Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Giống nhau
- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.
- Mỗi vùng đều có đô thị với quy mô 200.001 - 500.000 người.
- Đều có một số chức năng:
+ Hành chính
+ Công nghiệp
+ Chức năng khác
- Mạng lưới thưa thớt, phân bố phân tán.
b) Khác nhau
* Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)
- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể:
+ Có 2 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Thái Nguyên, Hạ Long).
+ Có 3 đô thị từ 100.000 - 200.000 người (Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả).
+ Còn lại, các đô thị khác dưới 100.000 người.
- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3, 4.
- Về chức năng: có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả).
- Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.
* Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)
- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể:
+ Có 1 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Buôn Ma Thuột).
+ Có 4 đô thị 100.000 - 200.000 người (Kon Tum, Plâyku, Đà Lạt, Bảo Lộc).
+ Có 3 đô thị dưới 100.000 người (Gia Nghĩa, An Khê, A Yun Pa).
- Về phân cấp có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), còn lại là loại 3 và 4.
- Chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có các trung tâm công nghiệp.
- Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ
TK
1. Công nghiệp.
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp
- Công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng
+ Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
+ Sản xuất điện:
. Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang.
. Nhiệt điện: Uông Bí
- Luyện kim, cơ khí (Thái Nguyên), hóa chất (Việt Trì, Bắc Giang)
- Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, thủ công mĩ nghệ…
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Nông nghiệp.
a. Trồng trọt.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
- Cơ cấu: đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
- Cây công nghiệp:
+ Chè: có diện tích chè lớn nhất cả nước (chiếm 62% diện tích trồng chè của cả nước). Phân bố: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)...
+ Hồi, thuốc lá: Trồng nhiều ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn
- Cây dược liệu, cây ăn quả: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
- Cây lương thực : Lúa ngô là cây lương thực chính
- Cây ăn quả có nhiều loại đặc sản như: đào (Sa Pa), hồng (Lạng Sơn), mận (Yên Bái), bưởi (Phú Thọ), trồng rau và sản xuất hạt giống rau ở Sa Pa..
b.Chăn nuôi.
- Trâu được nuôi nhiều ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm > 50% đàn trâu cúa cả nước.
- Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò cả nước. bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.
- Đàn lợn của vùng chiếm 21,4 % đàn lợn của cả nước (2005).
c. Thủy sản.
- Nghề nuôi tôm, cá trên ao hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ (Quảng Ninh)
THAM KHẢO
1. Công nghiệp.
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp
- Công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng
+ Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
+ Sản xuất điện:
. Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang.
. Nhiệt điện: Uông Bí
- Luyện kim, cơ khí (Thái Nguyên), hóa chất (Việt Trì, Bắc Giang)
- Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, thủ công mĩ nghệ…
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Nông nghiệp.
a. Trồng trọt.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
- Cơ cấu: đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
- Cây công nghiệp:
+ Chè: có diện tích chè lớn nhất cả nước (chiếm 62% diện tích trồng chè của cả nước). Phân bố: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)...
+ Hồi, thuốc lá: Trồng nhiều ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn
- Cây dược liệu, cây ăn quả: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
- Cây lương thực : Lúa ngô là cây lương thực chính
- Cây ăn quả có nhiều loại đặc sản như: đào (Sa Pa), hồng (Lạng Sơn), mận (Yên Bái), bưởi (Phú Thọ), trồng rau và sản xuất hạt giống rau ở Sa Pa..
b.Chăn nuôi.
- Trâu được nuôi nhiều ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm > 50% đàn trâu cúa cả nước.
- Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò cả nước. bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.
- Đàn lợn của vùng chiếm 21,4 % đàn lợn của cả nước (2005).
c. Thủy sản.
- Nghề nuôi tôm, cá trên ao hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ (Quảng Ninh)
trình bày những thuận lợi đối vs việc phát triển kinh tế xã hội của vùng trung du và miền núi bắc bộ
Tham khảo
Thuận lợi:
- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....
- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi
- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.
- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên
- Tài nguyên rừng phong phú
- Biển giàu bãi tôm cá
- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện
Tham khảo
Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.
- Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.
- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
a) Giống nhau
- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.
- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.
- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông nam).
- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.
b) Khác nhau
- Vùng núi Đông Bắc
+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
+ Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).
+ Có các khu vực rõ rệt:
• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.
• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
- Vùng núi Tây Bắc
+ Cao nhất nước.
+ Hướng núi: tây bắc - đông nam.
+ Có 3 dải địa hình song song:
• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.
• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).
• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.
Khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
- Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước, với nước bạn Trung Quốc, Lào (qua các cửa khẩu …) và các nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và thế giới (qua các cảng …)
mạng lưới đô thị và so sánh vs vùng bắc trung bộ
* Khái quát:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông và đông nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây và tây nam giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: giáp Trung Quốc phía bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở phía đông, giáp biển Đông ở phía đông, giáp miền Nam Trung Bộ phía nam, giáp Lào phía tây.
* Giống nhau
- Đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc:
+ Có nhiều hệ thống sông lớn: sông Đà, sông Hồng, sông Thái Bình…
+ Hệ thống chi lưu và phụ lưu của các con sông rất nhiều.
- Hướng của sông ngòi theo hướng tây bắc – đông nam: sông Đà, sông Hồng, sông Chảy…
- Tổng lượng nước, hàm lượng phù sa lớn: sông Hồng là hợp lưu của sông Đà và sông Hồng có lưu lượng nước 83,5 tỷ m³ với lượng phù sa là 120 triệu tấn/năm.
+ Thủy chế theo mùa: mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô
* Khác nhau:
- Đặc điểm lưu vực:
+ Diện tích lưu vực sông: MB và ĐBBB có diện tích lưu vực sông lớn hơn, sông ngòi có nhiều chi lưu và phụ lưu hơn so với TB và BTB. Do độ cao địa hình thấp, cấu tạo địa chất mềm hơn, lượng mưa lớn nên sông ngòi bị cắt xẻ mạnh -> mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Độ dốc lưu vực: TB và BTB có độ dốc sông lớn, lòng sông hẹp nhiều thác ghềnh do địa hình cao và hiểm trở bậc nhất cả nước. MB và ĐBBB có độ dốc nhỏ hơn do địa hình thấp hơn, diện tích đồng bằng lớn.
- Hướng chính các con sông:
+ MB và ĐBBB bao gồm hướng TB – ĐN và vòng cung do chịu chi phối từ hướng địa hình TB – ĐN và các dãy núi chạy theo hướng vòng cung ở phía đông.
+ TB và BTB chủ yếu là hướng TB – ĐN do ảnh hưởng của hướng nghiêng địa hình và các dãy núi chính.
- Chế độ nước:
+ MB và ĐBBB mùa lũ kéo dài từ tháng VI đến tháng IX do trùng với mùa mưa, mùa cạn kéo dài từ tháng tháng X đến tháng V năm sau.
+ TB và BTB các con sông ở BTB có mùa lũ đến muộn hơn từ tháng IX đến tháng XII do có chế độ mưa vào thu đông, lượng mưa lớn vào các tháng cuối năm.