Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Làm rõ mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thực chất là trình bày, phân tích mối quan hệ biện chứng hay quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tậpNếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.
Từ một học sinh yếu kém trong học tập, sau khi nhận được sự động viên từ bạn bè, gia đình, thầy cô em đã cố gắng học tập chăm chỉ. Tối nào, em cũng học bài ít nhất 2h, hoàn thành xong bài tập, ôn bài cũ và đọc trước bài của ngày hôm sau. Những ngày nghỉ, em tranh thủ làm thêm các bài tập trong sách bài tập và sách nâng cao.
Hết học kì 1 em đã đạt học sinh khá. Hết năm, em đã trở thành học sinh giỏi. Đây cố gắng thay đổi về lượng (kiến thức, kĩ năng làm bài,...) dẫn đến sự tiến bộ của bản thân em, giúp em trở nên tốt hơn.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Chất và lượng là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định,
còn lượng thường xuyên biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sự vật đang tồn tại.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa
lượng và chất, là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về
lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm giới hạn khi mà lượng đạt tới sẽ làm thay đổi chất của sự vật thì gọi là điểm nút.
- Sự thay đổi về chất qua điểm nút được gọi là bước nhảy. Đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật. Do vậy có thể nói phát triển là sự "đứt đoạn" trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút.