Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bối cảnh: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô đã khiến đời sống của các tầng lớp nhân dân người Việt cực khổ. Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ ngày càng sâu sắc.
- Diễn biến chính:
+ Năm 248, Triệu Quốc Đạt và em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) nổi dậy khởi nghĩa ở Cửu Chân (Thanh Hoá). Sau khi Triệu Quốc Đạt qua đời, Bà Triệu được tôn làm chủ tướng, cuộc khởi nghĩa tiếp tục lan rộng.
+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu anh dũng hi sinh.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trước sự đô hộ của chính quyền phương Bắc.
+ Tiếp tục khẳng định sức mạnh và ý chí của phụ nữ Việt Nam.
Tham khảo!!
- Bối cảnh: Từ đầu thế kỉ VI, nhà Lương siết chặt ách cai trị, thi hành chính sách thuế khoá nặng nề, khiến dân chúng ngày càng bất mãn với chính quyền.
- Diễn biến chính:
+ Năm 542, Lý Bí nổi đậy khởi nghĩa, lãnh đạo nghĩa quân chiếm nhiều quận huyện, đánh bại các cuộc tấn công của nhà Lương.
+ Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, thiết lập triều đình, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
+ Năm 545, quân Lương tiến đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế hi sinh. Triệu Quang Phục nắm quyền chỉ huy lực lượng kháng chiến.
+ Năm 550, Triệu Quang Phục lên làm vua nước Vạn Xuân.
+ Đầu thế kỉ VII, nhà Tùy đưa quân sang xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
- Ý nghĩa:
+ Cuộc khởi nghĩa Lý Bí với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân đã khẳng định ý chí và sức mạnh của người Việt trong cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền phương Bắc.
+ Cho thấy khả năng thắng lợi của người Việt trong công cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập, tự chủ.
+ Cuộc khởi nghĩa cũng để lại những bài học quan trọng về chính trị và quân sự trong quá trình giành độc lập, tự chủ về sau.
- Bối cảnh: nhà Đông Hán đặt ách thống trị nặng nề lên vùng Giao Chỉ, khiến đời sống của các tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than. Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ ngày càng sâu sắc
- Diễn biến chính:
+ Năm 40, Trưng Trắc, Trưng Nhị dấy binh khởi nghĩa ở Mê Linh. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định bỏ trốn. Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
+ Năm 42, nhà Hán cử Mã Viện đưa quân sang đàn áp. Sau một thời gian kháng cự Hai Bà Trưng lui quân về Hát Môn.
+ Năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh tại Hát Môn, cuộc khởi nghĩa tan rã.
- Ý nghĩa:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên, mở đầu quá trình đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.
+ Cuộc khởi nghĩa cũng thể hiện sức mạnh và ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) | Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam | Hai Bà Trưng | Hát Môn; Mê Linh; Cổ Loa; Luy Lâu | - Giành được chính quyền trong thời gian ngắn sau đó bị nhà Hán đàn áp. |
Khởi nghĩa Bà Triệu (248) | Cửu Chân | Bà Triệu | Núi Nưa; Núi Tùng; | - Bị nhà Ngô đàn áp. |
Khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603) | Giao Châu | Lý Bí | Long Biên; Dạ Trạch | - Khôi phục nền độc lập, lập nên nhà nước Vạn Xuân. - Giữ được chính quyền trong khoảng 60 năm, sau đó bị nhà Tùy đàn áp. |
Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791) | Tống Bình | Phùng Hưng | Tống Bình | - Giành được chính quyền trong thời gian ngắn; sau đó bị nhà Đường đàn áp. |
Tham khảo:
* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
*Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
* Diễn biến: Hai giai đoạn
_ Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.
_ Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
* Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.
-Căn cứ: Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; với địa bàn chính là Hương Khê (Hà Tĩnh
-Lãnh đạo: Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng
-Các giai đoạn phát triển:
Giai đoạn đầu (1885 - 1888) : Đây là giai đoạn chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu. Sau một vài trận tập kích và chống càn không hiệu quả, Phan Đình Phùng cho quân rút về làng Phùng Công (Hương Sơn), rồi lại rút lên rừng núi đánh du kích.
Đầu năm 1887, thấy thực lực nghĩa quân Hương Khê quá suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh,...tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.
Ở lại Hà Tĩnh, Cao Thắng cùng các chỉ huy khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên,...đem quân đến làng Lê Động (Hương Sơn) để tổ chức lại lực lượng, luyện quân, xây dựng hệ thống đồn lũy, rèn đúc vũ khí,...
Giai đoạn sau (1889 - 1896)Cuối tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác, mà lực lượng lúc này đã có khoảng ngàn lính và 500 khẩu súng tốt. Nhận thấy trong công tác chuẩn bị, mọi mặt đều đã khá, Phan Đình Phùng bèn cho mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp bốn tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; làm cản trở con đường đi lại Bắc-Nam và công cuộc thôn tính nước Việt của quân Pháp.
