K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2018

Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

Y nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16

Phát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất. Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học...

Phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục.

Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hoá khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...

Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16-18 với những dòng người châu Âu di chuyển sang châu Mĩ, châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang châu Mĩ.

Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.

Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập. Nó cũng thúc đẩy nền thương nghiệp ở châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh.

Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân , gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa.

29 tháng 10 2021

Nguyên nhân và điều kiện

 

 - Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.

 

- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.

 

- Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.

 

- Khoa học kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể:

 

+ Nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết về đại dương.

 

+ La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng.

 

+ Hiểu biết đúng đắn về hình dạng của Trái đất, vẽ được bản đò và hải đồ có ghi các bến cảng.

 

+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, xuất hiện kiểu tàu mới (tàu Ca-ra-ven).

 

- Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước đã tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến.

 

Các cuộc phát kiến địa lý:

Đi - a - xơ đến cực Nam châu Phi.- Va - xcô - đơ Ga - ma đến Tây Nam Ấn Độ.- Cô - lôm -bô tìm ra châu Mĩ.- Me - gien - lan đi vòng quanh trái đất.

24 tháng 12 2021

Chọn D

24 tháng 12 2021

cảm ơn bạn nha

3 tháng 11 2016

1.Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.

 

3 tháng 11 2016

2. Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như sau:

- Người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma cũ rồi chia phần nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc
. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất, vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô
xã hội phong kiến ở Châu Âu hình thành

1. Kể tên những cuộc phát kiến địa lí lớn cuối thế kỉ 15 - đầu thế kỉ 16.Tại sao vào thời kì này lại xuất hiện hàng loạt các cuộc phát kiến địa lí ?Đánh giá hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại 2.Trình bày quá trình hình thành XH phong kiến Châu ÂuNêu đặ trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến Châu Âu3.Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của các thành...
Đọc tiếp

1. Kể tên những cuộc phát kiến địa lí lớn cuối thế kỉ 15 - đầu thế kỉ 16.

Tại sao vào thời kì này lại xuất hiện hàng loạt các cuộc phát kiến địa lí ?

Đánh giá hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại 

2.Trình bày quá trình hình thành XH phong kiến Châu Âu

Nêu đặ trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến Châu Âu

3.Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của các thành thị trung đại

Nhận xét gì về vai trò xuất hiện của các thành thị trung đại đối với XH phong kiến Châu Âu

4.Vì sao xuất hiện phong trào văn hóa Phục Hưng

Nêu nội dung chống phong kiến của giai cấp tư sản.

Đánh giá vai trò của phong trào văn hóa Phục Hưng cuối thế kỉ 14 - đầu thế kỉ 17

5.Trình bày thành tự văn hóa khoa học kĩ thuật tiêu biểu của Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến

Liên hệ một số ảnh hưởng của Văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ đối vs Việt Nam

P/S: Mong mọi người trả lời cho mị, mị đang cần gấp nạ, đề cương giauwx kì của mị đó ! Ai đúng mị tick cho haha

1
3 tháng 1 2023

1.-Các cuộc phát kiến địa lý:

+Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.

+Va-xcô-đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ

+Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

+Ma- gien-lăng đi vòng quanh trái đất.

-Nguyên Nhân:

+Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.

+Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.

+Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.

-Hệ quả:

+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.

+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

+ Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

2.-Quá trình hình thành:

+ Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.

+ Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.

+ Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.

+ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô

-Đặc trưng:Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.

3.-Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.

->Vai trò của thành thị trung đại:

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

 

 

4 tháng 6 2018

Lời giải:

Từ thế kỉ XV, nhu cầu về vàng bạc, hương liệu từ phương Đông của quý tộc và thương nhân châu Âu ngày càng tăng trong khi con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Thổ độc chiếm. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí trong cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

Đáp án cần chọn là: A

11 tháng 6 2021

Tham khảo

* Cuộc chiến thứ nhất:

- Tên gọi: Chiến tranh Nam - Bắc triều

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”(Nam triều).

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra.

- Hậu quả: sản xuất đình trệ, làng mạc bị tàn phá. Nhân dân đói khổ, bị bắt đi lính, đi phu.

* Cuộc chiến thứ hai:                      

- Tên gọi: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

- Nguyên nhân trực tiếp: năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam.

=> Bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn với hai thế lực ở hai miền.

- Hậu quả:

+ Đối với nhân dân: bị lôi kéo vào các cuộc chiến, li tán, đói khổ.

+ Đối với đất nước: ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Chia rẽ sức mạnh dân tộc khi có ngoại xâm đến.

11 tháng 6 2021

tk: 

Cuộc chiến thứ nhất là cuộc chiến Nam-Bắc chiều

-Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc vào năm 1527 sau đó tới năm 1533, 1 võ quân nhà Lê là Nguyễn Kim đã đưa 1 người dòng dõi nhà Lê lên làm vua hai phe này xảy ra chiến sự khốc liệt Nhà Mạc được gọi là Bắc triều còn nhà Lê được gọi là Nam triều

Hậu quả:

-Ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đất nước, đẩy nhân dân vào con đường khổ cực

Cuộc chiến thứ 2: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

-Sau khi Nguyên Kim chết con rể là Trịnh kiểm lên thay chiếm toàn bộ quyền hành người con trai là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam tới đầu thế kỉ XVII cuộc chiến bùng nổ

Hậu quả:

-Gây ra đau thương mất mát cho nhân dân, đặc biệt là về sự phát triển của đất nước.

29 tháng 10 2016

a)

- B. Đi-a-xơ đã đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi năm 1487

- Va-xcô đơ Ga-ma cũng đi qua cực Nam châu Phi và cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ, năm 1598

- Năm 1492,trong hành trình đi về hướng tây để tìm đường sang phương Đông, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ

- Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lan lần đầu tiên đi vòng quuanh Trái Đất hết gần 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522

b) Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu nhưng nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.