Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Bảo vệ biên giới Tây Nam:
- Tháng 5 - 1975 Khơme đỏ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó chiếm đảo Thổ Chu.
- Ngày 22 - 12 - 1978, chúng huy động bộ binh, pháo binh tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước ta.
- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta đã tiêu diệt và quét sạch bọn chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta.
- Theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội Việt Nam kết hợp với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, tiêu diệt Pôn Pốt.
- Ngày 7 - 1 - 1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.
* Bảo vệ biên giới phía Bắc:
- Ngày 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
- Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân ta đã đứng lên chiến đấu, đến ngày 18 - 3 - 1979, Trung Quốc rút khỏi nước ta.
Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1979 là hai cuộc đấu tranh *
A. mang tính chính nghĩa.
B. diễn ra trường kì.
C. thể hiện sự đối đấu Đông – Tây.
D. giành chính quyền.
- 1/1/1959: nước Cộng hòa Cuba ra đời.
- 1964: phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi, buộc Mĩ phải từ bỏ quyền chiếm kênh đào.
- 1983: ở vùng Caribê đã có 13 quốc gia độc lập.
- Nhiều cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh , biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy”.
- Chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đều cố gắng củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị, xã hội. Tìm cách liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa của mình.
- Nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha đã ra nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu.
1. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.
-Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ (trừ Thái Lan) ,sau đó là Nhật Bản .
-Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng .
-Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Thí dụ :
+ Việt Nam : Cách mạng thàng Tám thành công , tuyên bố độc lập 2-9-1945.
+ In-đô-nê-xi-a độc lập 17.08.1945
+ Lào 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy ,12/10/1945 tuyên bố độc lập.
+ Miến Điện ,Mã lai, Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ .
-Nhưng thực dân Âu – Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược . Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam và Hiệp Định Giơ ne vơ về Đông Dương , khiến Pháp phải rút khỏi Đông Dương ,năm 1975 Đông dương độc lập .
-Bru-nây độc lập tháng 01.1984,Indonesia 08.1945
2.Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-ĐNA gồm 11 nước , rộng lớn , đông dân , có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, có nét tương đồng về lịch sử , văn hoá.
-Trước Thế chiến II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ trừ Thái Lan , phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. Đảng Cộng sản thành lập ở In đô nê xia, Việt Nam .
-Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng ,Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.:Việt Nam 2-9-1945,In-đô-nê-xi-a độc lập 08.1945,Lào 10/1945 ,Miến Điện ,Mã lai, Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ .
-Nhưng sau Thế chiến II ,thực dân Âu – Mỹ tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn.
Thí dụ :Phi-líp-pin 07.1946; Mi-an-ma10-.1947 tháng 01.1948 Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập ; Ma-lay-xi-a 08.1957,tháng 9-1963 Liên bang Mã lai ra đời ;Xingapo 06.1959- tháng1 8- 1965 tách khỏi Liên bang Mã Lai ; Đông Dương 1975; Bru-nây1984; Đông Timo 05.2002.
- Trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) do Mỹ lập ra (9-1954) để chống lại ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á , sau thắng lợi của cách mạng Đông Dương , khối này giải thể ( 6-1977) 05.2002
* Quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á .
- Trước chiến tranh thế giới II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu - Mỹ (trừ Thái Lan)
- Trong chiến tranh thế giới II: là thuộc địa của Nhật
- Sau chiến tranh thế giới II: các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập như Inđônêxia, Việt Nam, Lào
- Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm Đông Nam Á, nhưng đã thất bại và buộc phải trao trả độc lập.
- Tới giữa những năm 50, nhiều nước Đông Nam Á giành được độc lập như Philippin, Miến Điện, In-đô-nê-xia…
- Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của ba nước Đông Dương giành thắng lợi, với Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
* Những biến đổi quan trọng:
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, lần lượt các nước Đông Nam Á giành được độc lập
- Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng, phát triển kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn , tiêu biểu như Singapo “Con rồng” Châu Á .
- Đến nay hầu hết các quốc gia Đông Nam Á ( trừ Đông Ti Mo ) đã gia nhập tổ chức ASEAN
Đáp án C
Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-946, ta hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam Việt Nam. Đối với Trung Hoa Dân Quốc, ta nhân nhượng một só quyền lợi nhất định về chính trị và kinh tế nhưng không đánh mất chủ quyền dân tộc.
- Từ ngày 6-3-1946 đến trước 19-12-1946: khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc câu kết với nhay và kí Hiêp ước Hoa – Pháp, ta nhân nhượng với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta. Trong nội dung của Hiệp định Sơ bộ chỉ đồng ý cho Pháp đưa 15000 quân ra miền Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật nhưng phải rút dân trong vòng 5 năm. Đồng thời, hai bên phải ngừng bắn và giữ quân đội của mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi để đi đến đàm phán chính thức.
=> Chính sách của đang linh hoạt, mềm dẻo và Đảng ta có thể nhân nhượng một số quyền lợi nhưng chủ quyền dân tộc sẽ luôn được giữ
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thuỷ binh ở Bombay (1946) và các cuộc bãi công của 40 vạn công nhân ở Cancútta (1947).
Trước sức ép đó, thực dân Anh đã thực hiện chính sách thâm độc "chia để trị", chia Ấn Độ thành hai nước theo quy chế tự trị dựa trên đặc điểm tôn giáo : Ấn Độ của người Ấn Độ giáo và Pakixtan của người Hồi giáo. Ngày 15-8-1947, Ấn Độ tách thành hai quốc gia.
Không thoả mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập hoàn toàn và thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ, xoá bỏ mọi lệ thuộc vào thực dân Anh.
Sự thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đáp án C
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị. Cụ thể:
- Trong khi đẩy mạnh tấn công định bằng đấu tranh vũ trang, ta không quên tấn công đối phương mạnh mẽ bằng đấu tranh chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị nhằm đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện
=> Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng, từ hình thức thấp đến hình thức cao.
- Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tuyền tuyến và trực tiếp tiến công đối phương bằng nhiều hình thức phong phú như:
+ Đấu tranh chính trị trực diện với đối phương.
+ Nổi dậy giành chính quyền với mức độ làm chủ khác nhau.
+ Tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính đối phương…
- Hoạt động quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vũ trang được toàn dân tự giác cùng chiến đấu, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng.
- Ta tiến công đối phương bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công đối phương cả trước mặt và sau lưng, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh đối phương trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị.
Diễn biến chính cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc:
- Giai đoạn 1979 - 1984:
+ 17/2/1979: Quân Trung Quốc bất ngờ tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
+ Quân và dân ta chiến đấu anh dũng, kiên cường, đẩy lùi quân xâm lược Trung Quốc.
+ Tháng 3/1979: Quân Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam, nhưng vẫn tiếp tục gây căng thẳng, khiêu khích ở biên giới.
- Giai đoạn 1984 - 1989:
+ Trung Quốc tập trung lực lượng tấn công vào khu vực Vị Xuyên (Hà Giang).
+ Quân và dân ta chiến đấu anh dũng, bảo vệ từng tấc đất quê hương.
+ Trung Quốc rút toàn bộ quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc tháng 10/1989.