K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7

Sừ dụng mĩ phẩm ở lứa tuổi học sinh là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Cá nhân em rất ủng hộ cho điều này.

Bởi mĩ phẩm là một khái niệm rất rộng, không chỉ bao gồm việc trang điểm, tô son đánh phấn như nhiều người vẫn nghĩ. Đó là còn việc làm sạch và dưỡng da, bảo vệ da nữa. Chẳng hạn như một bạn học sinh ở lứa tuổi dậy thì sử dụng sữa rửa mặt làm sạch da, kem trị mụn, kem chống nắng thì hoàn toàn cần thiết. Những sản phẩm đó giúp bảo vệ làn da của các bạn, và không hề tạo nên hình ảnh thiếu phù hợp so với lứa tuổi. Vì thế, khi nhìn thấy một bạn học sinh bôi kem chống nắng, son dưỡng môi trước khi đi học là hoàn toàn bình thường. Chúng ta không nên lên án hay ngăn cản hành động này. Không chỉ vậy, chúng ta cần cổ vũ, khuyến khích các bạn học sinh nên quan tâm hơn đến bản thân mình. Bởi hiện nay, sự ô nhiễm không khí và tia cực tím cũng ngày càng độc hại hơn, nên việc bảo vệ da cho lứa tuổi học sinh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để bảo vệ an toàn cho học sinh, cần có sự chỉ dẫn, định hướng phù hợp từ người lớn. Nhằm tránh việc các bạn sử dụng mĩ phẩm thiếu khoa học, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Chính vì vậy, em rất ủng hộ việc các bạn học sinh quan tâm chăm sóc, bảo vệ cho làn da của mình bằng các loại mĩ phẩm phù hợp.

22 tháng 2 2017

Chọn đáp án: C

12 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Như chúng ta đã được biết, thuốc lá được ví như con dao vô hình giết chết người sử dụng lúc nào không hay. Thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất. Bình quân mỗi năm có tới hơn 7 triệu ca tử vong do thuốc lá và tới hơn 2 triệu người chết do hút phải khói thúc lá. Thuốc lá gây ra rất nhiều căn bệnh : ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim gay giảm tuổi thọ của những người hút nói riêng và của những người hút phải nói chung. Và để khắc phục tình trạng ấy, trên báo đã có rất nhiều bài viết nêu ra tác hại của thuốc lá và khuyên người dùng nên bỏ thuốc lá. Một số nhà y học còn sản xuất ra thuốc cai thuốc lá.... Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta nên biết đề phòng những lời cám dỗ, hạn chế sử dụng thuốc lá, tuyên truyền tác hại của thuốc lá bà khuyên mọi người không nên sử dụng. Nếu như trong nhà các bạn có thành viên sử dụng thuốc lá thì chúng ta nên khuyên năn, giải thích tác hại của thuốc lá và khuyên người ấy nên ca

2 tháng 2 2021

"Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe" là câu nói vô cùng quen thuộc và được in ấn rõ ràng, công khai trên bao bì của những gói thuốc, thậm chí, khẩu hiệu này còn xuất hiện kèm theo hình ảnh của những lá phổi đen sì bởi khói thuốc. Vậy mà từng ngày, từng giờ, tỉ lệ người hút thuốc vẫn không ngừng tăng lên và đáng báo động hơn, tình trạng này lại diễn ra phổ biến ở lứa tuổi các bạn học sinh và thanh thiếu niên.

 

Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến và tràn lan trong xã hội nói chung, đặc biệt là trong thế hệ học sinh nói riêng. Thật không quá khó để bắt gặp hình ảnh những cô cậu tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng trên tay và miệng phì phèo điếu thuốc, thậm chí có những bé trai chưa đến mười tuổi nhưng đã tập tành hút thuốc. Trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, cũng xuất hiện những video ghi lại cảnh tượng những cậu nhóc mới lớn đang hút thuốc với mục đích khẳng định bản thân. Khói thuốc thật sự đã xâm nhập và len lỏi vào trường học - nơi vốn là không gian của tri thức và những con chữ. Trong làn khói thuốc độc hại là những khuôn mặt ngây thơ, non nớt và không hề hay biết rằng bản thân đã mở ra cánh cửa cho phép bệnh tật đặt chân vào cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng đáng báo động này?

 

Thực trạng hút thuốc lá đang lan truyền mạnh mẽ trong thế hệ trẻ xuất phát trước hết do nhận thức của chính các bạn học sinh. Với suy nghĩ sai lệch cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện rõ cá tính của bản thân, các bạn đã tập tành việc hút thuốc và dần dần hình thành thói quen sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, không ít bạn hút thuốc vì tâm lí đua đòi và học theo bạn bè và cũng có những bạn tìm đến thuốc lá như một giải pháp để giảm bớt căng thẳng, áp lực. Vô hình trung, các bạn đều chưa nhận thức đúng và đủ về tác hại của thuốc lá.

 

Theo thống kê của đài BBC, thuốc lá là một trong những phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều người: "Nó đã cướp khoảng 100 triệu sinh mạng trong thế kỉ XX" (theo nghiên cứu của Robert N.Proctor). Điều này là do thành phần cấu tạo của thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi. Thuốc lá không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng nó mà khói thuốc khi hòa lẫn vào không khí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Đặc biệt, việc học sinh sử dụng thuốc lá còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của đất nước.

 

Đứng trước thực trạng trên, chúng ta cần đề ra những giải pháp cấp thiết để ngăn chặn và hạn chế những tác hại do thuốc lá gây ra. Trước hết, cần nâng cao nhận thức của thế hệ học sinh về tác hại cũng như ảnh hưởng của khói thuốc đối với sức khỏe, tinh thần, tâm lí của người sử dụng bằng việc đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền, phổ biến trong trường học. Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ vị thành niên.

 

Hành động hút thuốc có thể tác động xấu đến tương lai của chính người sử dụng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Bởi vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời là thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và tránh xa thuốc lá.

22 tháng 8 2018

Theo em, nếu đúng ra thì một phần cx là vì việc giáo dục tuy nhiên cái chính ở đây là ý thức những học sinh bây giờ đã thay đổi, cái cách mà bố mẹ dạy trẻ nhỏ đã khiến trẻ thay đổi, những sự chiều chuông và ham muốn của chúng đã lên rất cao khiến chúng trở thành những kẻ quá sỹ diện, cho rằng mình có mọi thứ. Trong nền giáo dục, cả lý thuyết với cả thực hành đều có tác dụng rất ít bỏi cái " tôi" trong chúng nay đã trở nên "khủng bố", ngay cả nếu chúng ta cung cấp thêm về mặt thực hành thì chúng cx chỉ bỏ lờ ngoài tai. Sự phát triển của chúng đã đi sai lệch hướng. Theo em, để thay đổi, chúng ta cần phải biết mình sai ở đâu, khi gặp những người có thể cung cấp cho ta cái hiểu biết về ý thức nhân loại, ko nên vì bất cứ lí do nào mà ghét bỏ, nói xấu những người dạy đó chỉ bởi họ quá khắt khe, ko giống như bản thân chúng ta. Hãy nhớ họ chính là cái gương, bất cứ điều j mà chúng ta nói ra bất luận đẹp hay xấu đều phản ánh lên CHÍNH BẢN THÂN MÌNH cx giống như soi gương , cái ta nhìn tháy là bản thân mik chứ ko phải ai khác cả.  

23 tháng 8 2018

Lạc đề rồi. Ý đề là bàn về chế độ giáo dục cơ, vụ ý thức chỉ là dẫn dắt .

+ Mở bài:

-Trong xã hội mỗi người đều có vai trò và nhiệm vụ của riêng mình, đối với học sinh, sinh viên thì việc học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đang coi nhẹ việc học, xem thường nó và thường tìm cách học đối phó để chống chế lại cha mẹ và thấy cô. Thực trạng này đang trở nên báo động ở Việt Nam cũng nhưng trên thế giới.

+ Thân bài:

– Học đối phó là cách học như thế nào? Học đối phó là cách học nhiều bạn học sinh nhằm mục đích ứng phó tại một thời điểm, một giai đoạn nhất định như: Kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT…

– Hậu quả của việc học đối phó? Việc học này khiến cho các bạn chịu nhiều hậu quả bởi việc không hiểu rõ kiến thức, không học ngọn nguồn của vấn đề mà chỉ học lướt qua bề mặt,.

