K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2018

- Ấn Độ giáo: ra đời đầu thiên niên kỉ I trrước Công nguyên tại Ấn Độ.

- Phật Giáo ra đời vào thế kỉ VI Công nguyên, tại Ấn Độ.

- Ki-tô giáo ra đời vào đầu Công nguyên, tại Pa-let-xtin.

- Hồi giáo: ra đời vào thế kỉ VII sau Công nguyên, tại Ả-rập- Xê-út

29 tháng 9 2018

Hướng dẫn trả lời.

Tôn giáoĐịa điểmThời điểm ra đời
Phật giáoẤn ĐộThế kỉ VI trước Công nguyên
Ấn Độ giáoẤn ĐộThế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên.
Ki-tô giáoPa-le-xtinTừ đầu Công nguyên
Hồi giáoA-rập-Xê-útThế kỉ VII sau công nguyên.

Mỗi tôn giáo thờ một hoặc một số vị thần khác nhau. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.

.......

.........

30 tháng 10 2020

                                                                                            Bài làm :

         Châu Á là 1 châu lục đa tôn giáo trên thế giới nhưng tôn giáo gây cho em nhiều ấn tượng nhất là Phật Giáo . Phật giáo là 1 trong những tôn giáo chính của Việt Nam .Theo Phật Giáo , con người sau khi chết sẽ được luân hồi . Nếu khi còn sống gây ra nhiều tội thì khi chết sẽ phải xuống địa ngục nhận sự hình phạt thích đáng . Ngược lại nếu khi sống không có tội lỗi gì thì sẽ được lên thiên đàng cùng với Phật Tổ còn nếu như khi còn sống phạm ít tội lỗi thì sẽ được luân hồi làm người , phạm tội nặng thì sẽ được luân hồi làm vật để hối cải . Từ đó chúng ta có thể thấy được khi trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát triển con người rất là mê tín tin vào những truyền thuyết và tôn giáo .

( Cô giáo nói thế trong giờ Địa (: )

30 tháng 10 2020

đây là môn địa nhé mn

2 tháng 1 2020

C1: C. Tây Tạng

C2: D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất trong các châu

Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:a) Em sẽ lựa chọn các luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây:- Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.- Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.- Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi sự áp bức và sự lệ thuộc vào...
Đọc tiếp

Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:

a) Em sẽ lựa chọn các luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây:

- Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.

- Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.

- Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi sự áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.

- Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.

- Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời.

- Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.

- Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai.

b) Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn (và đã sửa lại, nếu cần) theo trình tự nào? Vì sao?

1
10 tháng 9 2018

 - Các luận điểm được lựa chọn phải giải quyết được vấn đề giáo dục là chìa khóa của tương lai. Những luận điểm không liên quan tới vấn đề then chốt của tương lai thì cần gạt bỏ. Những luận điểm chưa làm rõ vấn đề chìa khóa của tương lai thì cần gạt bỏ.

  - Hệ thống luận điểm có thể sắp xếp như sau:

    + Giáo dục luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

    + Giáo dục càng có ý nghĩa đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.

    + Giáo dục trực tiếp đào tạo ra những chủ nhân của xã hội tương lai.

    + Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỉ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái… đem lại công bằng, dân chủ, văn minh.

    + Giáo dục là chìa khóa của tương lai.

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.

Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!

29 tháng 7 2021

Tham khảo:

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Cre: mạng

7 tháng 12 2016

"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Cuối truyện, Nam Cao kể về cái chết "dữ dội’, cái "chết bất thình lình" của Lão Hạc. Là láng giềng "Tắt lửa tối đèn có nhau", ông giáo là nơi nương tựa tinh thần của lão Hạc trong những tháng ngày lão sống trong bi kịch: già nua, cô đơn, bệnh tật, nghèo khổ... Ông giáo là nơi để lão Hạc gửi gắm bao nỗi niềm, san sẻ một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ kkoai... Lão Hạc đã từng kể cho ông giáo nghe chuyện bán cậu Vàng, lão vừa kể vừa khóc. Ông giáo đã từng "thấy" luôn mấy hôm, lão Hạc chi ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, củ láy,... Sự nghèo khổ đã dồn lão Hạc đến bước đường cùng, nhưng vốn giàu lòng tự trọng, lão đã "từ chối, một cách gần như là hách dịch" trước sự giúp đỡ "ngấm ngầm" của ông giáo, và lão cứ xa dần ông giáo.... Lão Hạc đã từng gửi ông giáo ba sào vườn cho cậu con trai đi phu đồn điền mãi chưa về, lão cũng gửi lại ông giáo ha mươi đồng bạc để "lỡ có chết'' thì "gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiều thì nhờ hàng xóm cả". Lão Hạc hiền lành quá, chất phác và lương thiện quá, nhưng tại sao Binh Tư - một kẻ làm nghề ăn trộm - lại "bĩu môi" nói với ông giáo chuyện lão Hạc xin hắn cái bả chó. Hắn thì thầm:

