Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- MB 1:
+ Giới thiệu trực tiếp ngắn gọn vấn đề, khái quát về tác phẩm, nội dung cần nghị luận
+ Ưu điểm: nhấn mạnh phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề
- MB 2:
+ Gợi mở vấn đề liên quan nội dung chính qua luận cứ, luận chứng
+ Ưu: giới thiệu tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho sự tiếp nhận
Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để khẳng định giá trị của bài văn tế.
Đáp án cần chọn là: A
- Từ ấy (1937 - 1946)
- Việt Bắc (1946 - 1954)
- Gió lộng (1955 - 1961)
- Ra trận (1962 - 1971)
- Máu và hoa (1971 - 1977)
Đáp án cần chọn là: D
Mị là nhân vật chính của Tây Nguyên “Vợ chồng A Phủ” trong lời kể trầm buồn mở đầu tác phẩm, hình ảnh Mị đã mang đến cho người đọc một sự ám ảnh sâu sắc: “Ai ở xa về, có việc vào nhà Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi đay bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Đó là tư thế vẻ mặt của một người cam chịu làm nô lệ, không dám ngẩng đầu, cô chìm vào trong lao động khổ sai và lần như lần nào các vật vô tri: quay sợi, tảng đá, tàu ngựa
Theo lời kể chuyện, cuộc đời Mị dần hiện lên như một cuốn phim. Thuở thiếu nữ, Mị là một cô gái Mèo xinh đẹp, thùy mị, nết na, tài hoa, hiền lành, yêu đời và vui sống. Mị làm siêu lòng bao chàng trai Mông: “những đêm tình mùa xuân đến, trai đứng nhẫn cả bức vách đầu buồng Mị” Mị rất nhạy cảm với cái đẹp bao nhiêu rung động của tâm hồn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng, của người tình Mị gửi vào tiếng sáo: “có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị cũng có một tình yêu, có điệu gõ vách hẹn hò và ngón tay đeo nhẫn. Tâm hồn thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa ấy đã rộng mở để đón nhận hương hoa của cuộc đời.
Nhưng tất cả đã chấm dứt trong cái đêm ai oán khi Mị bị bắt cóc về nhà thống lý Pá Tra trong tiếng nhạc sinh tiền cúng ma, cô đã trở thành con dâu nhà thống lý để trả món nợ hôn nhân từ đời cha mẹ để lại. Mị trở thành con dâu gạt nợ là người con gái hiếu hạnh và cũng là cô gái trong trắng, yêu đời, khao khát được sống được yêu thương, Mị đã tìm cách cứu cha, cứu mình, cô van xin cha: “con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Lòng hiếu hạnh của cô gái Mông trong trắng ngây thơ không chống lại được hoàn cảnh và uy quyền của cha con nhà thống lý. Cô bị chúng biến thành nô lệ trung thân.
Những ngày đầu làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, Mị thấm thía nỗi đau của một cuộc đời bị tước đoạt: “Có đến mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc”. Mị tìm đến lá ngón mong kết thúc cuộc sống không đáng sống. Cô Mị hiếu thảo trước khi ăn lá ngón đã về lạy cha để vĩnh biệt và xin người cha khốn khổ cho mình được chết. Vì những lời nói thống thiết của cha già, Mị không thể chết. Mị đành ném nắm lá ngón, quay lại nhà thống lý, chấp nhận cuộc đời nô lệ.
Ngày tháng trôi qua lạnh lùng “ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen rồi”. Tháng ngày của Mị là công việc, những công việc giống nhau, nối tiếp nhau, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán”. Ăn tết xong thì đi lên núi hái thuốc phiện, giữa năm giặt đay se đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp”. Mị đã trở thành công cụ trong nhà thống lý Pá Tra “dù làm gì trong tay cô lúc nào cũng có bó đay để tuốt thành sợi”. Những nhọc nhằn về thể xác đã khiến tinh thần Mị tê liệt. Nhà văn đã dùng phép so sánh nghệ thuật đau đớn “ Mị như con trâu con ngựa. Mị không bằng con trâu con ngựa. Mị như con rùa lùi lũi trong xó cửa” cách so sánh ấy đã cực tả nỗi đau của kiếp người là kiếp vật. Có thể nói rằng Mị đã bị bóc lột một cách trọn vẹn, bị tước đoạt cả về ý thức thời gian không gian “ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”
Mị còn mang một nỗi ám ảnh ghê gớm: “Con ma nhà thống lý, dù bị A Sử tra tấn tàn bạo, Mị không bao giờ nghĩ đến chuyện phản kháng.
Mị là hiện thân của sự bất hạnh của người phụ nữ miền núi thời phong kiến, nạn nhân của thần quyền và thần quyền.
Người đàn bà của làng chài là hiện thân của người phụ nữ lao động vùng biển thời hậu chiến. Nếu nhân vật Mị hiện trước mắt người đọc qua lời trần thuật của Tô Hoài thì người đàn bà làng chài xuất hiện qua một tình huống mang tính nhận thức. Đó là tình huống của nghệ sĩ Phùng chụp được một tấm ảnh đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, chụp chiếc thuyền ngoài xa. Khi chiếc thuyền vào bờ người nghệ sĩ đã phải chứng kiến một cảnh đời cay cực ngang trái: “Người chồng tới tấp đánh vợ, đứa con ngăn bố với tốc độ thù ghét”.
Người đàn bà trong mắt của nghệ sĩ luôn săn tìm cái đẹp là “người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người phụ nữ ấy gây ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn lam lũ. Nhà văn miêu tả nhân vật của mình một cách chân thật đến từng chi tiết khiến người đọc cảm giác người đàn bà từ chiếc thuyền lưới vó bước thẳng vào trang giấy. Hình ảnh chị với “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng” gợi bao xót xa thương cảm. Người đàn bà đã tự kể về mình “từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một trận đậu mùa nữa” một ngoại hình thiệt thòi, việc lấy chồng của chị cũng là việc không bình thường: “cũng vì xấu. Trong phố không ai lấy. Tôi chủ động có mang với một anh chàng trai nhà hàng chài giữa phố hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”. Lời tâm sự của chị dấy lên trong lòng người đọc sự đồng cảm với người phụ nữ kém may mắn. Hạnh phúc đến với chị khó khăn, chật vật biết nhường nào. Khát vọng lớn nhất của chị là có được chiếc thuyền rộng rãi và có đủ gạo để nuôi sống đàn con. Trong cảnh túng quấn, người chồng thay đổi tâm tính. Anh ta cho rằng nỗi khổ của mình là do đám vợ con đông đúc gây nên. Anh đã không bỏ mặc vợ con nhưng càng lao vào con đường kiếm sống gian nan, anh ta càng rơi vào bế tắc. Hệ quả tất yếu là anh ta trở nên dữ tợn, biến vợ thành nô lệ cho những hành động xâm hại lỗ mãng của mình.
Tác giả dành khá nhiều chi tiết để làm nổi bật vẻ cam chịu của người đàn bà, từ khuôn mặt mệt mỏi, cặp mắt nhìn xuống chân đến vẻ mặt lúng túng khi đi vào công sở: “Nếu như có một thoáng nào đó người đàn bà lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ đến thế mà thôi, chỉ vừa đủ để kích thích trí tò mò của chúng tôi” rồi lại trở về trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi vẫn là người đàn bà đầy lúng túng sợ sệt. Đặc biệt lạ là hành động vái lạy của chị. Lần thứ nhất như lời van xin của đứa con trai đừng làm điều gì dại dột với bố khi thằng bé bênh mẹ, lao vào trả thù bố. Lần thứ hai hành động đó lặp lại với Đẩu vị chánh án đang ra sức bảo vệ công lý, với những đề nghị khẩn thiết: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
Nếu trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài nhân vật Mị với so sánh tiềm tàng đã phản kháng, chờ có cơ hội thoát khỏi những đọa đầy thì người đàn bà thầm lặng chịu mọi đớn đau dù bị chồng thường xuyên đánh đập: “ba ngày một trận nhẹ….” Chị hiểu rằng những trận đòn của chồng bắt nguồn từ sự ức chế tâm lý: “… là lão xách tôi ra đánh … cũng như đàn ông khác uống rượu”. Chị nhớ rất rõ điểm tốt của chồng để biện hộ cho những hành động tội ác của anh ta: “Lão chồng tôi khi ấy là một chàng trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Chị tha thiết xin quý tòa đừng bắt mình phải ly dị lão chồng vũ phu ấy. Với chị đàn bà vùng biển: “Phải gánh lấy cái khổ”, “đàn bà ở thuyền đôi chúng tôi phải sống cho con chứ, không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Điều duy nhất chị dành cho mình là việc xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh vì không muốn các con phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ”. Nếu có một lúc nào đó khuôn mặt người đàn bà sáng lên nụ cười hạnh phúc là lúc chị nhớ đến “ ở trên thuyền cũng có lúc việc chúng ta sống hòa thuận vui vẻ”. Đó là những giây phút hiếm hoi quá ít ỏi so với những trận đòn cơm bữa của chồng, sự hòa thuận vui vẻ đó như những đốm sáng lóc lên trong cuộc đời tăm tối dài dằng dặc của chị.
Song nếu như người đàn bà thuận theo sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu sẽ ly dị lão chồng độc ác thì: cuộc đời người đàn bà sẽ đi về đâu? Ai sẽ giúp mụ nuôi những đứa con. Như thế với cái nhìn của người ngoài, người đàn bà ấy bất hạnh, trong khi đàn bà ấy ý thức rằng được ở với người chồng vũ phu đã là một may mắn hạnh phúc. Đó là cái hạnh phúc dựa trên nỗi đắng cay, hạnh phúc được nhờ sự hy sinh.
Nguyễn Minh Châu chỉ gọi nhân vật của mình là người đàn bà một cách phiếm định, đó là dụng ý của nhà văn. Ông muốn nói hộ người đàn bà vô danh ở những vùng biển suốt một dải non sông, bao nỗi niềm đau thương, bao nhiêu giọt nước mắt tủi hổ của người đàn bà mà đời không nhìn thấy. Thấp thoáng trong chị là bóng dáng biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hy sinh.
Nhân vật Mị và người đàn bà làng chài đều là những nhân vật bé nhỏ nạn nhân của hoàn cảnh. Tội ác của phong kiến chúa đất đã biến Mị thành con dâu gạt nợ kiếp người thành kiếp vật, còn người đàn bà là nạn nhân của tình trạng đói nghèo và nhận thức tăm tối. Khát vọng sống mãnh liệt đã khiến Mị vùng dậy, đổi đời nhờ cách mạng. Với người đàn bà làng chài, Nguyễn Minh Châu khiến người đọc luôn day dứt về số phận người phụ nữ thời hậu chiến. Công cuộc giải phóng dân tộc chúng ta đã hoàn thành vẻ vang nhưng ở đâu đó vẫn còn những phận người khốn khổ chưa được giải thoát. Hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến chống đói nghèo tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm. Và chừng nào chưa thoát được đói nghèo, người phải chung sống với cái xấu cái ác. Và nữa qua nhân vật người đàn bà Nguyễn Minh Châu còn gửi gắm những quan điểm nghệ thuật: mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và đời sống, yêu cầu hiểu biết và bản lĩnh trung thực của người nghệ sĩ, chủ nghĩa nhân đạo trong như thế trong thể xa lạ với sự vật cụ thể của con người.
So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" với người đàn bà làng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"
1 câu trả lời
-BPTT: so sánh "một bông hoa rất trắng" với "miền đất mới khai sinh"
Em bik vậy thôi, TD em chịu
#2k12
Phần đông chiến sĩ TâyTiến (trong đó có Quang Dũng) vốn là sinh viên học sinh Hà Nội .
Đây là đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, chiến đấu trên địa bàn rừng núi rộng lớn và hiểm trở
( miền Tây Bắc bộ VN – vùng thượng Lào). Sinh hoạt của chiến sĩ TT vô cùng thiếu thốn, gian khổ, đặc biệt là sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan và dũng cảm chiến đấu .
Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó rồi chuyển sang đơn vị khác.
Nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết bài thơ “ Tây Tiến” năm 1948 .
Giá trị nghệ thuật của văn bản:
+ Văn phong gần gũi, thân tình, chia sẻ tâm huyết, quan niệm và tình cảm chân thành với những người đồng nghiệp về thơ ca.
+ Nghệ thuật lập luận hấp dẫn: hệ thống lập luận chặt chẽ tiến bộ, trải nghiệm sâu sắc, tư duy sắc bén, hình ảnh sống động, từ ngữ sắc sảo, dẫn chứng giàu sức lay động.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn chính luận và trữ tình, nhiều câu nhiều đoạn mềm mại, giàu chất thơ.
Đáp án cần chọn là: D
Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và so sánh hai tác phẩm thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam: "Tây Tiến” của Quang Dũng và "Đồng chí” của Chính Hữu . Hai tác phẩm này đã làm nổi bật hình tượng người lính hiên ngang, kiên cường nhưng cũng rất đỗi mơ mộng, lạc quan, yêu đời.
"Tây Tiến" và "Đồng chí" là hai tác phẩm thơ tiêu biểu cho hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại thể hiện những nét riêng biệt về vẻ đẹp của người lính.
Về đề tài: "Tây Tiến" miêu tả hình ảnh đoàn binh Tây Tiến và con người Tây Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ tập trung khắc họa vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn và bi tráng của đoàn binh Tây Tiến."Đồng chí" tập trung miêu tả chân dung người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những phẩm chất cao đẹp. Bài thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người lính.
Về cảm hứng: "Tây Tiến" thể hiện cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Lãng mạn thể hiện qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc và vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến. Bi tráng thể hiện qua bi kịch hy sinh của đoàn binh Tây Tiến. "Đồng chí" thể hiện cảm hứng hiện thực kết hợp với lãng mạn. Hiện thực thể hiện qua việc khắc họa chân dung người lính giản dị, mộc mạc. Lãng mạn thể hiện qua tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
Bên cạnh đó về giọng điệu: "Tây Tiến" có giọng điệu đa dạng, khi bi tráng, hào hùng, khi trữ tình, bâng khuâng. "Đồng chí" có giọng điệu chủ yếu là bình dị, mộc mạc, gần gũi. Về ngôn ngữ được sử dụng trong thơ: "Tây Tiến" sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tác giả."Đồng chí" sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gần gũi với đời sống của người lính. Trong "Tây Tiến" nhà thơ Quang Dũng sử dụng nhiều hình ảnh thơ hùng vĩ, tráng lệ, thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng của đoàn binh Tây Tiến. "Đồng chí" thì sử dụng những hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lính.
Cả hai tác phẩm đều thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng đối với người lính. Cả hai tác phẩm đều sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tác giả. "Tây Tiến" tập trung miêu tả vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn và bi tráng của đoàn binh Tây Tiến. "Đồng chí" tập trung miêu tả chân dung người lính giản dị, mộc mạc với những phẩm chất cao đẹp.
"Tây Tiến" và "Đồng chí" là hai tác phẩm thơ xuất sắc của văn học Việt Nam, thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng đối với người lính. Mỗi tác phẩm có những nét đặc sắc riêng, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh về người lính trong thơ ca Việt Nam.
Trên đây là phần trình bày so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện của em, rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của các thầy cô và các bạn.