K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2022

Thứ nhất : Lĩnh vực nông nghiệp :

– Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Trong cuộc khai thác này, có rất nhiều tên thực dân đã chiếm hàng ngàn, hàng vạn hecta đất để lập các đồn điền trồng lúa, trồng cà phê, chè hay cao su.

– Ép triều đình nhà Nguyễn khai khẩn đất hoang cho chúng.

Thứ hai : Lĩnh vực công nghiệp : 

– Thực dân Pháp tập trung và khai thác mỏ để vơ vét nguồn khoáng sản giàu có ở Việt Nam, đặc biệt là các mỏ than đá, thiếc, kẽm ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Tất cả khoáng sản mà chúng vơ vét được đều được đưa về Pháp. Phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ đều nằm trong tay các tập đoàn tư bản pháp, đồng thời, chúng còn tận dụng nguồn nhân công lao động rẻ mạt tại Việt Nam để tiến vào các hầm mỏ làm việc cho chúng.

– Thực dân Pháp tiến hành cho xây dựng nhiều cơ sở phục vụ đời sống của chúng tại Việt Nam, như: điện, nước, bưu điện, hay cơ sở sản xuất xi măng, dệt nhằm tận dụng nhân công và nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của chúng khi hàng hóa chính quốc chưa kịp chuyển sang.

-> Một số ngành nghề thủ công tại Việt Nam đã bị mai một như dệt, gốm, … do không có đủ điều kiện để sản xuất và đồng thời không cạnh tranh được với hàng hóa của Pháp.

Thứ ba: Lĩnh vực giao thông vận tải

– Những đoạn đường sắt ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ được xây dựng ngày càng nhiều. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km, đường bộ được mở rộng đến các khu hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các đường biên giới trọng yếu.

– Các cây cầu, cảng biển, các tuyế đường biển ngày càng được xây dựng nhiều và vươn ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mục đích xây dựng hệ thống giao thông của Pháp nhằm phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài là chủ yếu, đồng thời góp phần hỗ trợ trong việc bóc lột nhân dân ta một cách dễ dàng.

-> Đây là một trong các lĩnh vực được thực dân Pháp tập trung phát triển một cách mạnh mẽ.

20 tháng 5 2022

tham khảo

1

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp tập trung vào. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp tập trung vào cướp ruộng đất, lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.

........

20 tháng 4 2022

tham khảo:

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp tập trung vào. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp tập trung vào cướp ruộng đất, lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.  
20 tháng 4 2022

tham khảo
 

Thứ nhất: Lĩnh vực nông nghiệp

– Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Trong cuộc khai thác này, có rất nhiều tên thực dân đã chiếm hàng ngàn, hàng vạn hecta đất để lập các đồn điền trồng lúa, trồng cà phê, chè hay cao su.

– Ép triều đình nhà Nguyễn khai khẩn đất hoang cho chúng.

Thứ hai: Lĩnh vực công nghiệp

– Thực dân Pháp tập trung và khai thác mỏ để vơ vét nguồn khoáng sản giàu có ở Việt Nam, đặc biệt là các mỏ than đá, thiếc, kẽm ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Tất cả khoáng sản mà chúng vơ vét được đều được đưa về Pháp. Phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ đều nằm trong tay các tập đoàn tư bản pháp, đồng thời, chúng còn tận dụng nguồn nhân công lao động rẻ mạt tại Việt Nam để tiến vào các hầm mỏ làm việc cho chúng.

– Thực dân Pháp tiến hành cho xây dựng nhiều cơ sở phục vụ đời sống của chúng tại Việt Nam, như: điện, nước, bưu điện, hay cơ sở sản xuất xi măng, dệt nhằm tận dụng nhân công và nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của chúng khi hàng hóa chính quốc chưa kịp chuyển sang.

-> Một số ngành nghề thủ công tại Việt Nam đã bị mai một như dệt, gốm, … do không có đủ điều kiện để sản xuất và đồng thời không cạnh tranh được với hàng hóa của Pháp.