"Lão bảo có ***** nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu".

Ông giáo "trố to đôi mắt ngạc nhiên". Ông giáo "ngổn ngang" băn khoăn, buồn. Ông cất tiếng than cho "nỗi đời cay cực".

"Hỡi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm điều như ai hết... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì đã lừa một con chó!... Một người nhịn ăn lẽ tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...".

Qua câu nói của Binh Tư, niềm tin yêu của ông giáo đối với lão Hạc bị rạn nứt". Ông giáo buồn vì cảm thấy cuộc đời quá đen tối, "mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Những người lương thiện, đáng kính như lão Hạc đã và đang bị xô đẩy, bị nhấn chìm vào đáy vũng bùn nhơ của cái xã hội thực dân nửa phong kiến.

Tính tình huống và ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật đã làm nổi bật cái chết "bất thình lình” đầy bi kịch của lão Hạc, đồng thời tô đậm giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện "Lão Hạc".

Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ, "Không! Cuộc

đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".

Chỉ có ông giáo và Binh Tư "hiểu" cái chết "dữ dội", cái chết "bất thình lình" của lão Hạc; "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc,... tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên...". Lão Hạc đã chết sau hai giờ "vật vã". Cái chết của lão Hạc đã biểu lộ một tâm thế "thác trongcòn hơn sống đục". Cụ đã để lại cho anh con trai đi phu đồn điền chưa về ba sào vườn trọn vẹn, "cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...". "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" là như thế! Ông giáo đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ về lòng lương thiện tốt đẹp của con người. Lão Hạc ăn bả chó để quyên sinh, quyết giữ lấy bản chất lương thiện tốt đẹp của mình. Ánh sáng nhân văn bừng lên trong văn của Nam Cao qua lời độc thoại của ông giáo.

Cuộc đời "hay vẫn chưa dáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc, cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.

 

Đọc truyện "Lão Hạc", ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất là những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.

Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.


 

12 tháng 9 2019
  • Trang chủ diễn đàn tin học công nghệ
  • FORUM
  • MÁY TÍNH
  • ĐIỆN THOẠI
  • CÔNG NGHỆ
  • HỎI ĐÁP NHANH
  • Đăng ký
  •    

  • Hoạt Động
  •  
  • Nội Quy
  •  
  • Tiện Ích
  • Trang Chủ
  • Diễn Đàn
  • Kiến thức
  • Các môn học
  • Văn mẫu
  • Văn mẫu lớp 8 hay nhất
  • Phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

  • Ðiều Chỉnh

  • Search Thread

  1. 28-05-2018 12:59 AM#1

    VĂN's Avatar

    VĂN 

    VĂN đang off

    Level: 39

    Ðến Từ

    TP. Hồ Chí Minh

    Thành Viên Thứ: 402411

    Bài gửi

    1.256

    Phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc 

    Hướng dẫn làm bài văn phân tích cảm nhận về thái độ tình cảm của nhân vật ông giáo và lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc lớp 8 hay nhất. Nam Cao, một tác giả nổi tiếng từng nói rằng: " Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng thét khổ đau kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than". Với sự chiêm nghiệm về nghệ thuật của Nam cao, ta đã hiểu phần nào về cảm hứng chủ đạo và đối tượng mà ông hướng tới phản ánh trong xã hội chủ yếu là những người nông dân và những người tri thức lương thiện. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Nam Cao đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp của mình với các tác phẩm như: Chí Phèo, Đời Thừa, Trăng Sáng và truyện ngắn Lão Hạc. Truyện ngắn Lão Hạc các em học sinh đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 8 , truyện ngắn xoay quanh cuộc sống của Lão Hạc và những nhân vật xung quanh lão trong đó có Ông giáo. Dưới đây là bài văn hướng dẫn phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo nhé.

