Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tờ lịch nhắc tới sự kiện ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
- Em nắm các sự kiện chuẩn bị cho quá trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập có thể tóm lược lại các sự kiện đó như bảng sau:
Mốc thời gian | Sự việc tương ứng |
Ngày 4/5/1945 | Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. |
Ngày 22/8/1945 | Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang) |
Ngày 26/8/1945 | Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng |
Ngày 27/8/1945 | Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ |
Ngày 28- 29/8/1945 | Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. |
Ngày 30-31/8/1945 | Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập |
14h ngày 2/9/1945 | Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào. |
- Ở tờ lịch chỉ cung cấp thời gian, và những thông tin cơ bản về ngày Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam(1945) còn ở văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” người viết đã trình bày rất rõ ràng cụ thể chi tiết quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập đó như thế nào.
Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:
"Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?"
sự hi sinh đó gợi cho em những suy nghĩ,tình cảm: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:
=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
"Ra thế
Lượm ơi !..."
=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
"Thôi rồi, Lượm ơi !"
=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.
"Lượm ơi, còn không ?"
=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.
Sưu tầm:
- Dinh Độc Lập - dấu ấn lịch sử tháng Tư (nguồn: http://vtr.org.vn/dinh-doc-lap-dau-an-lich-su-thang-tu.html)
- Ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Hè vừa qua, trong chuyến ra thăm xứ Huế em đã được theo ba cùng đoàn tham quan đến khu lăng mộ triều Nguyễn.
Lần đầu tiên trong đời, em tận mắt thấy cảnh núi non trùng điệp trải dài đẹp như tranh vẽ, đến tận những rặng Trường Sơn xa mờ tít tắp.
Trước mặt em, lúc ấy, bóng dáng núi Ngự Bình hiện ra sừng sững. Ba em chỉ phía sau kia là cột cờ trước lầu Ngọ Môn. Ba bảo gọi tên là núi Ngự Bình vì núi như bức bình phong của kinh thành.
Xe cứ từ từ lên dốc, lăn bánh giữa những rặng thông xanh mướt. Mọi người trố mắt nhìn. Khu lăng mộ triều Nguyễn đây rồi. Phong cảnh nơi này thật đẹp. Trên đỉnh dốc nhìn xuống, một nhánh nhỏ sông Hương xanh ngắt trôi lững lờ. Trước hết, đoàn ghé Khiêm Lăng với đồi lớn đồi con bao quanh làm thành một bức tường vây bọc đầy bóng thông xanh. Tiếng gió thông vi vu, bất tận tạo nên một không gian tĩnh lặng thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của vua Tự Đức.
Bước lên thềm cao, em cùng đoàn vào cổng lăng. Dọc hai bên sân rộng lót đá là hai hàng tượng trăm quan văn võ bằng đá bất chấp thời gian vẫn nín lặng đứng chầu. Qua sân là vào điện chính. Đó là một ngôi nhà nguy nga, dài rộng bên trong bày đủ các thứ bàn, giường, ghế sập gụ, tủ trà giát vàng khảm ngọc của vua dùng ngày trước.
Sau đó là khu mộ nằm trong một vòng tường thành cao ngất có hai cánh cửa đóng nặng nề. Rẽ sang phải là một dòng suối chảy ra từ lòng đá. Đẹp và thơ mộng nhất là nhà thuỷ tạ nằm trên hồ sen đầy hoa nở.
Người thuyết minh cho biết khu lăng mộ đã xây dựng mất rất nhiều năm, tốn biết bao công sức và tiền của của nhân dân. Chính chốn này là nguồn gốc phát khởi hai câu ca dao:
Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.
Đến đây, em mới thấy được khối óc và bàn tay tài hoa của những người lao động Việt Nam, thấy dược sự bóc lột tàn nhẫn của vua quan phong kiến và nỗi đau bất tận của dân lành thời ấy!
Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta rất nhiều niềm vui. Thú vui đầu tiên là được đi đây đó ngắm nhìn thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống ở những nơi xa xôi. Cùng sống trên một đất nước, một hành tinh nhưng điều kiện tự nhiên nơi ta đang sống và nhiều nơi rất khác nhau. Được đến những vùng biển mênh mông nắng vàng, nước xanh, cát trắng mà nô giỡn với bao con sóng bạc đầu thì thật thú vị. Hay được đến những đỉnh núi cao chót vót, giữa mây trời trắng xoá mà hét lên một tiếng để đồi núi vọng về âm thanh tha thiết ấy thì cảm động biết bao! Không chỉ vậy, đến những vùng đất xa xôi ta còn được biết đến bao phong tục, tập quán lạ lùng. Đó là tục cướp vợ của người Mông, là họp chợ tình của Sa Pa, là chợ Viềng bán rủi cầu may,... Đó còn là Tết con trai của đất nước Nhật Bản, hội thi đấu bò tót Tây Ban Nha, cuộc thi uống bia của người Đức….. Thật là mỗi vùng đất một màu vẻ. Qua những điều mắt thấy tai nghe, điều thú vị lớn nhất là chúng ta học hỏi được nhiều điểu bổ ích. Nói như cha ông ta, đó là "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".Ta có thể học hỏi, giao lưu với các vùng đất khác những cái hay, cái đẹp. Đó là sự giao lưu về văn hoá, kinh tế. Ta có thể học được cách đan thổ cẩm của người Mông, cách nấu cơm nếp của người Thái,... Ta cũng có thể học được ở người Nhật sự chịu khó cần cù và sức sáng tạo không ngừng nghỉ; học ở người Mĩ sự tự do, phóng khoáng,... Chính bởi những chuyến tham quan du lịch đem lại cho ta nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích vậy nên mỗi chúng ta cần có ý thức đúng đắn đối với việc tham quan học hỏi ở những vùng đất khác lạ.
Trả lời
Văn Miếu - Xích Đằng
Văn Miếu Hưng Yên là Văn Miếu hàng tỉnh, còn gọi là Văn Miếu - Xích Đằng, xây dựng năm Minh Mạng thứ 20 (năm 1839) trên khu đất cao, rộng khoảng 4.000 m2, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên. Văn Miếu - Xích Đằng hiện còn lưu giữ 9 tấm bia đá, trong đó 8 tấm bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888) và 01 tấm bia lập năm Bảo Đại thứ 18 (năm 1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng của khoa cử nho học, 138 vị đỗ đại khoa được lưu danh. Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ (đời Trần); Trạng nguyên Nguyễn Kỳ, người xã Bình Dân, huyện Khoái Châu (triều Mạc). Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.
Trước đây, vào các ngày 10 tháng giêng và 14 tháng 8 tại Văn Miếu - Xích Đằng đều tổ chức tế lễ Khổng Tử, các quan lại đương triều về dự rất đông.
Trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu - Xích Đằng vẫn lưu giữ khá nguyên vẹn kiến trúc ban đầu gồm: tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dãy tả vu, hữu vu. Văn Miếu Hưng Yên đã trở thành biểu tượng về văn hoá, văn hiến của tỉnh Hưng Yên.
Câu 1 :
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
Câu 2 :
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
1 .
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
2.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng cho Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội. Để đến tham quan Hồ Gươm, chúng ta có thể đi từ nhiều con đường khác nhau như Hàng Bài, Tràng Thi, Hàng Khay hay các khu phố cổ, Hồ Gươm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, là nơi kết nối giữa các phố cổ với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch lại cách đây hơn một thế kỷ. Chắc hẳn chúng ta đều biết Hồ Gươm chính là một dòng chảy còn sót lại của sông Hồng. Cách đây hàng trăm năm về trước, Hồ Gươm ăn thông với sông Hồng, là một nhánh nhận nước của sông Hồng, chạy dài qua các phố Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối,.. Từ thế kỉ XIX, khi nước ta đang bị thực dân Pháp cai trị, do sông Hồng đổi dâng nên Hồ Gươm chỉ còn là một sông nhỏ chạy qua Hàm Cá Mập (bến tàu điện một thời). Vì thế, để qua sông, người Pháp đã bắc một chiếc cầu bằng gỗ và dần dần san đất. Và ngày nay, nơi đó chính là phố cầu Gỗ mà ai cũng biết.
1. - Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dan tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính cùa Trung Quốc.
- Sự tồn tại của nhà nước Vạn Xuân trong hơn nửa thế kỉ là sự cổ vũ to lớn đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó.
5. Diễn biến
Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10 — 938. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Cống Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.
Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả lua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc bị tiêu diệt.
Ý nghĩa
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Mình trả lời cho ban cau1 thôi nhé
Việc đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện ước muốn của Lý Bí được tự do,hòa bình ,trường tồn mãi mãi,khảng định ý chí giành lại đọc lập
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
- Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