K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

Bối cảnh thế giới:

- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.

- Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

- Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản.

- Sự hình thành trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng chiến tranh lạnh cũng tác động to lớn đến tình hình Việt Nam.

Bối cảnh trong nước:

- Nhân dân đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng những quyền lợi do chế độ mới mang lại nên đồng lòng ủng hộ cách mạng.

- Cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: Quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào Việt Nam, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng, trên đất nước vẫn còn khoảng sáu vạn quân Nhật chờ giải giáp,...

- Chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, ...

- Chính phủ Pháp quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh, đồng thời cử Đác-giăng-li-ơ làm Cao ủy ở Đông Dương nhằm thực hiện dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa.

8 tháng 5 2017

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.

- Nhờ có hệ thống chính quyền nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc được thống nhất, mở rộng, lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.

- Có sự đoàn kết, giúp đỡ của hai nước Lào, Campuchia, hình thành liên minh chiến đấu chung trong khu vực Đông Dương.

- Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới.

* Ý nghĩa:

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.

- Giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.

19 tháng 10 2019

Đáp án D

22 tháng 10 2019

ĐÁP ÁN D

29 tháng 2 2016

- Nguyên nhân thắng lợi :

          Cuộc kháng chiến chống Pháp có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.

          Nhờ có, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lðợng vũ trang sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn.

          Đó là thắng lợi của tình đoàn kết giữa nhân dân 3 nước Đông Dương trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác, cũng như sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

- Ý nghĩa lịch sử :

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta.

Miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là một đòn mạnh giáng vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc , góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.

Thắng lợi này cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.

 

15 tháng 6 2018

Đáp án C
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao (chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ). cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược (cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh)

5 tháng 2 2016
  • Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch Biên giới.
  • Hòan cảnh lịch sử: bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm nhiều thuận lợi:

- Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nứớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

- Ngày 18/1/1950, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 30/1/1950 chính phủ Liên Xô và trong vòng một tháng sau, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Công hòa. Đây là thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.

  • Chủ trương của ta: tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
  • Ý nghĩa: với chiến thắng biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông. Quân đội ta đã trưởng thành, giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
15 tháng 10 2019

Đáp án D

- Đáp án A, B, C loại vì hậu phương không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến; hậu phương không chỉ cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến mà còn tham gia kháng chiến. Ví dụ như trong cuộc chiến đấu chống 2 lần chiến tranh phá hoại của Mĩ.

- Đáp án D đúng vì tiền tuyến và hậu phương không có sự phân biệt rạch ròi về mặt không gian. Hậu phương cũng có thể trở thành tiền tuyến bất kì lúc nào, tùy thuộc vào tình hình thực tế

31 tháng 3 2018

Đáp án D
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trong về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

12 tháng 4 2019

Đáp án D

Cuôc kháng chiến chống Pháp xâm lược được hoàn thành nhưng chỉ miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm. Chính vì thế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước vẫn chưa được hoàn thành.