Thứ ba: Lĩnh vực giao thông vận tải

– Những đoạn đường sắt ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ được xây dựng ngày càng nhiều. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km, đường bộ được mở rộng đến các khu hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các đường biên giới trọng yếu.

– Các cây cầu, cảng biển, các tuyế đường biển ngày càng được xây dựng nhiều và vươn ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mục đích xây dựng hệ thống giao thông của Pháp nhằm phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài là chủ yếu, đồng thời góp phần hỗ trợ trong việc bóc lột nhân dân ta một cách dễ dàng.

-> Đây là một trong các lĩnh vực được thực dân Pháp tập trung phát triển một cách mạnh mẽ.

 
12 tháng 5 2021

Chính sách kinh tế
- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm...

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.

- Pháp lại tăng thêm các loại thuế, thuế mới chồng thuế cũ, đặc biệt là thuế rượu, muối, thuốc phiện.

=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.

6 tháng 5 2021

Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam:

- Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

- Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

- Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

Tăng thu các loại thuế.

=> Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

7 tháng 5 2021

vậy tại sao nói tất cả chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột??? em cần gấp ạ

 

 

4 tháng 5 2021
 

I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp(1897-1914)

1.Tổ chức bộ máy nhà nước

 

2. Chính sách kinh tế

-Nông nghiệp

+ Cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp

Khai thác mỏ than, kim loại, các ngành sản xuất: xi măng, điện, chế biến gỗ.

-Giao thông vận tải

Tăng cường xây dựng hệ thống đường bộ, sắt, thủy để bóc lột kinh tế, đ áp phong trào đấutranh của nhân dân

- Thương nghiệp

+ Độc chiếm thị trường.

+ Đánh thuế nặng nhất là muối, rượu , thuốc phiện.

Mục đích: khai thác thuộc địa, vơ vét sức người, sức của làm giàu tư

bản Pháp. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân  phục vụ cho

mục đích quân sự.

3. Chính sách văn hoá, giáo dục 

- Duy trì văn hóa, giáo dục PK,tiếng Pháp.

- Hệ thống giáo dục chia làm 3 cấp: Ấu học, Tiểu học, Trung

học.

- Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân.

 

13 tháng 10 2023

Các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX tại Việt Nam được triển khai nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của Pháp, bao gồm:

- Hệ thống thuế cao: Thực dân Pháp áp đặt các loại thuế nặng nề, như thuế đất, thuế sản xuất và thuế nhập khẩu, để tăng thu ngân sách và chi trả cho quan chức Pháp.

- Khai thác tài nguyên: Pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, bao gồm cao su, gỗ, than và cá, để cung cấp cho công nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của nước chủ quản.

- Hệ thống lao động cưỡng bức: Người Việt bị buộc phải làm việc trong hệ thống đồn điền, mỏ và nhà máy của Pháp, không nhận được công bằng và bị áp bức nhằm khai thác sức lao động rẻ tiền.

- Đàn áp nền văn hóa và giáo dục: Chính sách này nhằm làm suy yếu và xóa bỏ bản sắc văn hóa và giáo dục của người Việt, thay thế bằng các giáo trình Pháp và kiến thức châu Âu.

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam rất tiêu cực. Việt Nam bị biến thành một quốc gia nông nghiệp xuất khẩu, phụ thuộc vào thị trường Pháp và bị cản trở phát triển công nghiệp và hạ tầng. Các ngành sản xuất và nông nghiệp truyền thống của Việt Nam bị đẩy lùi để làm chỗ cho nhu cầu xuất khẩu của Pháp. Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững đã gây tổn hại môi trường và suy giảm nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam. Đồng thời, chính sách lao động cưỡng bức đã làm gia tăng sự bất bình đẳng và đóng góp vào sự suy thoái kinh tế và xã hội của Việt Nam.

9 tháng 5 2022

Dưới tác động của cuộc khai khác thuộc địa, xã hội Việt Nam đã có sự biến động, bên cạnh các giai cấp cũ đang phân hóa, các giai cấp mới đã ra đời.

+ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

+ Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn… bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

+ Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng

Giai cấp công nhân có khả năng lãnh đạo cách mạng