Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như: đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.
b) Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhâm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 – 1m). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.
Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao:
+ Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dần sang các loại đất mùn feralit và đất mún núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.
+ chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất phù sa song và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên:
+ Tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
+ Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các song và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn,… thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả,…)
+ Nhóm đất này chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi đồi) khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ,…
TK-C#ẸP-C#ẸP--- Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. - Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn. - Tập trung tại các vùng đồng bằng. - Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…
Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là rất đa dạng và phong phú. Đa dạng về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái và đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
Đáp án cần chọn là: D
– Sông ngòi chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung.
– Sông ngòi có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
– Sông ngòi có lượng phù sa lớn.
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
- 93% các sông nhỏ và ngắn.
- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..
- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm:
+ Tính chất này biểu hiện trong mọi thành phần của cảnh quan thiên nhiên nước ta nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Tự nhiên có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau.
Chịu ảnh hưởng sâu sác của biển:
+ Nước ta có vùng Biển Đông rộng lớn, bao bọc phía đông và phí nam phần đất liền nước ta. Biển Đông có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta.
+ Sự tương tác của đất liền và biển đã tang cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên nước ta.
Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi:
+ Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta.
+ Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao.
Thiên nhiên nước ta phân hóa, đa dạng, phức tạp:
+ Biểu hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên.
+ Biểu hiện qua sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành các vùng, miền.
General features of Vietnam's topography: - Hilly and mountainous area accounts for most of the area, but mainly low hills: + Hilly and mountainous area accounts for of the territory, and plain only ¼ of the area. + On a national scale, lowland and low mountainous terrain (below 1000m) accounts for 85%, high terrain (over 2000m) only accounts for 1%
Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là rất đa dạng và phong phú. Đa dạng về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái và đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
Chọn: B.
Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạng được chia ra thành các loại: Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển; nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nguồn lợi sinh vật biển.
Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt nhóm động vật, thực vật và vi sinh vật. Hai nhóm đầu có tới 200.000 loài. Sản lượng sinh học của biển và đại dương như sau: Thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn, các loài động vật tự bơi (mực, cá, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ cấp của biển khoảng 50 - 250g/m2/năm. Sản lượng khai thác thuỷ sản từ biển và đại dương toàn thế giới gia tăng, ví dụ năm 1960: 22 triệu tấn; 1970: 40 triệu tấn; 1980: 65 triệu tấn; 1990: 80 triệu tấn. Theo đánh giá của FAO, lượng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn.
Biển và đại dương là kho chứa hoá chất vô tận. Tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, iốt và 60 nguyên tố hoá học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe, Mn, quặng sa khoáng và các loại muối. Năng lượng sạch từ biển và đại dương hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người.
Biển Ðông của Việt nam có diện tích 3.447.000 km2, với độ sâu trung bình 1.140m, nơi sâu nhất 5.416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía Ðông của biển. Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích. Tài nguyên của Biển Ðông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển). Riêng trữ lượng hải sản ở phần Biển Ðông thuộc Việt Nam cho phép khai thác với mức độ trên 1 triệu tấn/năm. Sản lượng dầu khí khai thác ở vùng biển Việt Nam đạt 10 triệu tấn hiện nay và 20 triệu tấn vào năm 2.000.
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
a. Diện tích, giới hạn.
- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.
- Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.
- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
- Chế độ gió:
+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.
+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.
+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s
- Chế độ nhiệt:
+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.
+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa:
+ 1100 – 1300mm/ năm.
+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.
- Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).
- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o
tham khảo-- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên. - Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al. - Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên.
REFER
- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên. - Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al. - Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên.