng,…bàn tay của cờ bạc vẫn phủ tới nơi đây. Vì cờ bạc: bán xe, bán nhà, ruộng vườn,…kể cả đất tổ. Nơi họ sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu tình cảm, ký ức cũng bị xoáy theo những ván cờ. Cả bản thân, linh hồn họ chẳng thiết thì nói chi đến đất tổ cha ông. Nhưng đôi khi cũng có kẻ vẫn còn ý thức, quay đầu lại tìm về bên người thân.
Trong khi viết về đề tài “cờ bạc” này, tôi đã có dịp chứng kiến về câu chuyện của một con nghiện cờ bạc. Vì cờ bạc mà trắng tay, trắng tay về vật chất đã đành, vợ con cũng chẳng còn. Chẳng thể trách cô vợ phụ nghĩa vong tình, chẳng ai dám đặt cả cuộc đời mình lên canh bạc để rồi chẳng còn tương lai, chẳng biết về đâu, phần thắng chỉ là mịt mù xa vợi, khi đã vượt quá sức chịu đựng, đành ra đi. Khi ấy, sợi dây ràng buộc, những đứa con. Chúng sẽ ra sao? Gia đình góp phần ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ, đến lúc không còn cha mẹ bên cạnh chăm lo dạy dỗ, với hình ảnh người cha vô trách nhiệm, người mẹ quay lưng, chúng sẽ thế nào đây? Bơ vơ không người thân, tự buông trôi cuộc đời, sống không cần ngày mai? Dễ nhận thấy đấy là con đường mà những đứa con sẽ vướng vào khi lạc lối..
Giá như cuộc đời không có những điều phải ngỡ ngàng tiếc nuối thì sẽ đẹp biết bao! Thế nhưng, vâng, lại thêm một lần tiếc nuối, cờ bạc như một con ma bám víu những kẻ đã trót sa chân vào vũng lầy, ngựa quen đường cũ, biết chừng nào mới thoát ra được? Ranh giới mong manh giữa sự còn và mất, ai sẽ tỉnh giấc giữa vòng mê muội?
Em tham khảo nhé!
Sự phát triển mạnh như vũ bão của kinh tế đã mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho đất nước. Nhu cầu của con người ngày càng cao tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng. Cờ bạc là một “con sâu đục khoét” những ai sa vào tệ nạn này. Nó để lại nhiều hậu quả xấu nếu như không sớm thoát khỏi ma lực của tệ nạn này.
Tệ nạn cờ bạc hiện nay đang được mọi người bàn luận rất nhiều về nguồn gốc, tác hại và biện pháp hạn chế như thế nào. Trước hết cần hiểu được “cờ bạc” ở đây có nghĩa là gì? Theo cách hiểu thông thường thì cờ bạc chính là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình. Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.
Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn, vận may lớn thì cũng có những xui xẻo lớn. Cờ bạc là một “con bài ăn may” nên chúng ta không thể lường trước được điều gì xảy ra.
Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh… Dù dưới hình thức nào thì nó cũng chỉ dựa vào vận may để “chờ” tiền vào túi. Những ai một khi đã sa vào tệ nạn này thì rất khó có thể dứt bỏ, bởi cờ bạc có chất gây nghiện khó cưỡng chế lạ.
Trong xã hội Việt Nam thì cờ bạc chính là một hành vi vi phạm pháp luật, cần nghiêm cấm và có những hình phạt thích đáng cho những ngày vi phạm nó. Tuy nhiên hình thức cờ bạc hiện nay được diễn ra không công khai, rất bí mật. Thực ra cờ bạc lúc đầu người ta chỉ xem như một thú vui giải trí bình thường, chơi cược với nhau một ván bài mấy chục nghìn, dần dần cao hứng lên thì chơi tiền trăm, sau đó tiền triệu…
Những đất nước đang phát triển như Việt Nam thì tệ nạn cờ bạc diễn ra rất nhiều, vì chúng ta chỉ mới ở ngưỡng phát triển, phải trải qua nhiều thử thách, nhiều cạm bẫy và cám dỗ, nếu không vượt qua được sẽ sa lưới.
Tệ nạn cờ bạc không chỉ diễn ra ở một độ tuổi nhất định, một vùng miền nhất định. Nó diễn ra ở nhiều độ tuổi, nhiều vùng miền với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam có thể nói tỉ lệ dễ sa vào cờ bạc nhất chính là những trẻ vị thanh niên. Cũng bởi vì các em còn trẻ, dễ sa đọa, dễ bị dụ dỗ nên tệ nạn cờ bạc các em sa vào là điều bình thường.
Tệ nạn cờ bạc dẫn đến rất nhiều hậu quả mà không có “con bạc” nào có thể lường trước được. Không ít gia đình đã bị li tán do nợ nần chồng chất, chạy nợ, trốn nợ. Hình ảnh mẹ già con thơ nheo nhóc chỉ vì ba của nó chơi bài, chơi cá độ thua sạch tiền, bán cả nhà, bán cả đất vẫn không đủ trả nợ. Đối với những người trẻ thì tệ nạn cờ bạc sẽ phá hủy cả một con người, phá hủy tuổi trẻ và những ước mơ còn dang dở. Thử nghĩ mà xem nếu trẻ sa vào những canh bạc thì thời gian dành cho nó nhiều hơn dành cho những việc có ích khác.
Tệ nạn cờ bạc là một mối hiểm họa cho cả xã hội, không phải là chuyện của riêng ai. Vì vậy, các cơ quan địa phương có liên quan cần thiết phải có biện pháp phòng chống, hạn chế để có thể mang lại một môi trường sống lành mạnh hơn. Người trẻ chúng ta cần nên biết được việc gì nên làm, việc gì không nên để có thể trở thành người công dân tốt cho xã hội
Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện, …Nhưng ngày nay, khi nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, thì những bức thư chờ đợi đó được thay thế bằng những cú click những dòng enter của phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng cũng vì quá lạm dụng bởi tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh- sống ảo.
Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?
Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mờ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới. Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter…và vô số trang mạng xã hội khác nữa. Việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức. Hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những nguwoif xa lạ. Nhưng! Những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ. Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình. Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẩn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu. Kết quả để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được.
Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hường đúng và hợp lý. Đừng sống ảo.
Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.
Cho mình xin lỗi nha.
Nguyên nhân : 1) Mình cũng là một thành phần trong hiện tượng này.
2) Mình ngu văn nên ko bt làm sao
3) Hết
Chúc bạn học tốt
bọn nghiện game là bọn ngu là căn bã của xã hội phải bị loại bỏ ngay từ hôm nay
hok tôt tih me
Tham khảo
Công bằng mà nói, tuổi trẻ thời nay có những ưu điểm vượt trội so với các thế hệ trước như khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật rất nhanh, năng động, sáng tạo trong nếp nghĩ, nếp làm việc… Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít người lại mắc phải những thói hư tật xấu, trong đó có tật nói tục, chửi thề. Đây là hiện tượng đáng phê phán bởi nó là biểu hiện của nhận thức lệch lạc và cách sống thiếu văn hóa.
Dân gian đã nói: Người thanh tiếng nói cũng thanh… hoặc: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe, với ý khẳng định thông qua lời ăn tiếng nói của một cá nhân nào đó, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, phẩm giá của cá nhân đó. Trong cuộc sống hằng ngày, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng, không gì thay thế được. Ngoài ngôn ngữ chung của toàn xã hội, còn có ngôn ngữ riêng của từng người. Khi giao tiếp, chúng ta phải sử dụng đồng thời hai loại ngôn ngữ đó để đạt được mục đích giao tiếp.
Ông cha ta dạy con cháu phải Học ăn, học nói, chính là học cách sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng, cho hay. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu và đẹp, có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm vụ của các thế hệ sau là phải học tập, gìn giữ và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. Ấy vậy nhưng có một thực tế đáng lo ngại là nhiều người không nhận thức được điều đó mà ngược lại còn vô tình hay cố ý phá hoại thứ của cải tinh thần vô giá ấy.
Hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện rất nhiều ở những nơi công cộng, kể cả ở trường học là nơi kỉ luật khá nghiêm túc, chặt chẽ. Để ý một chút, ta sẽ thấy hễ cứ dăm ba bạn trai tụ tập với nhau là y như hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện. Có bạn hầu như cứ mở miệng ra là văng tục trước rồi mới nói sau. Mãi thành quen, cứ tự nhiên, bất chấp những người xung quanh muốn nghĩ sao thì nghĩ. Tệ hại hơn, có nhiều bạn lại cho rằng dám nói tục chửi thề mới là “dân chơi sành điệu”.
Trong những năm gần đây, ở Hà Nội và một số địa phương khác, trong học sinh, sinh viên còn nảy sinh hiện tượng “tự chế” ra những từ mới mà họ cho là hay, là độc đáo. Ví dụ như khi khen một cái gì đó, họ nói: “Cái áo này hơi bị đẹp!”; “Món này hơi bị ngon!”, “Cậu hơi bị yết kiêu đấy!”… Rồi thì “tinh vi”, “bố tướng”, “lăn tăn”, “chập cheng”, “ẩm IC”, “xong phắt”, “nói cho nhanh”, “bùng”, “phắn”, “biến”, “lặn”, “bà vãi”, “ông khốt”, “thằng chíp hôi”… cùng bao nhiêu từ bậy bạ khác không hề có trong từ điển, trong cung cách nói năng đường hoàng, lễ độ xưa nay. Nghe những từ ngữ, những câu nói chối tai của họ, nhiều người nhăn mặt, khó chịu và cho rằng đó là biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa, văn minh, làm ô nhiễm môi trường xã hội.
Nói tục, chửi thề là một thói xấu đáng chê trách, phê phán. Lứa tuổi học sinh chúng ta không nên bắt chước thói xấu đó. Hãy luôn nhớ lời khuyên của ông cha: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Để có thể nói đúng, nói hay, chúng ta cần phải có ý chí và nghị lực rèn luyện trong quá trình lâu dài thì mới đạt kết quả tốt.