    BÀI LÀM 1 PHÂN TÍCH TÌNH CẢM CỦA NHÂN VẬT ÔNG GIÁO ĐỐI VỚI LÃO HẠC TRONG TÁC PHẨM LÃO HẠC LỚP 8 HAY NHẤT
    Khi đi vào những tác phẩm của tác giả Nam Cao, chúng ta quá quen thuộc với hai đề tài chính về người nông dân và người tri thức. Lão Hạc là một trong những tác phẩm tiêu biểu khi viết về người nông dân nhưng trong đó vẫn phản ánh một phần về người tri thức trong xã hội đương thời là ông giáo, người bạn thân của lão Hạc.

    Trong truyện ngắn, Ông giáo là một người tri thức thuộc tầng lớp tiểu tư sản nhưng trên vai ông vẫn bị đè nặng bởi chữ "nghèo". Ông là làm nghề giáo, vốn nâng niu cuốn sách của mình như những đứa con tinh thần quý báu: “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét...”,và rồi hoàn cảnh cũng đẩy ông giáo đến nỗi ông phải bán đi những cuốn sách quý vì con ốm, vì miếng cơm manh áo. Có lẽ đó là lí do khiến ông và Lão Hạc có thể đồng cảm sẻ chia và trở thành người bạn tâm giao. Ông giáo, là hàng xóm của lão Hạc, ông cũng một phần hiểu được cuộc sống khổ cực và khó khăn của lão. Con trai lão bỏ đi phu đồn điền vì không cưới được vợ, và đến độ lão phải bán đi cậu Vàng, con chó luôn là người bầu bạn hàng ngày với lão, thì lúc ấy , ông giáo trở thành một người bạn duy nhất lão có thể bộc bạch hết nỗi lòng của mình. Ông giáo cũng là người duy nhất giúp lão mỗi khi lão gặp khó “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. 

    Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình người đã làm cho lão xúc động và hết sức trân trọng những gì ông giáo dành cho lão. Thế mới thấy, tầng lớp tri thức trong xã hội ấy cũng khổ không kém những người nông dân, họ cũng phải xoay xở với áo cơm và cũng phải đau khổ về tinh thần. Họ cũng đang dằn vặt giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất, đi ngược lại những lí tưởng họ vốn nuôi sẵn trong đầu. Ông giáo cũng là kẻ khổ, khổ khi luôn phải chứng kiến sự đau khổ của kẻ khác. Đầu tiên chính là vợ ông, người đàn bà đã bị cái miếng ăn làm cho trở nên ích kỉ và ti tiện hơn "cuộc đời quả thật cứ một thêm đáng buồn". 

    Và đến lão Hạc, ông luôn ở bên chia sẻ và tâm sự về những suy nghĩ trước cuộc đời nhưng rồi ông đâu thể giữ nổi lão Hạc sống hết cuộc đời này. Cái chết của lão như một sự giải đáp về thắc mắc trong ông giáo về phẩm chất của lão. Trước đó ông từng chiêm nghiệm rằng “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc ti tiện xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.Hóa ra lão không bị tha hóa vì cái nghèo, mà là lão đang tìm cách giải thoát mình khỏi cái nghèo đói. Cái chết của lão Hạc bằng bả chó, thảm biết mấy, ông giáo chứng kiến cảnh ấy mà không thôi thương cảm cho một kiếp người không thể tồn tại giữa cái xã hội đương thời tai ác ấy. Cái chết của lão cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn kìm chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo đã nhận ra rằng những người như lão Hạc đáng thương và đáng trọng đến mức nào dù hoàn cảnh tồi tệ đến mấy, thì lão vẫn không làm mất phẩm chất như một sự cứu cánh và cái chết ấy là sự lựa chọn duy nhất và cũng bất đắc dĩ.

    Tình cảm của ông giáo dành cho lão Hạc đã trở thành thứ tình cảm cao đẹp giữa xã hội đương thời. Hoàn cảnh tuy làm con người ta phải sống đau khổ nhưng tình cảm giữa con người và con người luôn trở thành thứ cứu rỗi hữu hiệu và ý nghĩa nhất.

    BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÌNH CẢM CỦA NHÂN VẬT ÔNG GIÁO ĐỐI VỚI LÃO HẠC TRONG TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC
    Truyện ngắn Lão Hạc tiếp tục là một thành công của Nam Cao khi khai thác đề tài người nông dân đứng trên bờ vực của sự tha hóa. Những mảnh đời, những số phận khác nhau nhưng đều làm cho người đọc phải đau đớn, xót xa. Trong số các nhân vật ấy, hẳn chúng ta cũng không thể nào quên ông giáo- một phân thân của chính tác giả Nam Cao.
    Truyện ngắn được kể theo lời của nhân vật “tôi” hay là của chính ông giáo. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy giúp nhân vật ông giáo, cũng là tác giả trực tiếp bộc lộ được những suy nghĩ, tình cảm của mình. Trước hết, ta thấy ông giáo là một tri thức nghèo. Nghề giáo cao quý vốn được trọng vọng là thế nhưng trong xã hội xưa cũng không thể thoát khỏi cảnh “áo cơm ghì sát đất”. Mọi ước mơ, lí tưởng dang dở của tuổi trẻ giờ đều phải tạm gác lại. Kể cả những quyển sách quý nhất, ông cũng phải bán đi để lấy tiền chữa bệnh cho con. Do vậy, ông hiểu phần nào nỗi day dứt, khổ sở của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng mà lão yêu quý: “"Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!".
    Là một người hàng xóm, một người bạn của lão Hạc, hàng ngày cùng uống nước chè, cùng tâm sự, ông giáo dễ dàng cảm thông với lão. Từ thái độ dửng dưng, hiểu sai về lão, ông dần dần xót xa, ái ngại khi chứng kiến cuộc sống ép xác khổ cực của lão Hạc. Không chỉ an ủi, động viên, ông giáo còn ngấm ngầm giúp đỡ vì biết lão Hạc đã nhiều ngày chỉ ăn khoai, ăn rau, ăn củ ráy trong khi gia cảnh mình cũng chẳng khá khẩm gì. Ông thấy được những phẩm chất cao quý của lão Hạc, tình cha con thiêng liêng, vì vậy, không chỉ cảm thông, đó còn là niềm trân trọng đối với nhân cách cao đẹp của một con người lương thiện. Vì thế, ông đã phải xót xa mà thốt lên rằng: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương”. Không giống những người khác chỉ nhìn lão Hạc ở vẻ bề ngoài, ông giáo hiểu thấu cả những phần mà lão Hạc không bộc lộ. Đó là những điểm sáng trong nhân phẩm của người nông dân nghèo khổ. Sự chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc ấy đến từ một trái tim nhạy cảm, dễ dàng cảm thông và thương yêu người khác.
    Vừa kính trọng nhân cách, vừa thương cho một cuộc đời khổ hạnh, ông giáo cảm thấy buồn khi tưởng rằng lão Hạc cũng nối gót Binh Tư, đi bắt trộm chó để kiếm sống. Đến lúc chứng kiến cái chết thảm khốc của lão Hạc vì ăn bả chó, ông giáo mới bàng hoàng nhận ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Xót xa làm sao khi những con người có phẩm giá cao quý, nhân cách trong sạch như lão Hạc lại phải tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự và nhân phẩm. Đến cuối truyện, ông giáo vẫn là người được lão Hạc gửi gắm toàn bộ hy vọng và tin tưởng: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão... cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào”.
    Qua tác phẩm, ta thấy ông giáo là một tri thức nghèo có tấm lòng đáng trọng, biết bao dung và sẵn sàng cảm thông với người khác. Với việc xây dựng hình tượng này, Nam Cao còn thành công khi gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm của mình về người nông dân trong xã hội cũ.

    Tham khảo thêm:

    1. Dàn ý Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao

    2. Dàn ý Phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

    3. Dàn ý Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

    4. Cảm nhận về nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão hạc”

    5. Dàn ý Vẻ đẹp nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng lớp 9

    Chủ đề cùng chuyên mục:

    • Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đấy lòng tự hào dân tộc - Hãy làm...
    • Bài viết số 5 lớp 8 đề 4: Thuyết minh về một giống vật nuôi con mèo,...
    • Nghị luận về câu nói "Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và...
    • Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
    • Phân tích hình ảnh Ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên.
    • Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
    • Cảm nhận về tính triết lí trong bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
    • Văn lớp 8: Từ trích đoạn Nước Đại Việt ta, em có suy nghĩ gì về lòng...
  •