Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Âp - Cham-pa và cư dân Phù Nam :
- Giống nhau :
+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau :
+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.
+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.
Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá.
Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Âp - Cham-pa và cư dân Phù Nam :
- Giống nhau :
+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau :
+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.
+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.
- Giống nhau: + Nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu kết hợp với nghề thủ công. + Ở nhà sàn, có nhiều lễ hội văn hóa dân gian. - Khác nhau
Nội dung so sánh | Cư dân Văn Lang – Âu Lạc | Cư dân Lâm Ấp – Cham pa | Cư dân Phù Nam |
Đời sống kinh tế | Phát triển nghề dệt, làm gốm | Nghề thủ công đóng gạch xây tháp phát triển | Buôn bán phát triển |
Văn hóa – tín ngưỡng | Thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh | Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo | Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo |
Các tín ngưỡng dân gian Việt Nam (nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam):
- Tục thờ cúng tổ tiên.
- Cúng Giao thừa ngoài trời.
- Giỗ tổ Hùng Vương
- Thờ mẫu tam phủ...
Em làm gì để bảo tồn và phát huy tín ngưỡng truyền thống của dân tộc?
- Em cần tìm hiểu,học tập,phát huy những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Không lạm dụng nó để mưu cầu lợi ích cá nhân
- Truyền bá cho các bạn bè quốc tế biết về những tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc
- Trân trọng,giữ gìn,bảo tồn những tín ngưỡng tốt đẹp đó
- Cùng chung tay với mọi người để giữ gìn cảnh quan nơi đền thờ,chùa linh thiêng,...
Nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là gì ?
- Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước, nhất là những người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Bên cạnh chùa chiền, các nhà thờ đạo, những đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.
- Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cũng tổ tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước,..
- Lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.
Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang Âu Lạc và giá trị :
Tín ngưỡng thờ Mặt Trời là một trong những tín ngưỡng của cư dân Văn Lang. Đây cũng là tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Trên mặt trống đồng, thạp đồng thường có hình ảnh mặt trời ở tâm. Ở phương Nam thường lập bàn thờ Thiên Đài – bàn thờ Trời. Ở Việt Nam, thờ mặt trời phổ biến ở dân tộc Ê đê, M’Nông, Dao, Gia Rai…
Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.
* Đời sống vật chất:
- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
- Ở: Tập quán ở nhà sàn.
- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
* Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng:
+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.
- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.