-Việc học đối phó cũng vậy đến lúc cần thiết các bạn sẽ không thể nào áp dụng những kiến thức mà mình đã học để đạt hiệu quả cao.

– Việc học đối phó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi các bạn không nắm vững được kiến thức mình đã học, chỉ học máy móc công thức, rồi bỏ qua.

Học đối phó

Học đối phó

– Học đối phó như vậy sẽ gây những tổn thất về mặt kinh tế, công sức của chính các bạn và thầy cô gia đình, bởi học rồi mà sau một thời gian các bạn vẫn như chưa được học, vậy thì học để làm gì?

– Nguyên nhân gây ra việc học đối phó này là do chương trình học hiện nay quá nhiều, khiến các bạn học sinh bị quá tải, trong một thời gian mà phải tập trung vào quá nhiều môn khiến các bạn mệt mỏi và tìm cách đối phó với nó.

– Ngoài ra, còn do nhận thức của các bạn , nhiều bạn chỉ tập trung vào những môn mình thích hoặc những môn học quan trọng giúp các bạn thi vào đại học và ra trường tìm việc làm thuận lợi, nếu bỏ bê những môn không thích, không thi và tìm cách học đối phó.

– Phương pháp giải quyết việc học đối phó thì nhà trường và gia đình nên có định hướng cho con em mình một cách rõ ràng trong việc học tập. +Kết

– Học sinh, sinh viên là trụ cột của đất nước mai sau, việc học tập của các bạn hôm nay chính là tiền đề để xây dựng đất nước vững mạnh mai sau.

– Học đối phó sẽ khó có cơ hội phát triển mình, đóng góp sức lực của mình để xây dựng đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ đã dặn.

26 tháng 3 2018

Đặt Vấn Đề:

– Một xã hội chỉ phát triển khi giáo dục phát triển. Vì thế mà học tập là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bàn về học tập có nhiều câu nói, trong đó UNESCO đã đề xuất về mục đích của học tập đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Giải Quyết Vấn Đề:

Bước 1: Giải Thích

– Học tập là 1 quá trình quan trọng trong cuộc đời của con người. Đó là quá trình tích luỹ tri thức, tiếp thu kiến thức của nhân loại để tạo nên học vấn của bản thân. Học còn là việc rèn luyện những kỹ năng trong đời sống như giao tiếp, ứng xử,… Học tập góp phần tạo nên sự trưởng thành cho mỗi con người.

– Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Học để tiếp thu, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết, mở mang trí tuệ về mọi lĩnh vực của cuộc sống.

– Học không chỉ để biết mà tiến đến cấp độ thứ hai là học để làm. Vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề nảy sinh thì việc học mới có ý nghĩa, nếu không chỉ là lý thuyết suông. Bởi việc học phải đi đôi với hành.

– Học để chung sống là hệ quả từ việc học để biết và học để làm. Việc học sẽ giúp ta hoà nhập với cộng đồng. Khi chung sống trong cộng đồng, ta có thể hoàn thiện bản thân để đi đến mục đích cao nhất của việc học tập đó là hoàn thiện nhân cách và khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Đó chính là học để tự khẳng định mình.

=> Câu nói của UNESCO nhằm khái quát 4 mức độ của mục đích học tập. Học để tích luỹ kiến thức và vận dụng vào cuộc sống qua đó cống hiến cho cộng đồng và hoàn thiện bản thân mình.

Bước 2: Bình

– Đánh giá: Lời đề xướng của UNESCO về mục đích học tập đã trình bày một quan điểm đúng đắn về mục đích của học tập bởi nó đã giúp ta nhận thức rõ ràng và thấu đáo hơn về việc học. “Học để biết” là bước đầu tiên để tích luỹ hành trang cho cuộc sống. “Học để làm” là biến lý thuyết thành thực tế để đóng góp cho cộng đồng và giúp con người khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

– Nhận xét: Bằng việc sử dụng hình thức điệp từ, điệp cấu trúc câu để khẳng định, nhấn mạnh mục đích của việc học, câu nói đã tác động mạnh đến người nghe như một lời tuyên bố hùng hồn về ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập trong cuộc sống. Việc học có giá trị to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Do đó một khi hiểu được mục đích cao cả của việc học, con người sẽ có động lực và tình yêu đối với học tập.

Bước 3: Luận.

– Là một tổ chức uy tín, có vai trò tích cực đến sự phát triển của nhân loại, UNESCO đã nhận thấy việc đánh giá đúng mục đích việc học có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chính vì không phải ai cũng nhận thức được mục đích học tập mà ỷ lại, dựa dẫm nên đã dẫn đến nhiều biểu hiện sai trái như tiêu cực trong thi cử, “đổi tình lấy điểm”,… Dó là một thực trạng đáng lo ngại cho giáo dục.

– Khi nhận thấy mục đích của việc học, bản thân cần tự thay đổi trước tiên. Tích cực tìm hiểu nội dung bài học, đào sâu nghiên cứu các vấn đề khó để tìm câu trả lời, tham gia các hoạt động xã hội để rèn luyện kỹ năng sống… Không thể trông chờ ai khác đem hoa thơm trái ngọt đến cho mình mà phải tự tay vun trồng.

1 tháng 11 2020

1. Đặt vấn đề:
Trong các thể loại văn học,truyện ngắn giữ vai trò xung kích trong việc phản ánh đời sống hiện thực. Mỗi truyện ngắn luôn thể hiện những trăn trở của người nghệ sĩ về cuộc đời,con người và các truyện ngắn ấy luôn để lại cho người đọc những bài học qua sự chia sẻ,gửi gắm của nhà văn. Bàn về truyện ngắn,có ý kiến cho rằng :"...",đến với tác phẩm "..." của NMC,ta sẽ hiểu rõ hơn đặc điểm nổi bật của truyện ngắn cũng như thái độ của người cầm bút khi viết về con người và cuộc sống.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Giới thuyết:
- Ý kiến trên đã khẳng định vai trò của truyện ngắn : Truyện ngắn tuy khuôn khổ ngắn,ít nhân vật,sự kiện chỉ là những mảnh nhỏ,là lát cắt của đời sống nhưng lại phản ảnh những nét bản chât của đời sống một cách cô đọng và hàm súc,có tính gợi mở,mang ấn tượng rât đậm.
- Muốn làm được điều đó,người viết truyện ngắn phải có tài nắm bắt những hiện tượng tưởng nhỏ nhặt bình thường trong cuộng sống nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao,sâu sắc. Nhà văn phải dồn nén ý tưởng trong một khuôn khổ hạn chế nên truyện ngắn thường tạo đượng tình huống chứa đựng nhiều ý nghĩa,lối hành văn ngắn gọn,tiết chế nhất.
- Truyện ngắn "..." của NMC: được viết sau năm 1975. Tác phẩm viết về đề tài thế sự,một bức tranh cuộc sống thời hậu chiến ở một làng chài miền Trung. Cụ thể hơn là bi kịch của một gia đình cùng với những chi tiết éo le nhưng qua đó gợi nên tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Thông qua tác phẩm,nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.
b. Phân tích:
b.1.Đặc điểm của truyện ngắn:
So với tiểu thuyết,truyện ngắn chỉ là một lắt cắt của một hoàn cảnh. Chính vì thế truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,không gian hạn chế,nhân vật rất ít,nhà văn thường hướng đến việc phát hiện và khám phá đời sống. Việc khắc họa một hiện tượng,một nét bản chất qua hình tượng nhân vật và tình huống chi tiết.
b.2.Phân tích tác phẩm:
-Truyện ngắn "..." tập trung xây dựng tình huống nhận thức: Phùng trở về vùng biển miền Trung để chụp bức ảnh tĩnh vật thuyền và biển. Trong truyến đi ấy,anh không chỉ chụp được bức ảnh đẹp để có những cảm nhận về cái đẹp nghệ thuật mà còn thấy một cảnh ngộ đau lòng về cuộc sống của một đôi vợ chồng hàng chài,bi kịch ấy bắt nguồn từ chính sự đói nghèo.
