K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2016

* Sự phát triển kinh tế:

- Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tới khoảng 1950, kinh tế Tây Âu được khôi phục

- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70, kinh tế Tây Âu ổn định và phát triển nhanh chóng. Tây Âu trở thành 1 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

* Nguyên nhân phát triển:

  + Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại

  + Nhà nước có vai trò rất lớn trong quản lý, điều tiết nền kinh tế.

  + Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC..

- Từ 1973 - 1990, kinh tế Tây Âu không ổn định, suy thoái

- Từ 1994, kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển.

* Chính sách đối ngoại:

-  Những năm đầu sau CTTG II, các nước Tâu Âu tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng thất bại

- Trong chiến tranh lạnh: Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ (Anh, Đức, Italia)

- Tây Âu gia nhập khối quân sự NATO (1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN, đứng về phía Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên có lúc quan hệ giữa Tây Âu và Mĩ cũng “trục trặc” (nhất là giữa Pháp – Mĩ)

- 8/1975, các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki về an ninh và hợp tác Châu Âu, tình hình căng thẳng ở Châu Âu dịu đi rõ rệt.

4 tháng 5 2019

ĐÁP ÁN B

10 tháng 10 2019

Đáp án B

17 tháng 6 2019

Đáp án A

20 tháng 7 2023

Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại 

14 tháng 10 2023

câu trả lời nè :

Hoạt động quân sự của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam diễn ra trong hai đợt lớn: chiến dịch Rolling Thunder (1965-1968) và chiến dịch Linebacker (1972).

**Chiến dịch Rolling Thunder (1965-1968)**:
- **Duyên cớ**: 
  - Mỹ cho rằng việc chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Á, đặc biệt là do sự ảnh hưởng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Cộng sản Trung Quốc, là một phần quan trọng của chiến lược đối phó với sự sáng tạo của chủ nghĩa xã hội tại khu vực này.
  - Mỹ cũng cho rằng việc cản trở sự hỗ trợ của Bắc Việt Nam cho người dân miền Nam cách mạng sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á.

**Chiến dịch Linebacker (1972)**:
- **Duyên cớ**:
  - Chiến dịch Linebacker diễn ra sau khi mối quan hệ Mỹ-Soviet áp lực lên Bắc Việt Nam để thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn và ký kết Hòa ước Paris.
  - Bắc Việt Nam đã tăng cường viện trợ cho miền Nam, và Mỹ cho rằng Bắc Việt Nam đang cố gắng củng cố tình hình quân sự của họ để đạt được lợi thế trong cuộc đàm phán.

Nhớ rằng, bất kỳ sự cố gắng quân sự nào cũng phải dựa trên lý do và duyên cớ cụ thể, và mỗi bên đều có quan điểm và lập trường riêng. Chiến dịch Rolling Thunder và Linebacker của Mỹ đã có mục tiêu và lý do cụ thể dựa trên tình hình chính trị và quân sự tại thời điểm đó.

 

2 tháng 2 2016

- Sự phát triển :

   + Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.

   + Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.

   + Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)

   + Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :

   + Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.

   + Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

   + Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

   + Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

   + Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.

   + Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

   +  Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

   + Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

   + Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.

   + Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.

  

 

12 tháng 4 2017

- Các nước Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lỹ, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

- Các nước Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba...

17 tháng 10 2018

I. Nước Mĩ

1. Về kinh tế

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).
Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).
50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).
Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

– Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:

Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.
– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

* Giai đoạn 1973 – 1991: suy thoái.

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạn
Năm 1983, nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm hơn so với trước.
* Giai đoạn 1991 – 2000:

Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.
Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.
2. Về khoa học – kĩ thuật

– Là một trong những nước đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn, trong nhiều lĩnh vực như chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử…), sản xuất vũ khí (bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo), chinh phục vũ trụ (năm 1969 đưa tàu và người thám hiểm lên Mặt trăng, thám hiểm sao Hỏa), đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

– Là nước có đội ngũ chuyên gia về khoa học – kĩ thuật đông nhất trên thế giới. Tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn thế giới. Mĩ dẫn đầu thế giới về số người được nhận giải Nô-ben.

17 tháng 10 2018

* Về Kinh tế : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.

- Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%).

- Năm 1949, sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần Anh –Pháp – CHLB Đức-Italia – Nhật cộng lại.

- Nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới.

- Nắm hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển.

- Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

=> Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

* Những nhân tố (nguyên nhân) phát triển:

+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ cao.

+ Lợi dụng chiến tranh, thu lợi nhờ buôn bán vũ khí.

+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

+ Các công ti, tập đoàn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả trong và ngoài nước.

+ Chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước.

* Về khoa học – kĩ thuật:

- Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

- Đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn trong chế tạo công cụ sản xuất, vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ và cách mạng xanh.