Đối phó lại, thực dân Pháp cho bố trí nhiều đồn lẻ ở các nơi để phong tỏa từng khu vực và kiềm chế hoạt động của nghĩa quân. Riêng ở Hương Khê, đối phương đã cho lập tới 20 đồn, mỗi đồn có khoảng 30 lính đóng giữ .
Trong những năm từ 1889 đến 1892, nghĩa quân bốn tỉnh trên đã phối hợp và hoạt động mạnh trên một vùng rộng lớn bao gồm Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc,...để đánh trả và quấy rối quân Pháp. Theo sách Việt sử tân biên, thì nghĩa quân đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ trong giai đoạn này, để tập kích và chống càn quét, như là:
Trận chống càn ở Cồn Chùa và Khe Đen do Đề Niên (Phan Bá Niên) chỉ huy vào ngày 1 tháng 9 năm 1889.Trận tấn công đồn Dương Liễu vào ngày 15 và 16 tháng 12 năm 1889.Trận tấn công huyện lỵ Hương Sơn vào cuối tháng 12 năm 1889.Trận chống càn ở La Sơn và Thường Sơn do Đề Thăng và Phan Trọng Mưu chỉ huy vào tháng 3 năm 1890.Trận phục kích đánh chặn quân Pháp tại làng Hốt (Phú Lộc, Can Lộc) do Đốc Chanh (Nguyễn Chanh) và Đốc Trạch (Nguyễn Trạch) chỉ huy vào tháng 4 năm 1890.Trận Trường Lưu (Can Lộc) vào đêm 26 rạng 27 tháng 5 năm 1890. Đến đêm 31 tháng này, đồn Trường Lưu còn bị nghĩa quân đánh lần nữa, rồi tiếp theo là đánh đồn Hương Sơn, v.v...-Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
-Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắcCó ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.- Bối cảnh lịch sử:
+ Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (năm 1407), Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Chính quyền đô hộ nhà Minh đã thẳng tay đàn áp, khủng bố tàn bạo đối với dân chúng, thiết lập nền thống trị hà khắc, thực thi chính sách triệt để vơ vét của cải và phá hoại, thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.
+ Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.
+ Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
- Diễn biến chính:
+ Giai đoạn 1418 - 1423: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá). Nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, chịu những tổn thất lớn, trược tình thế đó, Lê Lợi chủ trương thực hiện kế sách tạm hoà hoãn với quân Minh.
+ Giai đoạn 1424 - 1425: nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu - Bồ Ải. Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hoá.
+ Giai đoạn 1426 - 1427: quân Lam Sơn tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hoá, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước. Năm 1426, quân Lam Sơn giành thắng lợi trong trận Tốt Động - Chúc Động, vây hãm thành Đông Quan, kết hợp ngoại giao "tâm công", buộc Vương Thông và 10 vạn quân phải cố thủ chờ viện binh. Năm 1427, nghĩa quân giành thắng lợi ở Chi Lăng - Xương Giang, tiêu diệt viện binh do Liễu Thăng chỉ huy. Do không có viện binh, Vương Thông phải xin hàng. Ngày 10/12/1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt. Tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
- Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV.
+ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ - một triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.
Tham khảo:
Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi.
- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh.
- Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.
Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy:
- Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
- Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .
- Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.
Tham khảo:
Cuộc khởi nghĩa, thời gian | Địa điểm | Người lãnh đạo | Trận đánh lớn | Kết quả |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) | Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam | Hai Bà Trưng | Hát Môn; Mê Linh; Cổ Loa; Luy Lâu | - Giành được chính quyền trong thời gian ngắn sau đó bị nhà Hán đàn áp. |
Khởi nghĩa Bà Triệu (248) | Cửu Chân | Bà Triệu | Núi Nưa; Núi Tùng; | - Bị nhà Ngô đàn áp. |
Khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603) | Giao Châu | Lý Bí | Long Biên; Dạ Trạch | - Khôi phục nền độc lập, lập nên nhà nước Vạn Xuân. - Giữ được chính quyền trong khoảng 60 năm, sau đó bị nhà Tùy đàn áp. |
Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791) | Tống Bình | Phùng Hưng | Tống Bình | - Giành được chính quyền trong thời gian ngắn; sau đó bị nhà Đường đàn áp. |
Tham khảo!!!
- Bối cảnh: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường đã khiến đời sống của các tầng lớp nhân dân người Việt cực khổ. Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ ngày càng sâu sắc.
- Diễn biến chính:
+ Trong khoảng những năm 766 - 780, Phùng Hưng cùng em trai tập hợp dân chúng khởi nghĩa. Nghĩa quân bao vây rồi đánh chiếm thành Tổng Bình (Hà Nội). Phùng Hưng làm chủ, sắp đặt mọi việc.
+ Khoảng năm 791, sau khi Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An lên nối nghiệp. Chính quyền đô hộ nhà Đường sau đó đưa quân đàn áp, buộc Phùng An phải ra hàng.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí và quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt.
+ Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa này đã cổ vũ tinh thần và góp phần tạo cơ sở cho sự thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ đầu thế kỉ X.