- Là một nghệ sĩ,Phùng rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Anh cảm thấy câu nói của người xưa :" Nghệ thuật là cái đẹp,là đạo đức". Chính nhờ được chứng kiến một cảnh tượng tuyệt mĩ của tạo hóa mà tâm hồn Phùng như được gột rửa tinh khôi. Qua chi tiết này,NMC muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp: Trong cuộc sống,con người cần biết vươn mình lên để khám phá cuộc sống,biết yêu quý cái đẹp hiện hữu trước mắt. Đặc biệt với giới văn nghệ sĩ cần biết khám phá chất thơ của hiện thực để làm đẹp hơn cho đời.
-Tuy nhiên, truyện ngắn "..." tập trung vào tình huống éo le của bi kịch gia đình hàng chài. Từ con thuyền đẹp như mơ đó bước ra là những người xấu xí (gã chồng vũ phu,nhẫn tâm dánh đập người vớ... Người đàn bà cam chịu,nhẫn nhục...Đứa con vì bênh mẹ đã lao vào đánh cha mình...).
+ Có thể nói nhà văn đã lựa chọn một cảnh ngộ tiêu biểu cho cuộc sống bất hạnh của người lao động hàng chài. Câu chuyện về người phụ nữ mà Phùng được nghe giúp người đọc hiểu về cuộc đời bà (lai lịch,số phậm,tính cách). Đây là một phát hiện,một khám phá mang tính bản chất về cuộc sống thời hậu chiến. Cuộc sống sau chiến tranh bộn bề lo toan trở thành đề tai nổi bật trong nhiều tác phẩm của các nhà văn thời kì này.
+ Ngoài ra,NMC còn viết về vấn đề bạo lực gia đình nảy sinh từ sự nghèo khổ. Vấn đề nhà văn đặt ra ở đây là một cuộc chiến đấu mới đầy cam go,quyết liệu và không kém gì hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ vừa xảy ra mới đây - đó là cuộc chiến chống đói nghèo và tha hóa con người.
=> Thông điệp thẩm mĩ của tác giả: nhà văn phải là người gắn bó với cuộc đời,đừng tạo cho mình một khoảng cách mà hãy đứng giữa dòng chảy cuộc sống để khám phá,phát hiện thêm các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Chỉ có như vậy mới mong hiểu đúng được bản chất của cuộc sống vốn phức tạp,phong phú,muôn màu.
c. Nâng cao:
- Truyện ngắn có dung lượng không nhiều,nhân vật ít,xảy ra trong một không gian và thời gian hạn chế nên đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn những chi tiết cô đúc,giọng văn chứa nhiều hàm ý để phản ánh bản chất cuộc sống và gửi gắm những trăn trở,suy nghĩ của mình về con người.
- Truyện ngắn "..." là một bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến mỗi người : Hãy biết lắng nghe cuộc sống. Truyện ngắn đã tạo ra sự chia sẻ,đồng của về những vấn đề mà nhà văn chưa nói hết.
3. Kết thúc vấn đề:
Ý kiến trên đã cho ta thấy rõ đặc điểm nổi bật của truyện ngắn,từ đó thấy được trách nhiệm của nhà văn và việc tiếp nhận đúng đắn nơi bạn đọc.Văn học phản ánh cuộc sống,vì thế thông qua một truyện ngắn nhà văn cũng muốn đối thoại,chia sẻ với bạn đọng những trăn trở,suy tư với bạn đọc các vấn đề nhân sinh.

5 tháng 5 2019

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác hại của tệ nạn xã hội

2. Thân Bài

a. Giải thích và nêu những biểu hiện của "tệ nạn xã hội" là gì?

- Tệ nạn xã hội là những hiện tượng mang tính tiêu cực, trái với pháp luật và vi phạm các quy chuẩn, chuẩn mực xã hội.

- Biểu hiện: Nghiện ngập, cờ bạc, hút chích, mê tín dị đoan,...

b. Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của tệ nạn

- Nguyên nhân khách quan: Hệ lụy của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ chính ý thức của con người.

c. Trình bày tác hại do tệ nạn xã hội gây ra đối với cuộc sống con người.

- Trước hết, tệ nạn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

- Khi sa vào tệ nạn xã hội, con người sẽ dần bị tha hóa và suy đồi về đạo đức.

- Tệ nạn là một trong những cái nôi tiêu cực sản sinh, hình thành, nuôi dưỡng những đối tượng nguy hiểm và gây nguy hại đến nền an ninh, trật tự xã hội.

d. Đề ra những giải pháp để khắc phục

- Tuyên truyền, phổ biến về tác hại mà tệ nạn gây ra đối với bản thân, gia đình và xã hội.

- Nâng cao ý thức để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy nguy hiểm do tệ nạn gây ra.

- Các cơ quan chức năng cần tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp quản lí, xử phạt để hạn chế sự phát triển của tệ nạn xã hội.

3. Kết Bài

Khẳng định lại tác hại do tệ nạn xã hội gây ra. Liên hệ bản thân.

Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được người nghe mà không gây cảm giác căng thẳng? Ở bài học này, em...
Đọc tiếp

Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được người nghe mà không gây cảm giác căng thẳng? Ở bài học này, em sẽ học cách trình bày ý kiến phê phán sao cho hiệu quả. Mặt khác, trước một vấn đề xã hội cần phê phán, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Phải có những kĩ năng cần thiết mới có thể nắm bắt được nội dung chính của các ý kiến khác và xử lí thông tin đúng hướng. Muốn như vậy, em cần luyện thao tác nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác về vấn đề được quan tâm.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay, đó là cùng với mức sống ngày càng cao, lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những thói quen, lối sống không tốt. Trong đó, thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.

Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động có chiều hướng tiêu cực, được lặp đi lặp lại, lâu ngày thành quen khó bỏ.  “Ăn chơi đua đòi” chỉ hành động a dua, tụ tập thành một đám đông để làm gì đó theo ý muốn, sở thích cá nhân. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, học theo, đua theo người khác và thể hiện nó một cách tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái ngược với sống giản dị, hài hòa.

Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội, có ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nước ta mắc phải “căn bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau xài đồ hiệu, hút thuốc lá cho thật “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Đa phần những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền của mà còn tạo nên những “phong cách” vô cùng dị hợm, quái thai, kệch cỡm và mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thói xấu này là do cám dỗ. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai bộ mặt: thiên thần và ác quỷ. Chính mặt ác quỷ khiến cho con người luôn bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Trong khi đó tuổi trẻ luôn tò mò, ham thú cái mới, cái lạ, lòng tự trọng cao luôn muốn khẳng định bản thân. Cùng với đó là một nền giáo dục chưa đủ sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên. Do đó, giới trẻ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm khi không có sự quan tâm đúng mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng tiêu “vặt”. Nói là tiêu vặt nhưng số tiền đó không hề ít một chút nào. Tuy nhiên, tôi tin rằng, bản thân mỗi người vẫn là nguyên nhân chính. Bởi bộ phận nhóm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, không tự rèn luyện lối sống hợp lí cho bản thân cũng là nhóm mắc phải thói ăn chơi đua đòi.

Và hậu quả mà thói xấu này không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi làm suy đồi thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam, làm tha hóa bản chất giản dị, thanh cao của người Việt, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường, thảm hại trong con mắt của bạn bè quốc tế. Thậm chí, nó không chỉ còn là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần mà còn vấn đề về tính mạng của con người. Thói đua xe là một thí dụ điển hình. Không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra dẫn tới cái chết của bản thân những thanh niên tham gia và cả thương vong không đáng có của những người đi đường.

Thí dụ trên là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ hãy thực hiện nghĩa vụ học tập thật tốt, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để luôn tỉnh táo và cẩn trọng trước mọi điều trong cuộc sống. Tri thức mới là sức mạnh thực sự chứ không phải ở điện thoại “xin” trên tay hay chiếc xe “sang” bạn ngồi mỗi sáng đến trường.

Tóm lại, ăn chơi đua là một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong xã hội. Mặc dù nó thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là bản thân giới trẻ cũng như các phụ huynh, nhà trường và Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn và loại bỏ căn bệnh đó mà thôi. Câu trả lời có ở tự thân mỗi người.